Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kĩ năng phòng chống chiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy Địa lí THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kĩ năng phòng chống chiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy Địa lí THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kĩ năng phòng chống chiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy Địa lí THCS
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý THCS” Họ và tên: Phạm Thị Kim Yến Đơn vị công tác: THCS Tô Hiệu Trình độ: Đại học sư phạm Môn đào tạo: Địa lý Krông Ana, tháng 03 năm 2016 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài * Lí do khách quan Việt Nam là quốc gia thường xuyên chịu tác động của rất nhiều loại thiên tai như bão, lũ lụt... Thiên tai là không thể tránh khỏi nhưng chúng ta có thể hạn chế tối đa những tác động do thiên tai gây ra đặc biệt là đối với đối tượng là trẻ em. Thiên tai ở Việt Nam xảy ra ngày càng nhiều, khó dự đoán và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong hơn 30 năm qua, bình quân mỗi năm thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1,0- 1,5% GDP. Việt Nam có ¾ diện tích là đồi núi và đây cũng là khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai như : lũ, lụt, hạn hán, mưa đá... Trẻ em vùng núi là những đối tuợng dễ bị tác động của thiên tai nhất nhưng vốn hiểu biết và khả năng tiếp cận với các phuơng tiện thông tin đại chúng còn hạn chế nên các em thuờng gặp nhiều khó khi thiên tai đến. Vì vậy rất cần thiết phải cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết nhất ngay trong phạm vi nhà truờng. Trong phạm vi chương trình học môn địa lý của các em tại nhà trường gần như chưa có nội dung hướng dẫn cho các em biết cách phòng chống cũng như kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi có thiên tai xảy ra. Đặc biệt là đối tượng trẻ em vùng cao, nơi có thiên tai xảy ra thường xuyên, bất ngờ và rất nguy hiểm. *Lí do chủ quan Là một người được sinh ra và lớn lên tại vùng núi, công tác trong ngành giáo dục gần 10 năm, bản thân tôi cũng đã chứng kiến rất nhiều thiên tai xảy ra tại địa phương, những thiệt hại về người và của là rất lớn. Những thiệt hại đó không chỉ khu vực Tây Nguyên mà xảy ra ở tất cả các tỉnh, vùng miền núi của Việt Nam. Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý THCS 1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài - Đánh giá thực trạng vốn hiểu biết của học sinh THCS về khả năng ứng phó với thiên tai xảy ra tại vùng đồi núi. - Hình thành một số kĩ năng căn bản cho học sinh ứng phó khi có thiên tai xảy ra tại địa phương. 3. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu những loại hình thiên tai và một số kĩ năng để ứng phó với thiên tai thường xảy ra ở vùng đồi núi. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Học sinh trường THCS Tô Hiệu - Thời gian: năm học 2014- 2015 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát tìm hiểu thực tế tình hình thời tiết tại địa phương. - Tìm hiểu về vốn hiểu biết thực tế và khả năng ứng phó thiên tai của học sinh. - Nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Tìm kiếm thông tin trên internet. Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý THCS 3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 - Đội ngũ giáo viên đông, số lượng giáo viên trẻ nhiều là lợi thế cho việc làm quen, tiếp xúc và tập huấn công tác phòng tránh tai nạn thương tích, phòng chống tác hại của thiên tai đối với học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung. - Các đồng chí giáo viên bộ môn giảng dạy nhiệt tình, nghiêm túc và có trách nhiệm. - Ban lãnh đạo nhà trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc vấn đề dạy và học, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên hoàn thành công tác chuyên môn. * Khó khăn - Trường THCS Tô Hiệu nằm trên địa bàn rất rộng, số lượng học sinh đồng bào đông, trình độ nhận thức của các em khá chênh lệch gây khó khăn cho vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như việc áp dụng khoa học công nghệ trong quá trình học. - Bản thân giáo viên cũng chưa được tập huấn nhiều về công tác phòng chống thiên tai tại địa phương nên còn bỡ ngỡ và chưa thuần thục trong việc vận dụng. - Việc lồng ghép vấn đề về phòng chống thiên tai trong phạm vi tiêt học có thể mất nhiều thời gian nên sẽ ảnh hưởng đến tiến trình bài học - Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu thực tiễn còn ít. 2.2 Thành công - hạn chế * Thành công - Qua quá trình giảng dạy nhiệt tình của giáo viên học sinh đã có được cái nhìn thực tế hơn về các quy luật của tự nhiên, biết được nguyên nhân và những hậu quả do thiên tai gây ra. - Các em bước đầu hình thành được các kĩ năng căn bản để ứng phó khi có thiên tai xảy ra, biết cách để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai cho bản thân và cho những người xung quanh. Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý THCS 5 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 - Tìm hiểu, thăm dò tác động tích cực, tiêu cực của tình hình thời tiết, khí hậu thông qua tiếp xúc với cộng đồng dân cư tại khu vực. - Được sự quan tâm của nhà trường, các đ/c giáo viên trong tổ bộ môn của nhà trường giúp đỡ để bản thân có thể hoàn thành công tác được phân công. 