Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập mạch điện Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập mạch điện Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập mạch điện Lớp 9
Lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập mạch điện lớp 9 Mục lục Trang I/ Lí do chọn đề tài. II/ Tên đề tài. III/ Phương pháp nghiên cứu. IV/ Nhiệm vụ đề tài. Chương I: Lý thuyết về bài tập I Khái niệm về bài tập vật lý. II Tác dụng của bài tập trong dạy họcvật lý . III Phân loại bài tập vật lý. IV Phương pháp chung giải bài tập vật lý. V Hướng dẫn giải bài tập vật lý. Chương II: Nội dung kiến thức I Một số khái niệm. II Phương pháp chung để giải bài tập mạch điện. Chương III: Hệ thống bài tập - Hướng dẫn giải I Hệ thống các bài tập. II Hướng dẫn giải. Chương IV: Thực nghiệm sư phạm I Cơ sở thực nghiệm. II Các bước tiến hành giải bài tập. Kết luận và những kiến nghị Trang 1 Lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập mạch điện lớp 9 huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở lên sâu sắc toàn diện và trở thành vốn riêng của học sinh” Khi đã giúp học sinh nắm vững lí thuyết, khái quát lại một số kiến thức cơ bản liên quan tới bài giảng, vấn đề đặt ra là người giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh giải bài tập một cách chính xác, khoa học và thành thạo. Đặc biệt để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học. Muốn làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ sư phạm giỏi chuẩn bị các tài liệu, bài giảng, bài tập kĩ càng chu đáo. Trong chương trình vật lí THCS, phần “Điện học” đã được đưa vào giảng dạy từ lớp 7 rồi sau đó được nâng cao hơn ở lớp 9. Qua quá trình giảng dạy về mạch điện phần “Điện học” lớp 9 mà tôi đã dạy năm học trước năm 2021-2022, tôi thấy học sinh tuy nắm được kiến thức về lí thuyết nhưng khi bắt tay vào giải bài tập về phần này thì học sinh lại rất lúng túng. Thực tế là nhiều em thấy khó khăn rồi buông trôi luôn. Một lần rồi đến hai lần, rồi dẫn đến em sợ học. Kết quả học tập môn vật lí thế nào đối với những học sinh này thì chúng ta ai cũng biết được. Và đến giờ tuy đổi mới chương trình nhưng về nội dung kiến thức thì cũng không khác trước. Mà có khác là đổi mới phương pháp dạy học, là giảm tải chương trình, học sinh được làm thí nghiệm nhiều hơn và các kiến thức các em thu lượm được đều thông qua thực tế, qua thí nghiệm. Nó đã giảm đi việc thụ động của học sinh trong tiếp thu bài giảng. Nhờ đó đã giúp các em khắc sâu được kiến thức, hứng thú học tập bộ môn hơn. Và một nhiệm vụ của các thầy cô là làm sao để các em ngày càng phát huy năng lực của mình, ngày càng hứng thú học tập bộ môn. Mà lí thuyết thì luôn đi đôi với thực hành, vận dụng. Từ lí thuyết mà vận dụng vào giải các bài toán, vận dụng vào thực tế thì không phải là dễ. Qua thực tế giảng dạy năm trước, qua việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, tôi chọn đề tài: Lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập mạch điện lớp 9 nhằm giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn trong khi giải bài tập về mạch điện. II/ Tên đề tài. Lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập mạch điện lớp 9. III. