Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn kĩ năng nghị luận thơ đạt hiệu quả cho học sinh Lớp 9

doc 20 trang sklop9 08/06/2024 610
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn kĩ năng nghị luận thơ đạt hiệu quả cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn kĩ năng nghị luận thơ đạt hiệu quả cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn kĩ năng nghị luận thơ đạt hiệu quả cho học sinh Lớp 9
 1. MỞ ĐẦU
 1.1 Lí do chọn đề tài: 
 Thơ là điệu nhạc của tâm hồn, là kết tinh tiếng lòng người nghệ sỹ, biểu 
hiện trong ngôn từ nghệ thuật đặc biệt: cô đọng, hàm xúc và tinh tế. Hiểu được thơ, 
cảm được thơ không dễ, phải có một tâm hồn đồng điệu, một năng khiếu trời cho, 
một lòng say văn thực sự ...Có vậy, ta mới dễ hòa nhịp đập trái tim với tiếng lòng 
của người nghệ sỹ. Nói như hoàng thơ Xuân Diệu: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn 
xác”, “hồn” là nội dung ý nghĩa, “xác” là nghệ thuật của thơ. Nhưng làm thế nào để 
học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp về “xác” và “hồn” thơ ấy? Điều đó thật 
không dễ! 
 Nhiều năm qua, tôi trực tiếp đứng lớp, nắm bắt kĩ năng viết văn của từng học 
sinh theo khóa học. Đồng nghiệp – cũng như tôi còn rất nhiều băn khoăn, trăn trở, 
khi đọc những bài viết của các em cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ. Học sinh còn 
vụng về trong cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn cách khai thác nội dung, nghệ 
thuật thơ, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, sơ sài, suy diễn chung chung, vừa 
thừa vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề, không biết xây dựng luận điểm Thi học sinh 
giỏi văn lớp 9 thì không đạt giải, không lọt vào đội tuyển. Là giáo viên dạy văn, tôi 
thực sự lo lắng về thực trạng này.
 Trong quy định phân phối chương trình Ngữ văn lớp 6-7-8 các em đã tiếp 
cận với số lượng văn bản thơ không nhỏ xong không có thời lượng cho thực hành, 
chủ yếu được giáo viên lồng ghép trong các bài giảng văn bản. Vì vậy, nhận thức 
về kiến thức tạo lập văn bản rất mờ nhạt, học sinh chưa hiểu được khái niệm kiểu 
bài, thể loại, chưa định hình việc tạo lập văn bản nghị luận thơ là gì. Đến Ngữ văn 
9, số tiết dành cho thực hành viết nghị luận về thơ rất khiêm tốn (1tiết), luyện nói 
(2tiết). Số tiết học giảng văn bản thơ tới 19 tiết, chênh lệch lí luận và thực hành rất 
lớn. Do vậy, học sinh khó nắm bắt được kĩ năng viết nghị luận về đoạn thơ, bài thơ 
đồng nghĩa hiệu quả viết bài dạng tập làm văn này không cao. 
 Hiện tại, chưa có nhiều tài liệu chính thống, nghiên cứu chuyên sâu về vấn 
đề này, nhà trường, đồng nghiệp còn lúng túng, khó khăn giải quyết, khắc phục hạn 
chế của học sinh khi làm dạng văn này. 
 Học văn là học cách làm người: biết yêu thương, căm thù, giận hờn biết sẻ 
chia...Những bài viết của các em một phần thể hiện tâm hồn, suy nghĩ, cách cảm, 
cách hiểu về thế giới quan, nhân sinh quan. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục 
ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay, giáo viên cần đặc biệt chú trọng hơn 
nữa trong việc rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ theo chuẩn 
kiến thức và kĩ năng ngành yêu cầu. Đúc rút từ thực tế học văn, dạy văn, nhân đây, 
tôi mạnh dạn góp một vài ý kiến của mình qua nghiên cứu kinh nghiệm: “Hướng 
dẫn kĩ năng nghị luận thơ đạt hiệu quả cho học sinh lớp 9”.
