Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng sửa lỗi Tiếng Anh (kỹ năng nói và viết) cho học sinh THCS

doc 12 trang sklop9 29/05/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng sửa lỗi Tiếng Anh (kỹ năng nói và viết) cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng sửa lỗi Tiếng Anh (kỹ năng nói và viết) cho học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng sửa lỗi Tiếng Anh (kỹ năng nói và viết) cho học sinh THCS
 Sáng kiến kinh nghiệm – Kỹ năng sửa lỗi tiếng Anh (kỹ năng nói và viết) cho học sinh THCS
 A - ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tiếng anh ngày càng trở nên phổ biến , nó được xem là cầu nối con 
người từ những nước khác nhau trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Hơn thế 
nữa nhờ có tiếng Anh mà con người đã có được những bước tiến đáng kể trong 
nhiều lĩnh vực. Việc học Tiếng Anh là quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
 Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, đã nhiều năm nay 
Bộ GD& ĐT quyết định môn Tiếng Anh là một trong những môn học chính 
khoá ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục. Tiếng Anh ngày càng được 
đông đảo các tầng lớp trong xã hội quan tâm, càng có nhiều học sinh có hứng 
thú, có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu với môn học.
 Nhưng qua thực tế cho thấy học viên nói chung và các học sinh ở trường 
THCS nói riêng gặp rất nhiều lỗi khi sử dụng tiếng Anh. Tại sao học sinh lại 
mắc quá nhiều lỗi như thế? Nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi là gì? Sửa lỗi và 
giúp học sinh sữa lỗi như thế nào cho hiệu quả? Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra một 
số một số kinh nghiệm trong “Kỹ năng sửa lỗi Tiếng Anh ( kỹ năng nói và 
viết) cho học sinh THCS”
 Trần Thị Lan Hương – GV Trường THCS Minh Tân 1 Sáng kiến kinh nghiệm – Kỹ năng sửa lỗi tiếng Anh (kỹ năng nói và viết) cho học sinh THCS
từ đầu nếu không có phương pháp học đúng, giáo viên không kịp thời phát hiện, 
giúp đỡ sẽ dẫn đến việc học sinh “mất gốc” Và đó là nguyên nhân dẫn đến việc 
một số học sinh khối 8, 9 ngại nói và viết tiếng Anh, điều này cũng là nguyên 
nhân của chất lượng môn Tiếng Anh ở trường còn thấp. Các em sợ sai, sợ mắc 
lỗi, sợ xấu hổ với bạn bè khi mắc lỗi. Đó là nhận thức vô cùng sai lầm của các 
em. Chính vì thế tôi càng cố gắng hơn trong việc giúp các em một lần nữa nhận 
ra được điều này "Có lỗi là chuyện rất bình thường là một vấn đề lành mạnh, 
bổ ích là bởi vì từ những lỗi sai chúng ta mới tìm được cái đúng, cái chính xác 
và với cái chính xác đó dẫn đến quá trình học tập. Người học càng mắc nhiều 
lỗi thì càng có được nhiều cái đúng. Càng có nhiều cái đúng , thì việc học lại 
càng diễn ra . Chúng ta thường học được nhiều điều từ những sai lầm của 
chúng ta hơn là từ những thành công". Tôi luôn tạo cho các em cảm giác gần 
gũi thoải mái, tự nhiên khi học .Một trong những phương pháp để làm được 
điều này là tìm tòi , rút kinh nghiệm về một số phương pháp chữa lỗi cho học 
sinh khi học sinh mắc lỗi mà không tạo cảm giác “mất mặt” cho các em.
* Khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
Kiểm tra kĩ năng nói: Unit 3 (English 7) Listen and repeat.
