Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép hiện tượng thực tiễn trong dạy học hóa học

doc 29 trang sklop9 19/10/2024 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép hiện tượng thực tiễn trong dạy học hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép hiện tượng thực tiễn trong dạy học hóa học

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép hiện tượng thực tiễn trong dạy học hóa học
 Mục Lục
1. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................2
 1.1. LÝ DO CHỌN ..........................................................................................2
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.......................................................................3
 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..........................................3
 IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: ....................................................................3
 V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:......................................................................4
 VII. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: .....................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................5
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: ...............................................................5
 1.Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp:.........5
 2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội 
 dung học với thực tiễn. ....................................................................................6
 3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống bằng các 
 hiện tượng thực tiễn. ........................................................................................6
 II. MỘT SỐ HÌNH THỨC ÁP DỤNG CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN 
 TRONG TIẾT DẠY: .......................................................................................7
 1. Đặt tình huống vào bài mới: ........................................................................7
 2. Lồng ghép môi trường vào bài dạy:.............................................................7
 3. Liên hệ thực tế. ............................................................................................7
 III. HỆ THỐNG CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC THỰC TIỄN DÙNG 
 CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 9..............8
 CHƯƠNG I: CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ .........................................................8
 CHƯƠNG II: KIM LOẠI ..............................................................................12
 CHƯƠNG III: PHI KIM................................................................................16
 CHƯƠNG IV: HIĐRO CACBON VÀ NHIÊN LIỆU ..................................20
 CHƯƠNG V: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON – POLIME.................22
C. PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................26
 1 Đổi mới bước đầu đã đem lại kết quả cao về chất lượng bộ môn, tuy 
nhiên với cấp THCS, kiến thức bộ môn hóa học chỉ ở mức độ thấp: các khái 
niệm, định luật đưa vào rất khô cứng buộc học sinh phải biết và vận dụng, 
nhưng chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên học sinh 
hay nhàm chán. Những học sinh có khả năng tư duy không cao thì có xu hướng 
sợ học bộ môn này. Đặc biệt là ở những nơi còn khó khăn về các cơ sở ứng 
dụng kiến thức bộ môn vào thực tiễn, nên không tạo được mục tiêu thúc đẩy ý 
thức học tập cũng như sự yêu thích bộ môn cho học sinh.
 Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy 
bộ môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người 
giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác 
thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng 
nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, 
tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi 
chọn đề tài: Lồng ghép hiện tượng thực tiễn trong dạy học hóa học, áp dụng 
cho chương trình hóa học lớp 9 cấp THCS.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài 
giảng trong chương trình hóa học lớp 9.
 Vận dụng hệ thống các hiện tượng đã xây dựng để dạy học chương trình 
hóa 9 nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 1. ĐỐI TƯỢNG:
 Nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 9 của trường THCS Phú Sơn
 2. PHẠM VI:
 Các bài dạy trong chương trình hóa học lớp 9
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
 Nếu vận dụng tốt hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn vào bài 
giảng trong chương trình hóa 9 sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm 
cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn. Đồng thời góp phần 
 3 B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
 Đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp 
cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn 
nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. 
Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của 
học sinh, từ đó để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.Trong đó phương 
pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng hóa học thực tiễn trong tự 
nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn hóa học rất gần gũi với 
các em. Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh theo 
những cơ sở lí luận sau:
1.Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp:
 Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, 
Sinh học, Hóa họcnên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các 
mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. 
Xu hướng hiện nay trong dạy học hóa học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa 
học nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu 
cơ của các lĩnh vực không những của hóa học với nhau mà còn giữa các ngành 
khoa học khác nhau như: sinh học, hóa học, toán học, vật lí,
 Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử, 
phương trình hóa học, dung dịchđều liên quan đến kiến thức vật lí hay nhiều 
hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức hóa hữu cơ: rượu eylic, axit axetic, chất 
béo, glucozơ, protein,đều liên quan đến kiến thức sinh học, nên khi sử dụng 
những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm 
tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau.
