Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép một số hiện tượng thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh Lớp 9 THCS

doc 22 trang sklop9 21/07/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép một số hiện tượng thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh Lớp 9 THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép một số hiện tượng thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh Lớp 9 THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép một số hiện tượng thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh Lớp 9 THCS
 Trường THCS Lê Đình Chinh
 MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 02
 2 1. Lý do chọn đề tài 02
 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 03
 4 3. Đối tượng nghiên cứu 03
 5 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 03
 6 5. Phương pháp nghiên cứu 04
 7 II. PHẦN NỘI DUNG 04
 8 1. Cơ sở lý luận 04
 9 2.Thực trạng 06
 10 2.1 Thuận lợi- khó khăn 07
 11 2.2 Thành công- hạn chế 07
 12 2.3 Mặt mạnh- mặt yếu 07
 13 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 08
 14 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã 08
 đặt ra
 15 3. Giải pháp, biện pháp: 08
 16 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 11
 17 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 12
 18 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 16
 19 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 17
 20 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 18
 nghiên cứu 
 21 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học 18
 của vấn đề nghiên cứu
 22 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19
 23 1. Kết luận: 19
 24 2. Kiến nghị: 19
G v: Võ Văn An 1 Trường THCS Lê Đình Chinh
sáng tạo, hợp tác,dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách 
học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương laigiúp 
học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và 
cho sự phát triển xã hội.
 Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ 
môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người 
giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác 
thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng 
nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, 
tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi 
chọn đề tài: Lồng ghép một số hiện tượng thực tiễn tạo hứng thú học tập cho 
học sinh trong dạy học chương I hóa học 9.
 2. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
 Xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài 
giảng trong chương I hóa học lớp 9.
 Vận dụng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn ở trên vào bài giảng
nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh Để hoá 
học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”.
 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Hứng thú học tập của học sinh trong môn hóa học khi lồng ghép các hiện 
tượng thực tiễn vào một số bài học trong môn Hóa học 9.
 Quá trình dạy học bộ môn Hóa học tại các lớp: 9A1; 9A2; 9A3; 9A4 của 
trường THCS Lê Đình Chinh. 
 Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ 
năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học.
 4 . GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Một số bài dạy trong chương 1 hóa học lớp 9.
 G v: Võ Văn An 3 Trường THCS Lê Đình Chinh
 Đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp 
cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn 
nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. 
Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của 
học sinh, từ đó để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.Trong đó phương 
pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng hóa học thực tiễn trong tự 
nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn hóa học rất gần gũi với 
các em. Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh theo 
những cơ sở lí luận sau:
 Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh 
học, Hóa họcnên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng 
kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu 
hướng hiện nay trong dạy học hóa học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học 
nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ 
của các lĩnh vực không những của hóa học với nhau mà còn giữa các ngành 
khoa học khác nhau như: sinh học, hóa học, toán học, vật lí,
 Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào đều liên quan đến kiến 
thức vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, kiến thức sinh học, vật lý, nên 
khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh 
chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học 
với nhau.
 Ví dụ: khi học vật lí ta giải thích hiện tượng: càng lên cao thì không khí 
càng loãng dựa vào lực hút của trái đất, thì với hóa học các em sẽ hiểu rõ hơn 
là do khối lượng mol các khí nặng nhẹ khác nhau, khí oxi có khối lượng mol 
nặng hơn so với khối lượng mol của không khí nên tập trung bên dưới, tầng 
trên chỉ còn lại các khí có khối lượng mol nhỏ ít khí oxi nên không khí loãng.
 Tuy nhiên để dạy theo cách trên, người giáo viên phải biết chọn những 
vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy. Ngoài ra giáo 
 G v: Võ Văn An 5 Trường THCS Lê Đình Chinh
 2.1. Thuận lợi, khó khăn:
 * Thuận lợi.
 Đa số học sinh ngoan có ý thức kỷ luật cao, học tập khá đều đa số ham 
thích học tập môn hóa học.