Tôi chú ý kiểm tra cách nói thời gian: 
 Lớp Số học sinh Số học sinh 
 tham gia nói đúng
 7A 8 6 (75.0%)
 7B 8 4 (50.0%)
 7C 8 4 (50.0%)
 Trần Thị Lan Hương – GV Trường THCS Minh Tân 3 Sáng kiến kinh nghiệm – Kỹ năng sửa lỗi tiếng Anh (kỹ năng nói và viết) cho học sinh THCS
của ngôn ngữ mẹ đẻ” cũng được là bởi lẽ trong Tiếng việt chúng ta nói “Cô 
ấy sống ở Thái Bình cùng với gia đình của cô ấy và Tôi sống ở Thái Bình cùng 
với gia đình của tôi” động từ sống không có sự khác biệt về hình thức động từ 
(tức là động từ không phải chia để phù hợp với ngôi số trong Tiếng Việt) .Trong 
khi đó câu đúng trong Tiếng Anh phải là : “She lives in Thai Binh with her 
family” và “ I live in Thai Binh with my family”.
 3. Các phương pháp sữa lỗi cơ bản.
 Có ba phương pháp sữa lỗi cơ bản như sau
 •Tự sửa (Self-correction)
 • Học sinh sửa lẫn nhau (Peer correction)
 • Giáo viên sửa (Teacher correction)
 •Sửa lỗi nhóm (Group correction)
 4. Tại sao lại phải sửa lỗi
 Khi học sinh sử dụng tiếng Anh - dù là viết hay nói thì các em luôn muốn 
biết là mình có mắc lỗi nào trầm trọng hay không, các em luôn muốn hỏi giáo 
viên rằng “ Em làm tốt chứ ạ?”, như vậy việc sửa lỗi là rất cần thiết.
 5. Sửa lỗi khi nào? Sửa cái gì? Và sửa như thế nào? 
 5.1. Sửa lỗi khi nào?
 *Thông thường việc sửa lỗi được thực hiện sau quá trình sử dụng ngôn 
ngữ của học sinh.
 5.2. Sửa cái gì?
 *Cần sửa những lỗi có ảnh hưởng đến nghĩa của câu (Errors that interfere 
with meaning)
 - Thì động từ (Verb tense)
 - Trật tự từ (Word order)
 - Lựa chọn từ không chính xác (Confusing word choice)
 Trần Thị Lan Hương – GV Trường THCS Minh Tân 5 Sáng kiến kinh nghiệm – Kỹ năng sửa lỗi tiếng Anh (kỹ năng nói và viết) cho học sinh THCS
vận dụng kiến thức, trí não của mình để tìm ra cách sửa chữa sai sót. Chính nỗ 
lực này của học sinh làm cho quá trình chữa lỗi của học sinh có ý nghĩa hơn và 
có lợi cho học tập bởi thông qua cách làm này học sinh lại một lần nữa ghi nhớ 
và khắc sâu hơn kiến thức đã gặp.
 c. Sửa lỗi cả lớp (Class correction)
 Giáo viên có thể cho học sinh nói hoặc viết tự do, ghi lại những lỗi cơ bản 
sau đó sửa chung cho cả lớp - tránh tình trạng nêu lỗi của một ai vì làm như thế 
dễ gây cảm giác “mất mặt” (loosing face) cho học sinh.
 Một bài viết của học sinh sẽ được đưa lên có thể bằng bảng phụ, trình 
chiếu qua máy chiếu (projector) làm như một ví dụ. Giáo viên cùng với học 
sinh thảo luận, phát hiện những lỗi trong bài viết. Đây là cách mà học sinh rất 
thích nhưng giáo viên cũng cần chú ý đến cách làm, cách thể hiện và thái độ của 
học sinh trong quá trình chữa bài.
 d. Sửa lỗi nhóm (Group correction)
 Đây cũng là một cách chữa lỗi rất dễ gây được hứng thú cho học sinh. Học 
sinh làm việc theo nhóm, vừa luyện tập, vừa chửa lỗi. Cách chửa lỗi theo nhóm 
sẽ làm cho giờ học nói và viết của học sinh trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn.
 Ví dụ: Giao bài của nhóm này cho nhóm khác sửa lỗi hoặc thành lập nhóm 
luyện nói, hoặc luyện viết đủ các đối tượng học sinh: học sinh khá, giỏi làm 
việc với học sinh trung bình, yếu để các em sửa lỗi lẫn nhau.