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Biến đổi khí hậu - đề tài mà nhiều nhà quản lí quan tâm hiện nay- không còn là vấn đề của riêng một lĩnh vực cụ thể nào, nó ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống của xã hội, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Việc sớm hình thành cho trẻ em kĩ năng thích ứng với biến đổi khí hậu là việc nên được quan tâm hàng đầu. Trẻ em lứa tuổi THCS đã có thể tự mình khám phá, tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng mà khi còn nhỏ các em rất sợ hãi, giáo dục cho các em biết nguyên nhân- hậu quả để các em tự mình tìm ra giải pháp cho bản thân khi đối mặt với các hiện tượng xảy ra. Người giáo viên địa lí với trách nhiệm của bản thân mình thì ngoài những kiến thức được đề cập trong sách vở, họ phải thường xuyên cập nhật những thay đổi – đặc biệt là những biến động của tình hình thời tiết, khí hậu tại một khu vực. Cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất để kịp thời trang bị cho các em những kĩ năng thích ứng phù hợp. Đối với trẻ em vùng núi, việc đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan là rất lớn nhưng do đặc thù cuộc sống, các em phải tiếp xúc thường xuyên mà không nhận biết được mức độ nguy hiểm cũng như cách làm thế nào để hạn chế nguy hiểm. Chính vì vậy, cần nhiều hơn nữa những sự quan tâm, trang bị thiết bị cần thiết, những giải pháp tối ưu để hạn chế tác động của thiên tai đối với trẻ em vùng cao. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý THCS 7 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 * Phần 1: Nhận diện một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở vùng đồi núi: Trong phần này giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những khái niệm, cách phân biệt các loại hình thiên tai mà các em đã tiếp xúc, đã thấy. - Lũ, ngập lụt: + Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường. Gồm lũ quét, lũ sông xảy ra nhanh, thời gian ngắn, dòng chảy mạnh. + Ngập lụt: Là hiện tượng mực nước vượt quá mức bình thường, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và môi trường. Làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng vườn. Điều kiện hình thành: Mưa lớn kéo dài, các công trình xây dựng lấp mất ao hồ, đê đập bị vỡ - Sạt lở đất, đá: là hiện tượng đất đá trên các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên xuống, ở ven sông đất bị sụt, lún. - Điều kiện hình thành: Sạt lở trên núi do những chấn động tự nhiên của mặt đất như động đất; mưa to hoặc lũ lớn làm cho đất đá bị trôi xuống, con người khai thác đất đá, chặt phá cây cối. - Hạn hán: Là hiện tượng xảy ra khi thiếu nước trong một thời gian dài. - Điều kiện hình thành: Không có mưa trong một thời gian dài, trên mặt đất không có cây cối che phủ. - Giông lốc : Là hiện tượng đối lưu rất mạnh trong không khí gây ra, có thể đi kèm sấm chớp, lốc xoáy, mưa đá, gió giật mạnh. - Điều kiện hình thành: Khi mặt đất nóng lên do hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời làm các luồng không khí nóng ẩm bốc lên cao, giao với luồng không khí có nhiệt độ thấp hơn tràn xuống phía dưới. - Sương muối: là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất, bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh. Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý THCS 9 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 thiên tai. Bạn còn lại không được nhìn thẻ nhưng phải nói ra được chính xác tên của thiên tai đó. - Sưu tầm các câu ca dao- tục ngữ liên quan đến thiên tai mà em biết: Chia lớp thành 2 nhóm: lần lượt mỗi nhóm sẽ đọc một câu ca dao- tục ngữ liên quan đến thiên tai- nhóm nào hết thông tin trước là bị thua. - Ô chữ thiên tai : + Hàng ngang: 1. Hiện tượng đất đá chuyển động rất nhanh từ các sườn núi dốc ở khu vực đồi núi. 2. Hiện tượng tự nhiên bất thường như bão, lũ, ngập lụt 3. Lửa bùng phát do hoạt động của con người hoặc do nắng nóng kéo dài ở nơi có nhiều cây. 4. Hiện tượng thiếu nước trong thời gian dài gây khô cằn và nứt nẻ đất đai. + Hàng dọc: 1. Hiện tượng xảy ra sau những trận động đất hoặc núi lửa phun dưới đáy biển , có sức tàn phá một vùng rộng lớn. 2. Hiện tượng mặt đất rung chuyển. có thể làm cho đồ đạc trong nhà lắc lư, đổ vỡ S Ạ T L Ở Ó T H I Ê N T A I G Đ T Ộ C H Á Y R Ừ N G Ầ G H Ạ N H Á N Đ Ấ T Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý THCS 11 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 + Tại sao có những bạn không làm được một số điều trên? Các bạn đóng vai gì? + Trong thực tế nhóm người này có thể gặp nguy hiểm khi thiên tai xảy ra hay không? + Nếu không muốn điều đó xảy ra chúng ta nên làm gì? Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm dưới hình thức củng cố bài học: Câu 1: Đối tượng nào sau đây chịu ảnh hưởng lớn nhất khi thiên tai xảy ra: a. Trẻ em b. Người giàu c. Đàn ông trưởng thành d. Người dân tộc thiểu số Câu 2 Những yếu tố nào làm tăng khả năng ứng phó khi có thiên tai xảy ra? a. Chủ quan, không có kế hoạch phòng ngừa thiên tai b. Thường xuyên nghe thông tin dự báo thời tiết c. Không chuẩn bị các phương án dự phòng d. Học hỏi kinh nghiệm dân gian ứng phó với thiên tai Tìm hiểu những tác động , những thiệt hại có thể xảy ra khi thiên tai đến: Giáo viên chuẩn bị một số tranh ảnh miêu tả về một số loại hình thiên tai xuất hiện tại địa phương. Chia lớp thành nhiều nhóm tùy thuộc vào số lượng tranh ảnh. Các nhóm quan sát tranh ảnh và thảo luận về các thiệt hại mà loại hình thiên tai của nhóm mình phụ trách tới các hoạt động sống và kinh tế tại địa phương? Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý THCS 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_ki_nang_phong_chong_chien_ta.doc