 1 Thực tế, Sách giáo khoa, sách giáo viên, phân phối chương trình Ngữ Văn 
9 ở phân môn làm văn chỉ có 2 tiết (T124 - T125) trang bị kiến thức lí luận cho học 
sinh về nghị luận thơ, 2 tiết luyện nói (T139 - T140) và phân môn giảng văn bản có 
19 tiết /14 tác phẩm thơ và 1tiết kiểm tra thơ. Như vậy, chênh lệch số tiết thực hành 
tập làm văn và giảng văn rất lớn. Điều đó hạn chế khả năng hình thành kĩ năng 
nghị luận về thơ của học sinh.
 Thực tế nhiều học sinh kêu ca : “học thơ khó, phân tích thơ cũng khó”. Hiểu 
thơ thế nào cho đúng, cho trúng? Mỗi tiết học chỉ có 45p, cái khó của người giáo 
viên là làm sao cho học sinh hiểu, khắc sâu kiến thức liên quan đến tác phẩm. Mỗi 
tiết kiểm tra định kì là 45ph - 90ph số học sinh viết có bố cục, có nội dung, có độ 
sắc thật khiêm tốn. Trường địa phương chúng tôi, năm học 2013-2014 có 58 em, 
gạn đục khơi trong chỉ có 5 em có kĩ năng làm bài nghị luân thơ, 13 học sinh viết 
khá, số còn lại là yếu kém. Nhiều em còn chưa biết hình thành câu, đoạn, chưa có 
kĩ năng xây dựng luận điểm hoặc đưa ra luận điểm nhưng chưa biết vận dụng các 
phép lập luận, chưa tìm được luận cứ, bước khái quát nâng cao vấn đề bị bỏ qua 
Tất cả những hạn chế đó xuất phát từ những kiến thức lí luận còn nghèo nàn 
thậm chí xem thường các tiết học Tập làm văn . 
 Thực tế tập làm văn là tiết khó: khó dạy, khó học. Giáo viên ngại dạy. Học 
sinh ngại học hay cho rằng chỉ cần có năng khiếu là học được, viết được Đây là 
cách hiểu không sai nhưng chưa chính xác. Năng khiếu là cái trời cho nhưng nếu 
có năng khiếu mà không rèn rũa, tìm tòi phát huy nâng cao, không có kiến thức lí 
luận cơ bản thì viết bài nghị luận khó cho đúng, cho hay 
 Có thời gian dài người ta thích ra đề bài kiểm tra trắc nghiệm. Bên cạnh ưu 
điểm, tích cực hình thức kiểm tra đánh giá này. Nếu giáo viên nào lạm dụng sẽ hạn 
chế khả năng viết tự luận của học sinh. Học văn mà không viết thì vô tình làm mất 
đi vẻ đẹp đặc thù của bộ môn .Vì vậy, kĩ năng nghị luận của các em vốn kém lại 
càng kém hơn .
Vào đầu năm học, tôi khảo kĩ năng nghị luận thơ của học sinh qua bài tập nhỏ:
+ Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về một đoạn thơ đã học ?
+Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật qua một bài thơ đã 
 Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh không có kĩ năng nghị 
luận viết bài còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài 
làm của hầu hết các em thể hiện việc nắm kiến thức lí luận còn lơ mơ. 
Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi 
giáo viên phải có những giải pháp hợp lí. Đó là lí do tôi chọn đề tài này để trình 
bày sáng kiến:“Hướng dẫn kĩ năng nghị luận thơ đạt hiệu quả cho học sinh lớp 
 3 trái ngọt ở nông thôn Bắc Bộ.
 Ví dụ: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng...