 6. Một số kĩ thuật sửa lỗi:
 Rất khó để có thể quyết định được nên chữa như thế nào và chữa bao 
nhiêu trên một bài viết của học sinh. Học sinh có thể nảy sinh thái độ tiêu cực 
đối với bài viết của mình mà giáo viên sửa tất cả các lỗi hoặc nếu giáo viên chỉ 
sửa một số ít các lỗi thì có thể các em lại nghĩ rằng giáo viên chưa dành đủ thời 
gian xem xét việc làm bài của mình. Sau đây là một số thủ thuật chữa lỗi mà tôi 
đã từng thực hiện:
 6.1. Dùng bút đánh dấu khác màu vào những lỗi của các em
 Trần Thị Lan Hương – GV Trường THCS Minh Tân 7 Sáng kiến kinh nghiệm – Kỹ năng sửa lỗi tiếng Anh (kỹ năng nói và viết) cho học sinh THCS
 động từ) (lỗi thừa từ)
 WO = use to indicate a C = use to show that 
 word order problem (lỗi về there is a problem with 
 trật tự từ) capitalization (lỗi viết 
 hoa)
 WF = Wrong form Sp = Wrong spelling
 Ví dụ khi cho học sinh thực hiện phần writing theo nhóm, tôi sẽ đi lại để 
xem học sinh mắc những lỗi cơ bản nào, tôi sẽ ghi chú lỗi đó lên và sử dụng 
những ký hiệu sửa lỗi lên phía trên góc phải của từ đó và gạch chân từ , hoặc đặt 
ký hiệu vào vị trí lỗi ví dụ :
 Code Explanation Example sentence
 WF Wrong form He is a 
 good driveWF
 WT Wrong tense I knewWT him for 
 years.
 Sp Wrong grandfathorSp
 spelling
 6.4 Có thể viết bên lề số lượng lỗi trong mỗi dòng, sau đó thử để cho học 
sinh tự xác định lỗi và chửa lỗi.
 ..1..At the moment I have to study very hard. I am studying at home 
..1..everynight.Tomorrow I’ll be at home. I’ll am in my bedroom with my 
..0..books. But tomorrrow is Sunday – no class and no work! So tomorrrow 
..2..morning I’ll be on the city center. I want go shopping. 
 Học sinh nhìn vào số lượng lỗi bên lề và cố gắng để tìm ra và chữa lại.
 Trần Thị Lan Hương – GV Trường THCS Minh Tân 9 Sáng kiến kinh nghiệm – Kỹ năng sửa lỗi tiếng Anh (kỹ năng nói và viết) cho học sinh THCS
Sau một thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận kết quả về kĩ năng nói và kĩ năng 
viết ở những khối lớp tôi trực tiếp giảng dạy đã có sự chuyển biến tốt, cụ thể 
như sau:
 Kiểm tra kĩ năng nói: Unit 7(English 7) Listen and repeat 
 Tôi chú ý kiểm tra cách dùng câu so sánh.
 Lớp Số học sinh Số học sinh 
 tham gia nói đúng
 7A 8 7 (87,5%)
 7B 8 6 (75.0%)
 7C 8 7 (87,5%)
 C. KẾT LUẬN
 Qua thực tế giảng dạy tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm khi sửa 
lỗi như sau :
 Khi chuẩn bị bài :
 · GV cần suy nghĩ xem học sinh có thể mắc những điển hình lỗi nào, sửa 
những lỗi nào, sửa như thế nào , sửa khi nào và sửa bao nhiêu cho phù hợp.
 · GV cần gạch đầu dòng những lưu ý trên vào giáo án.
 · Có hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu.
 Khi sửa lỗi:
 · GV cần có thái độ đúng đắn, tích cực, phù hợp với học sinh mắc lỗi khi 
sử dụng ngôn ngữ, không quá tập trung sửa lỗi vào một học sinh hoặc một 
nhóm học sinh tránh tình trạng để học sinh bị “mất mặt”.
 · Tạo không khí vui tươi gây húng thú học tập cho học sinh , giúp học sinh 
có được cảm giác thoải mái nếu mắc lỗi khi sử dụng ngôn ngữ, và xem việc mắc 
lỗi khi sử dụng ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi.
 Trần Thị Lan Hương – GV Trường THCS Minh Tân 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ky_nang_sua_loi_tieng_anh_ky_nang_noi.doc