Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác tình huống truyện trong quá trình dạy học một số văn bản tự sự Ngữ văn 9
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác tình huống truyện trong quá trình dạy học một số văn bản tự sự Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác tình huống truyện trong quá trình dạy học một số văn bản tự sự Ngữ văn 9
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Ngành giáo dục Thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và Ngày Nơi công tác Chức Trình Tỷ lệ (%) đóng TT tên tháng (hoặc nơi danh độ góp vào việc tạo năm thường trú) chuyên ra sáng kiến sinh môn (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 ĐINH 27/07/ Trường Giáo viên ĐHSP 100% THỊ 1983 TH- THCS THCS Ngữ THU Thanh Lương văn THỦY 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Khai thác tình huống truyện trong quá trình dạy học một số văn bản tự sự, Ngữ văn 9 ”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Ngữ văn) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 30/11/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện và thông thường cốt truyện thường bắt đầu từ các sự kiện có vấn đề đó là tình huống truyện. Chính ở đó nhà văn bộc lộ tài năng của mình. Nói cách khác tình huống chính là một lát cắt của tác phẩm, là vực xoáy trên dòng sông, tình huống truyện gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nếu như khai thác một bài thơ chúng ta chú ý tới hình ảnh, cấu tứ, nhịp điệu,thì khai thác một tác phẩm tự sự phải chú tới nhân vật ở các góc cạnh khác + Không biết cách phân tích ý nghĩa của tình huống truyện Vì vậy khi xác định tình huống truyện cũng như khai thác ý nghĩa của tình huống truyện học sinh thường rất lúng túng. Và đó cũng là một trong những lí do khiến học sinh chưa thực sự có hứng thú khi học các văn bản tự sự, khiến các giờ dạy học văn bản tự sự trở nên nặng nề. 5.2.2. Khái niệm tình huống truyện: Tình huống truyện là sự sắp xếp các tình tiết, các sự kiện nhằm thúc đẩy câu chuyện, tạo ra xung đột, mâu thuẫn Tình huống phải mang giá trị thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Hay nói cách khác tình huống truyện là một trong những yếu tố cơ bản của văn xuôi tự sự. Tình huống tạo nên nét riêng của truyện, đồng thời thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Nghệ thuật tạo dựng tình huống là tạo hoàn cảnh đặc trưng, đặt nhân vật vào một hoàn cảnh đặc biệt để nhân vật bộc lộ hết tính cách, tâm trạng của mình. 5.2.3.Phân loại tình huống truyện: - Tình huống tâm lí: Đây là tình huống khi diễn ra giúp làm sáng tỏ đặc điểm tâm lí của nhân vật. Ví dụ tác phẩm “Làng” nhà văn Kim Lân đã xây dựng cảm xúc của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc, từ đau khổ tột cùng cho đến vui sướng khi thông tin được làm sáng tỏ. - Tình huống hành động: Tình huống hành động giúp bộc lộ diễn biến hành động qua đó làm rõ nét tính cách nhân vật. Ví dụ trong “Những ngôi sao xa xôi” trong tình huống Phương Định phải phá bom là tình huống thử thách giúp ta thấy phẩm chất cao đẹp, tình đồng chí của cô gái này. - Tình huống nhận thức: Đây là tình huống không nhằm miêu tả hành động hay tâm lí mà thông qua đây nhà văn giúp nhân vật hiểu ra quy luật cuộc sống. 5.2.4.Tác dụng của tình huống truyện: - Với cốt truyện: Thúc đẩy cốt truyện phát triển, tạo kịch tính, tạo sự hấp dẫn. - Với nhân vật: Thể hiện tính cách, phẩm chất, tâm lí nhân vật. - Với chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Làm sáng rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Trên cơ sở những hiểu biết của bản thân, những kiến thức tích lũy được trong quá trình giảng dạy tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp học sinh giải quyết bài toán khai thác tình huống truyện trong tác phẩm tự sự như sau: 5.2.5. Khai thác tình huống truyện trong quá trình dạy học văn bản tự sự: - Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật truyện ngắn) Bước 4: Rút