 (Mã Giám Sinh mua Kiều –Truyện Kiều,Nguyễn Du)
 Chỉ bằng từ “tót” Nguyễn Du đã giết chết Mã Giám Sinh, vạch trần bộ mặt giả 
dối, bản chất lưu manh, vô học của con buôn họ Mã.
hay câu thơ : “Võng mắc chông chênh đường xe chạy 
 Lại đi lại đi trời xanh thêm”
 (Bài thơ tiểu đội xe không kính )
 - “chông chênh” là từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “chông chênh” gợi 
tư thế không bằng phẳng, không chắc chắn, gợi sự nguy hiểm của người lính trên 
đường lái xe ra tuyền tuyến. Đây là nét vẽ hiện thực được Phạm Tiến Duật tái hiện 
lại cuộc đời gian khổ của người lính lái xe Trường Sơn. Trong hoàn cảnh chiến 
đấu cam go họ phải ăn - những bữa ăn vội vàng, xoàng xĩnh, phải ngủ - những giấc 
ngủ tranh thủ, ngắn ngủi trên xe hay dọc đường đi giữa làn mưa bom bão đạn quân 
thù Song từ : “chông chênh”còn gợi tả phong thái ung dung của người lính. Bom 
đạn của quân thù không thể hủy diệt sự sống ngược lại sự sống không chỉ tồn tại 
mà còn tồn tại bất diệt trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang, tư thế của người 
chiến thắng của chính nghĩa 
Như vậy,Từ ngữ thơ mang thần thái của thi phẩm và tài năng thơ của người sáng 
tác. 
 c. Hình ảnh thơ : 
 - Kiến thức lí luận: Hình ảnh thơ không phải là tổng số của nhiều hình ảnh 
mà chính sự chọn lọc những hình ảnh có giá trị biểu cảm, giàu sức gợi có tính hàm 
xúc, thể hiện tư tưởng, tinh thần, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
 - Tổ chức thực hiện : khi giảng văn, giáo viên gợi cho học sinh nhận ra đâu 
là hình ảnh cần phân tích, cảm nhận .
Ví dụ : Viết về mùa xuân, Nguyễn Du đã miêu tả hình ảnh nào? 
Cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân qua các hình ảnh ấy?
 Cỏ non xanh tận chân trời
 cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Viết về Mùa xuân chỉ bằng hai câu thơ tuyệt bút, Nguyễn Du đã phác họa bức 
tranh xuân tươi tắn, tràn ngập ánh sáng, màu sắc. Hình ảnh đặc trưng của mùa 
xuân: thảm cỏ non xanh vô tận chân trời là gam nền cho bức tranh xuân. Trên nền 
màu xanh non ấy, điểm xuyết vài bông hoa lê trắng, màu sắc hài hòa tới mức tuyệt 
 5 Các biện pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện 
nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ văn học. Phân tích biện pháp tu từ chính là chỉ ra 
tính hiệu qủa của cách viết, cách nói ấy chứ không đơn thuần là gọi được tên, liệt 
kê các biện pháp mà nhà thơ .
 - Tổ chức thực hiện: Giáo viên cung cấp kiến thức khái niệm lí luận về các 
biện pháp tu từ trên kết hợp với dẫn chúng cụ thể, giao bài tập thực hành kiểm tra 
đánh giá kết quả (kiến thức về biện pháp tu từ các em đã học từ lớp 6, vì vậy thông 
qua các tiết giảng văn giáo viên lồng ghép để khắc sâu kiến thức thêm.) 
 * Biện pháp so sánh:
 Biện pháp nghệ thuật này khá phổ biến trong thơ. Thế mạnh của biện pháp so 
sánh góp phần gợi ra trí tưởng tượng của người đọc những hình ảnh cụ thể, những 
liên tưởng thú vị, chính xác về đối tượng được nói đến .
 Ví dụ: 
Nguyễn Du sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả không khí tết Thanh minh ?
 Câu thơ: “Ngựa xe như nước áo quần như nen”
 (Cảnh ngày Xuân-Nguyễn Du)
 - “Ngựa xe như nước’, Nguyễn Du mượn dòng nước để tả dòng ngựa xe tấp 
nập trong tếtt thanh minh. “Quần áo” là hình ảnh hoán dụ chỉ con người. “Nen” là 
một loại cây mọc san sát nhau ở ven biển miền Trung (có ở nhiều nơi quê hương 
Nguyễn Du). Câu thơ đã diễn tả không khí nhộn nhịp của tết thanh minh. Người 
đông đúc, san sát với nhau, còn ngựa xe thì tấp nập trên mọi ngả đường. Cái vui 
chung hướng ngoại ấy làm nền cho cái buồn riêng của Kiều ( khi Kiều gặp mộ 
Đạm Tiên và được Đạm Tiên báo mộng).