 Đội ngũ giáo viên trẻ năng động đầy nhiệt huyết với công việc
 Trường THCS Lê Đình Chinh luôn nhận được sự quan tâm, và tạo điều 
kiện của các cấp lãnh đạo. Phòng giáo dục và lãnh đạo nhà trường thường 
xuyên quan tâm tới các hoạt động của nhà trường đặc biệt là về chuyên môn. 
 * Khó khăn.
 Môn hóa học còn mới mẻ với các em, thời gian học lại không nhiều nên 
việc học tập cũng gặp nhiều khó khăn trong việc truyền đạt.
 Năng lực học tập của học sinh không đồng đều. Ý thức học tập của một 
số em chưa cao, còn xem nhẹ việc học tinh thần học tập chưa tốt .
 Một số học sinh kinh tế gia đình còn gặp khó khăn bố mẹ chưa có thời 
gian để quan tâm tới việc học của con em mình.
 2.2. Thành công, hạn chế.
 * Thành công.
 Với nội dung của đề tài này sau khi áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tôi 
nhận thấy học sinh các em chủ động và tự tin hơn trong học tập.
 * Hạn chế.
 Để đề tài trên được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy đem lại hiệu quả cần 
phải có lượng thời gian nhất định, nên với lượng thời gian phân bố như hiện 
nay khi áp dụng khó đem lại hiệu quả như mong muốn.
 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu.
 * Mặt mạnh.
 Khi vận dụng đề tài này vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh không còn 
lúng túng khi gặp hay giải thích môti số hiện tượng thực tế trong đời sống liên 
quan đến môn học.
 * Mặt yếu.
 G v: Võ Văn An 7 Trường THCS Lê Đình Chinh
nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham 
khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị, nông 
thôn ; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, 
hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, 
phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm 
nhiệm được mục đích học môn hoá học. Tuy nhiên, thời gian giành cho vấn đề 
này là không nhiều, “nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức 
ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống”.
 Các hình thức tổ chức thực hiện:
 Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học 
sinh hay không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất quan 
trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học 
sinh cùng tìm hiểu, giải thích.
 Lồng ghép tích hợp môi trường trong bài dạy: Vấn đề môi trường 
luôn được nhắc đến hằng ngày như: khói bụi, nước thải của sinh hoạtcó liên 
quan gì đến sự thay đổi của thời tiết hay không. Tùy vào thực trạng của từng 
địa phương mà ta lấy ví dụ sao cho gần gũi.
 Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh 
thấy được ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm 
hiểu. Do đó trong mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng 
thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn.
 Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ 
nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép 
vào nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả 
định kèm vào các phương pháp dạy để học sinh tranh luận vừa phát huy tính 
chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để các em 
trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.
 Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay 
không nhờ vào người giáo viên rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan 
trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định 
 G v: Võ Văn An 9 Trường THCS Lê Đình Chinh
 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua 
những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ 
thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí 
học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học tập.
 Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh 
đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình sau khi đã học bài giảng. Cách 
nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học 
tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những 
lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Giúp học sinh phát 
huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn.
 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên 
hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm 
cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề 
cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó 
với thực tiễn hàng ngày. Khi học xong bất kỳ vấn đề gì học sinh thấy có ứng 
dụng cho thực tế cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, hứng thú hơn. Từ đó các 
em sẽ tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó mỗi bài học 
giáo viên nên cố gắng đưa ra một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự 
chú ý của học sinh hơn.
 Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng hóa học thực tiễn 
nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ môn hóa ở THCS chưa tìm 
hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng. Do đó giáo viên phải 
biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp.
 3.1 Mục tiêu của giải pháp biện pháp
 Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm trang bị cho học 
sinh một cách có hệ thống về phương pháp giải các dạng bài tập hóa học giải 
thích tình huống, nhằm giúp cho học sinh có khả năng vận dụng tốt dạng bài 
tập này, rèn cho học sinh khi gặp dạng bài tập nào đều có khả năng định hướng 
được cách giải. 
 G v: Võ Văn An 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_mot_so_hien_tuong_thuc_tien.doc