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích lí luận. IV. Nhiệm vụ của đề tài. Hệ thống lại nội dung kiến thức về mạch điện. Xây dựng một phương pháp giải bài tập riêng sao cho đơn giản, chính xác sao cho khoa học nhất mà vẫn phát huy được tính độc lập sáng tạo của mỗi học sinh. Đó là phương pháp giải bài tập mang tính sư phạm toàn diện đầy đủ mà hiệu quả nhất khi giải bài tập điện. Đó là mục tiêu chính của việc nghiên cứu xây dựng đề tài này. Trang 3 Lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập mạch điện lớp 9 6. Thông qua việc giải bài tập, có thể rèn luyện cho học sinh những đức tính tốt như tinh thần tự lập, tính cẩn thận, tính kiên trì, tinh thần vượt khó. 7. Bài tập vật lí có thể sử dụng như là phương tiện hiệu quả để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức của học sinh, khiến cho việc đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh được chính xác. III. Phân loại bài tập vật lí. Bài tập vật lý Dựa vào các phương tiện giải Bài tập Bài tập Bài tập Bài tập định tính thí nghiệm đồ thị tính toán Bài Bài Bài Bài Bài tập tập Bài tập tập tập trắc Giải tập Khai Tính Tính nghiệ thích Vẽ thác toán toán m hiện đồ đồ dượt tổng tượng thị thị hợp Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, vì trong phần lớn các bài tập người ta chỉ có thể sử dụng một vài phương thức Ví dụ: Khi làm bài tập thí nghiệm đôi khi ta phải dùng đến tính toán và cần vẽ đồ thị. Trong dạy học với những vấn đề khác nhau thì thứ tự sử dụng những bài tập này cũng có thể khác nhau IV. Phương pháp chung giải bài tập vật lý. Không thể nói về một phương pháp chung, vạn năng có thể áp dụng để giải quyết mọi bài toán vật lý. Tuy nhiên từ sự phân tích về thực chất hoạt động giải bài toán vật lý ở trên ta có thể chỉ ra những nét khái quát, xem như một sơ đồ định lượng các bước chung của tiến trình giải một bài toán vật lý. Đó là cơ sở để GV xác đinh phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán vật lý: Theo các bước chung của tiến Trang 5 Lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập mạch điện lớp 9 Trong thực tế giải các bài toán vật lý ta thấy không nhất thiết có sự tách bạch một cách cứng nhắc giữa bước thứ 2 bước thứ 3 như trên. Không phải bao giờ người ta cũng xác lập xong xuôi hệ phương trình rồi mới bắt đầu luận giải với hệ phương trình để rút ra kết quả cần tìm. Có thể là sau khi xác lập được một mối liên hệ vật lý cụ thể nào đó, người ta thực hiện ngay sự luận giải với mối liên hệ đó (Biến đổi phương trình đó), rồi tiếp sau đó lại xác lập một mối liên hệ khác. Nghĩa là sự biến đổi các mối liên hệ (Các phương trình) cơ bản đã được xác lập được có thể xen kẽ, hoà lẫn với việc tìm tòi xác lập các mối liên hệ (Các phương trình) cần thiết tiếp theo. V. Hướng dẫn giải bài tập vật lí. V.1. Các kiểu hướng dẫn học sinh giải bài toán. V.1.1. Hướng dẫn theo mẫu (hướng dẫn Angôrit). Sự hướng dẫn hành động theo một mẫu đã có thường được gọi là hướng dẫn angôrit. ở đây thuật ngữ angôrit được dùng với ý nghĩa là một quy tắc hành động hay chương trình hành động được xác định một cách rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trong đó chỉ rõ cần thực hiện những hành động nào và trình tự nào để đi đến kết quả. Hướng dẫn Angôrit là sự hướng dẫn chỉ rõ cho học sinh những hành động cụ thể cần thực hiện và trình tự thực hiện các hành động đó để đạt kết quả mong muốn. Những hành động này được coi là những hành động sơ cấp phải được học sinh hiểu một cách đơn giản và học sinh đã nắm vững. Kiểu hướng dẫn này không đòi hỏi học sinh phải tự mình tìm tòi xác định các hành động cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra mà chỉ đòi hỏi học sinh chấp hành các hành động được giáo viên chỉ ra, cứ theo đó học sinh sẽ đạt được kết quả, sẽ giải được bài toán đã cho. Kiểu hướng dẫn angôrit đòi hỏi giáo viên phải phân tích một cách khoa học cách giải bài toán để xác định được một trình tự chính xác chặt chẽ của các hành động cần thực hiện để giải được bài toán và phải đảm bảo cho các hành động đó là các hành động sơ cấp đối với học sinh. Nghĩa