* Phân tích biện pháp tu từ trong việc diễn đạt nội dung khổ thơ.
 Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao.
 Đất nước bốn nghìn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước...
 ( Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải)
 Biện pháp tu từ so sánh kết hợp với nghệ thuật điệp từ gợi cho người đọc 
nhiều xúc động. Từng vần thơ nhẹ nhàng trong sáng cứ ngân nga mãi trong lòng 
người nghe, lôi cuốn ta trước vẻ đẹp của đất nước vào xuân. Bước đi của mùa xuân 
như đang hoà nhịp với bước “ đi lên phía trước ” của dân tộc trên hành trình "vất 
vả gian lao " nhưng rất đỗi tự hào : Mùa xuân đến giữa hương sắc và âm thanh đất 
 7 chuyển thành « ngọn lửa » biểu tượng của sự sống muôn đời bất diệt. Bà luôn ủ sẵn 
và truyền vào tim cháu tự nhiên như hơi thở, sự sống. Ngọn lửa ở đây không chỉ 
được nhen lên bằng rơm, bằng dạ còn là ngọn lửa thiêng thiêng trong lòng bà- 
ngọn lửa của tình yêu thương – -biểu tượng chung cho toàn dân tôc, đất nước, thắp 
sáng cho đến mai sau.
 Giáo viên cũng cần lưu ý với các em, trong quá trình nghị luận cần phân tích kết 
hợp tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ, bài thơ cho việc diễn đạt 
nội dung thơ.
Ví dụ : Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ: « Đoàn thuyền đánh cá » của Huy Cận.
 Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng. Nghệ thuật 
so sánh, nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời 
được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng 
này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, 
những lượn sóng là then cài cửa. Bóng tối dần bao trùm nhưng biển cả không kì bí 
mà đẹp đẽ, thân thiện, là người bạn lớn của con người.
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồn cùng gió khơi
 Đoàn thuyền chứ không phải chỉ một con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên 
biển. Chữ “lại”vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài thường 
xuyên, thói quen thành nề nếp, vừa thể hiện sự đối lập đất trời đi vào trạng thái 
nghỉ ngơi cũng là lúc bắt đầu công việc của người ngư dân.
 Tác giả đã vẽ nên một hình ảnh khỏe, gắn kết 3 sự vật: Câu hát, cánh buồm 
và gió khơi. Người ngư dân căng buồm và cất câu hát lên, nhà thơ có cảm giác như 
chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn 
chấn của người lao động được làm chủ biển trời quê hương đất nước trở thành sức 
mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
- Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện 
thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi 
trong tâm trạng đầy hứng khởi vì họ tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và 
say mê với công việc chinh phục và làm giàu cho Tổ quốc.
Tóm lại, biện pháp tu từ có thế mạnh riêng trong cách biểu đạt tình cảm nội 
dung thơ. Khi nghị luận thơ giáo viên chỉ cho học sinh biết chú ý khai thác tác 
dụng đúng mức của các biện pháp này thì bài viết sẽ sâu hơn, tròn trịa hơn.
 Hiệu quả : Việc cung cấp kiến thức lí luận chung - những chú ý nội dung, 
nghệ thuật khi nghị luận về thơ giúp các em có cái nhìn tổng quan hơn về tác phẩm 
tạo tâm thế làm quen, niềm hứng thú với thơ ca, xóa bỏ thành kiến về nghị luận thơ 
khó, để tự tin hơn với bài làm của mình. Tôi luôn chú trọng kiến thức lí luận trong 
các tiết dạy và kết hợp lí luận với thực hành cụ thể qua các bài tập kiểm tra, đánh 
giá. Thực tế,tôi thu lại nhiều hiệu quả tích cực. 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_ki_nang_nghi_luan_tho_dat_hi.doc