ra ý nghĩa của tình huống: Việc xây dựng tình huống truyện đối với bất cứ một tác phẩm tự sự nào cũng đều nhằm góp phần xây dựng nhân vật, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Đồng thời tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm văn học. Vậy nên học sinh cần phải phát hiện ra được tình huống truyện và cần phân tích, rút ra được ý nghĩa của tình huống truyện ấy. Để giúp học sinh, giáo viên có thể đặt các câu hỏi trên các phương diện như: - Về quan niệm: Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ ? - Về cảm xúc: Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ? - Về xây dựng nhân vật: Góp phần bộc lộ tính cách, phẩm chất nào của nhân vật? - Về thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: giúp nhà văn thể hiện tư tưởng, chủ đề nào? Gửi tới người đọc thông điệp gì?.... Ví dụ: 1. Tình huống truyện trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân: - Bước 1: Học sinh đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài trước ở nhà. - Bước 2: Xác định tình huống truyện: Để học sinh phát hiện được tình huống truyện, trong giờ học tôi đặt câu hỏi : “Đang trong tâm trạng vui sướng và hạnh phúc về những tin thắng trận của quân và dân ta, thì điều gì đã sảy ra với ông Hai?” . Từ việc học sinh trả lời chuyện ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ đám người tản cư ở dưới xuôi lên tôi hướng học sinh xác định “Đây có phải là tình huống truyện không?” và giúp học sinh nhận diện ra được tình huống truyện là: ông Hai – một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng nhưng lại phải đi tản cư bỗng nghe tin cái làng Chợ Dầu mà ông rất mực tin yêu và tự hào theo giặc. Ngoài ra trong truyện tác giả còn xây dựng tình huống nào nữa? Đó chính là tình huống ông Hai nghe tin làng được cải chính. - Bước 3: Nhận xét, phân tích tình huống truyện: Trong giờ dạy tôi gợi ý cho học sinh nhận xét “Đây là một tình huống như thế nào?” Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách. + Bất ngờ: ông Hai vốn là một người rất yêu và tự hào về làng mình, cái tin làng chợ Dầu theo giặc khác nào sét đánh ngang tai khiến ông Hai bất ngờ, sững sờ. * Đồng thời tình huống ấy giúp câu chuyện trở nên gay cấn, kịch tính và hấp dẫn người đọc. 2. Tình huống truyện trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. - Bước 1: Học sinh đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài trước ở nhà. - Bước 2: Xác định tình huống truyện: Để giúp học sinh xác định được tình huống truyện, tôi hỏi: Truyện có chứa tình huống truyện không? Nếu có thì đó là tình huống nào? Học sinh xác định đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật: anh thanh niên với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ diễn ra trong vòng ba mươi phút trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. - Bước 3: Nhận xét, phân tích tình huống: Theo em đó là một tình huống như thế nào? Đó là một tình huống bất ngờ, đơn giản mà tự nhiên. - Bước 4: ý nghĩa tình huống truyện: Từ việc học sinh có những nhận xét, đánh giá về tình huống truyện tôi hỏi : Vậy ý nghĩa của việc xây dựng tình huống ấy là gì? Từ đó mà học sinh phân tích được ý nghĩa của tình huống truyện: * Cuộc gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để nhân vật chính hiện ra qua sự quan sát, suy nghĩ của các nhân vật khác, đặc biệt là ông họa sĩ. Chính vì thế anh thanh niên không chỉ hiện ra một cách tự nhiên mà còn được soi chiếu, đánh giá từ cái nhìn và cảm xúc của các nhân vật khác rồi lại tác động đến những tư tưởng, tình cảm của các nhân vật ấy. * Qua đó nhà văn Nguyễn Thành Long muốn làm nổi bật hình ảnh những con người đang lao động âm thầm lặng lẽ, đầy trách nhiệm để cống hiến hết mình cho đất nước, cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc những năm 70 của thế kỷ XX. Không chỉ xuất hiện một cách tình cờ, tự nhiên mà các nhân vật trong truyện còn được tác giả gọi tên bằng những danh từ chung (anh