là kiểu hướng dẫn giải bài toán này đòi hỏi phải xây dựng được angôrit giải bài toán. Kiểu hướng dẫn angôrit thường được áp dụng khi cần dạy cho học sinh phương pháp giải loại bài toán điển hình nào đó, nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải một loại toán xác định nào đó. Người ta xây dựng các angôrit giải cho từng loại bài toán cơ bản, điển hình và luyện tập cho học sinh kĩ năng dựa trên việc làm cho học sinh nắm được các angôrit giải. Kiểu hướng dẫn angôrit có ưu điểm là nó đảm bảo cho học sinh giải được bài toán đã được giao một cách chắc chắn, nó giúp cho việc rèn kĩ năng giải bài toán của học sinh có hiệu quả. Tuy nhiên nếu việc hướng dẫn học sinh giải bài toán luôn luôn chỉ áp dụng kiểu hướng dẫn angôrit thì học sinh chỉ quen việc chấp hành những hành Trang 7 Lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập mạch điện lớp 9 Định hướng khái quát chương trình hoá cũng là sự hướng dẫn mang tính chất gợi ý cho học sinh tự tìm tòi cách giải quyết (cũng như kiểu hướng dẫn tìm tòi). Nhưng giúp cho học sinh ý thức được đường lối khái quát của việc tìm tòi giải quyết vấn đề và sự định hướng được chương trình hoá theo các bước dự định hợp lí. Sự định hướng ban đầu đòi hỏi sự tự lực tìm tòi giải quyết của học sinh. Nếu học sinh không đáp ứng được thì sự giúp đỡ tiếp theo của giáo viên là sự phát triển định hướng khái quát ban đầu, cụ thể hoá thêm một bước đó là gợi ý thêm cho học sinh, để thu hẹp hơn phạm vi phải tìm tòi, giải quyết cho vừa sức học sinh. Nếu học sinh vẫn không đủ khả năng để tìm tòi giải quyết thì sự hướng dẫn của giáo viên chuyển dần thành hướng dẫn theo mẫu để đảm bảo cho học sinh hoàn thành được yêu cầu của một bước, sau đó tiếp tục yêu cầu học sinh tự tìm tòi giải quyết bước tiếp theo. Nếu cần thì giáo viên lại giúp đỡ thêm. Cứ như vậy cho đến khi giải quyết xong vấn đề đặt ra. V.2. Soạn lời hướng dẫn học sinh giải bài toán. V.2.1. Tóm tắt phương pháp giải toán. Tóm tắt đề. a. Các mối liên hệ cơ bản cần xác lập. b. Sơ đồ tiến trình rút ra kết quả cần tìm. c. Các kết qủa tính. V.2.2. Soạn lời hướng dẫn học sinh giải toán. Trên cơ sở trình bày tóm tắt phương pháp giải bài toán, nếu cần soạn lời hướng dẫn học sinh kiểu hướng dẫn angôrit chẳng hạn thì giáo viên có thể soạn lời hướng dẫn như sau: V.2.2. 1/ Hướng dẫn học sinh xác lập mối liên hệ cần thiết. Hướng dẫn học sinh xác lập mối liên hệ cần thiết giữa đại lượng đã biết và đại lượng chưa biết. Trang 9 Lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập mạch điện lớp 9 Chương II. Nội dung kiến thức. I/ Một số khái niệm. 1. Điện trở R, biến trở Rx. U *Thương số: R của mỗi một dây dẫn xác định không đổi được gọi là điện trở I của dây dẫn đó. Kí hiệu của điện trở R1 *Biến trở là một loại thiết bị có điện trở thay đổi. Kí hiệu trong sơ đồ mạch điện thường gặp là: R1 R1 1 1 Dòng điện đi qua phần đậm của biến trở. 2. Đoạn mạch nối tiếp. Là đoạn mạch mà trong đó các vật dẫn được mắc liên tiếp với nhau không có sự phân nhánh, điểm đầu của vật dẫn này trùng với điểm cuối của vật dẫn kia. R1 R2 3. Đoạn mạch mắc song song. Là đoạn mạch mà trong đó các vật dẫn được mắc sao cho có chung điểm đầu và điểm cuối. R1 R2 4. Định luật Ôm cho các loại mạch điện. a) Định luật Ôm cho đoạn mạch: - Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây. - Công thức: U I Với I: là cường độ dòng điện(đơn vị là Ampe, kí hiệu là A) R U: là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn (đơn vị là Vôn, kí hiệu là V) R: là điện trở của dây dẫn (đơn vị là ôm, kí hiệu là ) Trang 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_va_huong_dan_hoc_sinh_giai_mo.doc