 Ví dụ: khi học vật lí ta giải thích hiện tượng: càng lên cao thì không khí 
càng loãng dựa vào lực hút của trái đất, thì với hóa học các em sẽ hiểu rõ hơn 
là do khối lượng mol các khí nặng nhẹ khác nhau, khí oxi có khối lượng mol 
nặng hơn so với khối lượng mol của không khí nên tập trung bên dưới, tầng 
trên chỉ còn lại các khí có khối lượng mol nhỏ như: H 2, ..ít khí oxi nên không 
khí loãng.
 5 II. MỘT SỐ HÌNH THỨC ÁP DỤNG CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN 
TRONG TIẾT DẠY:
1. Đặt tình huống vào bài mới:
 Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người giáo 
viên rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra 
một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng 
tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong 
tiết dạy.
2. Lồng ghép môi trường vào bài dạy:
 Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất,...đang được con người nhắc 
đến rất nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng thường xuyên bắt 
gặp như: nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy xí nghiệp, các khu 
công nghiệp...; khói bụi của các phương tiện giao thông, của các khu công 
nghiệp,... có liên quan gì đến những diễn biến bất thường của thời tiết hiện nay 
không? Giáo viên dạy học bộ môn hóa có thể lồng ghép các hiện tượng đó vào 
phần sản xuất các chất, hay ứng dụng của một số chất... Ngoài việc gây sự chú 
ý của học sinh trong tiết dạy còn giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi 
trường cho từng học sinh. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy 
các hiện tượng cho cụ thể và gần gũi với các em.
3.Liên hệ thực tế.
 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã 
kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào 
những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt 
gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng 
đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. 
 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phư-
ơng trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể 
sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn 
bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải toả tính tò mò của học sinh. Mặc 
dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông. 
 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời 
 7 III. HỆ THỐNG CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC THỰC TIỄN DÙNG 
CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 9
CHƯƠNG I: CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
Câu 1: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước 
vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính 
mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau 
khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ?
Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit: 
 CaO + H2O Ca(OH)2
 Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem 
theo cả những hạt Ca(OH) 2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa 
ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa 
hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tánh mạng.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài ở Bài 
2: Một số Oxit quan trọng
Câu 2: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Giải thích: - Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, 
xe máy...) có chứa các khí SO2, NO, NO2,Các khí này tác dụng với oxi O2 và 
hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà 
máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
 2NO + O2 → 2NO2
 4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. 
 - Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. 
Mưa axit làm hư hỏng các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các 
loại đá này thành phần chính là CaCO3):
 CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
 CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
 9 Câu 5: Tại sao khi quét vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
Giải thích: Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước 
vào tạo dung dịch trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH) 2 nhanh chống khô 
và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:
 Ca(OH)2 + CO2 CaCO3  + H2O 
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học 
của canxi hiđroxit ở Bài 8:Một số Bazơ quan trọng
Câu 6: Bột nở là chất gì mà có thể làm cho bánh to ra và xốp được ? 
Giải thích: (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm bột mì hoặc các 
bột khác, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân hủy thành các chất khí và hơi làm 
cho bánh xốp và nở.
 t0
 (NH4)2CO3  NH3  + CO2  + H2O
Câu 7: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện 
lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Giải thích: Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời - là 
nước có chứa các muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. 
Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học:
 t0
 Ca(HCO3)2  CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
 t0
 Mg(HCO3)2  MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp cặn 
này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội 
khoảng một đêm rồi rửa sạch.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học 
thứ 5: một số muối bị nhiệt phân hủy (ở bài 9: Tính chất hóa học của muối). 
Mục đích là cung cấp cho học sinh một số vấn đề có trong đời sống từ đó có thể 
giải thích được bản chất vấn đề nhằm kích thích sự hưng phấn trong học tập. 
Đây là hiện tượng mà học sinh có thể quan sát và thực hiện được dễ dàng.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_hien_tuong_thuc_tien_trong_d.doc