thanh niên, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ hay bác lái xe) như ngầm nói với ta rằng họ là tiêu biểu, là đại diện cho những con người lao động thầm lặng đang ngày đêm cống hiến cho đất nước. Xây dựng những tình huống ấy tác giả nhằm: * Bộc lộ tính cách của các nhân vật: + Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương ba. + Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực. * Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: Tình yêu thương của bé Thu giành cho ba - đó là tình cảm mãnh liệt, tuyệt đối mà không gì có thể lay chuyển, đánh đổi được. Nỗi đau khổ của ông Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con. Tác phẩm ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Qua câu chuyện tác giả cũng khẳng định rằng: Chiến tranh có thể lấy đi rất nhiều thứ nhưng có một thứ mà chiến tranh không bao giờ cướp được – đó chính là tình phụ tử thiêng liêng. * Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, chiến tranh đã khiến gia đình li tán: ông Sáu dù rất mực thương con nhưng ông phải gạt bỏ tình riêng vì nghĩa lớn, vì non sông; bé Thu chưa đầy tuổi đã phải xa ba biền biệt bảy, tám năm trời. Lần nghỉ phép về thăm nhà khi con gái lên tám là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất ông Sáu được nghe con gái gọi mình một tiếng “ba” và với Thu đó cũng là những giây phút ngắn ngủi trong cuộc đời được ôm ba, được hôn, được làm nũng với ba, để rồi mãi mãi Thu không còn được ba “gắp trứng cá” cho nũa. Không một tiếng súng, không một tiếng bom đạn nhưng khi đọc câu chuyện ta vẫn nghẹn ngào bởi tình cảm cha con ông Sáu, vẫn căm phẫn bởi tội ác của chiến tranh. Tác phẩm đã phản ánh đúng thực tại cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân ta. * Cũng chính nhờ các tình huống truyện như thế mà câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp trên tôi đã thực nghiệm áp dụng khi dạy học ngữ văn cho học sinh các lớp 92, 95 ( Năm học 2020-2021) . Và với giải pháp này, tôi sẽ tiếp tục áp dụng cho dạy các văn bản tự sự ở các khối lớp 6,7,8,9. Vì đây là cách dạy học hay, tích cực, có hiệu quả. Sau khi áp dụng các biện pháp trên trong các tiết học văn bản tự sự, tôi nhận thấy học sinh nắm được bài học một cách rõ ràng hơn, hiểu đúng giá trị của tác phẩm mà không phải gượng ép. Giúp các em học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả các học sinh tham gia xây dựng bài. Và kết quả bài kiểm tra phần truyện hiện đại (kiểm tra 15 phút) như sau: Năm học Từ 8 -> 10 Từ 5 -> dưới 8 Dưới 5 Tên lớp Sĩ số Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2020- 9,2,5 81 20 24,7 58 71,6 3 3,7 2021 Nhìn vào kết quả trên ta có thể thấy số học sinh đạt điểm 8,9,10 tương đối cao. Và số HS đạt điểm 5, 6,7 cũng nhiều. Hạn chế rất nhiều số học sinh bị điểm yếu. Điều đó cho thấy khi học các tác phẩm truyện hiện đại các em đã nắm được nội dung cốt truyện, vẻ đẹp các nhân vật trong truyện cũng như nắm được chủ đề của các tác phẩm truyện mà các nhà văn đã gửi gắm. Giúp các em không còn bị gượng ép hay áp lực khi học văn. * Qua đây tôi cũng rút ra cho mình một số kinh nghiệm sau: Khi dạy một văn bản nào đó cần chú ý tới tình huống truyện, bởi tình huống truyện cũng chính là một trong những biện pháp nghệ thuật trong một tác phẩm tự sự . Khuyến khích học sinh đọc và tìm hiểu tác phẩm trước ở nhà và trong giờ học có thể khuyến khích ghi điểm cho học sinh khi các em phất hiện ra được tình huống truyện cũng như nêu được tác dụng của tình huống truyện trong tác phẩm. Tuy nhiên, tình huống truyện chỉ là một biện pháp nghệ thuật trong một tác phẩm tự sự để qua đó nhà văn xây dựng nhân vật và thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Chính vì vậy khi hướng dẫn học sinh khai thác tình huống truyện cần tránh lạm dụng thời gian, làm mất thời gian khi tìm hiểu các yếu tố, phương diện khác của tác phẩm. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_tinh_huong_truyen_trong_qua.pdf