Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 9
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU:.............................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .....................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4 II. PHẦN NỘI DUNG:........................................................................................4 1. Cơ sở lí luận: ...............................................................................................4 2. Thực trạng: ..................................................................................................4 2.1 Thuận lợi, khó khăn:..............................................................................5 2.2 Thành công, hạn chế:.............................................................................6 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu:...............................................................................6 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài: ......7 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. ........7 3. Giải pháp, biện pháp:.................................................................................11 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.......................................................11 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: ......................11 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:...........................................20 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:.......................................21 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: ................................................................................................................21 III/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: .........................................................................21 1/ Kết luận: ....................................................................................................21 2/ Kiến nghị:..................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................25 Phan Thị Hà - THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2015-2016 1 Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9 tế đó, tôi nhận thấy rằng, việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là học sinh lớp 9 là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người làm công tác giáo dục. Chính vì vậy, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, đặc biệt là chủ nhiệm lớp 9, trải qua không ít lần phải tiếp xúc và trực tiếp xử lí những trường hợp vi phạm đạo đức, tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là đối với học sinh khối 9. Và trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin được trao đổi cùng quý đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, đó là “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 9”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: Tìm ra một số biện pháp tối ưu nhất giúp giáo dục đạo đức cho học sinh, mà cụ thể là học sinh lớp 9. Giúp các em nhận thấy rằng cần làm cho hành vi ứng xử của mình phù hợp với lợi ích của xã hội, giúp các em có lí tưởng đạo đức cũng như nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức phù hợp. Giúp các em rèn luyện thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen đó để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Để từ đó giúp các em không mắc phải những sai phạm về đạo đức hay vi phạm về nội quy về nền nếp của trường lớp hay những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Giúp các em không sa vào những tệ nạn ngày càng nhiều trong xã hội, để các em có một cuộc sống lành mạnh, đạo đức trong sáng từ đó giúp các em có định hướng đúng đắn hơn cho cuộc đời mình. Nhiệm vụ: - Xác định rõ từng đối tượng học sinh với những vi phạm đạo đức thường gặp của các em. - Tìm hiểu nguyên nhân vi phạm những đạo đức đó. - Lựa chọn các biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh và lập kế hoạch giáo dục giúp các em khắc phục những sai phạm về đạo đức. Phan Thị Hà - THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2015-2016 3 Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9 TỐT KHÁ TRUNG BÌNH GHI CHÚ SL TL SL TL SL TL 11 36,7% 12 40% 7 23,3% Sau một năm áp dụng đề tài, kết quả thu được của lớp chủ nhiệm năm học 2014 – 2015 như sau: TỐT KHÁ TRUNG BÌNHGHI CHÚ SL TL SL TL SL TL 14 46,7% 13 43,3% 3 10% Mặc dù kết quả thu được khá cao, song vẫn còn một số thiếu sót, tôi muốn sáng kiến của mình hoàn chỉnh hơn. Vì vậy, năm học 2015-2016, khi được phân công chủ nhiệm lớp 9A, tôi tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện đề tài. Tôi đã điều tra kết quả đầu năm của lớp như sau: TỐT KHÁ TRUNG BÌNH GHI CHÚ SL TL SL TL SL TL Huỳnh Vĩnh Quang, Lê Quang Huy, H Mah Ayun, Trương Thành Nhựt, Nguyễn Văn Vũ, Hòa Tú Tài, 14 38,7% 15 41,7% 7 19,6% Y Buni Niê bị xếp loại hạnh kiểm trung bình Ngoài ra, tôi còn gặp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cán sự lớp cũ để tìm hiểu nhằm nắm bắt tình hình đặc điểm và hoàn cảnh gia đình của từng học sinh trong lớp. Từ những tìm hiểu ban đầu cùng với việc trò chuyện nhằm nắm bắt thông tin trực tiếp từ các em, tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như sau: 2.1 Thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: Đa số những học sinh có năng lực học tập khá, giỏi và những học sinh được gia đình quan tâm thì thường ngoan ngoãn, ít vi phạm đạo đức. *Khó khăn: Với đặc điểm lứa tuổi lớp 9, các em dễ bị thu hút bởi các tác động xấu bên ngoài, các em thích khám phá những điều mới mẽ nhưng chưa phân biệt được đúng sai. Một số học sinh cuối năm học trước đã có biểu hiện nghiện game nặng như học sinh Trương Thành Nhựt, Huỳnh Vĩnh Quang, Trần Phan Thị Hà - THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2015-2016 5 Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài: Là một giáo viên bộ môn đồng thời cũng là một giáo viên nhiều năm chủ nhiệm, trong quá trình giảng dạy tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh và phải thường xuyên xử lí những vi phạm đạo đức của học sinh nên tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Bản thân luôn luôn nhiệt tình bám sát tình hình của lớp, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, kịp thời phát hiện những vi phạm của học sinh và nguy cơ tiềm ẩn để kịp thời ngăn chặn. Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để kịp thời động viên, giúp đỡ và khuyến khích những học sinh có dấu hiệu lơ là môn học. Đồng thời trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm ra những biện pháp khắc phục những khó khăn mà các em đang gặp phải để giúp các em tiến bộ hơn trong học tập. Ngoài ra, tôi luôn trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm nhằm mục đích tìm ra những giải pháp tối ưu trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo trong và ngoài trường đã giúp bản thân tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Mục tiêu của giáo dục hiện nay là thông qua quá trình đào tạo của mình mà giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người. Muốn làm được điều này, chỉ riêng giáo viên ráng sức thì chưa đủ mà cần có sự tích cực tiếp nhận của học sinh với nguyên tắc “Học sinh tích cực, chủ động” thì giáo dục tính tự giác, tạo được niềm say mê cho các em. Nhưng thật đáng lo ngại, có không ít học sinh học hành như điều bắt buộc, miễn cưỡng thực hiện yêu cầu của giáo viên. Nhiều em còn chây lười, không chịu học bài, làm bài, vi phạm nền nếp, đạo đức như hút thuốc, nói dối bố mẹ, thầy cô, trốn học đi chơi điện tử, đánh nhau, Phan Thị Hà - THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2015-2016 7 Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9 Hình 3: Học sinh đánh nhau ( Ảnh minh họa – Nguồn Internet) - Công tác giáo dục đạo đức học sinh của lớp 9A Hoạt động giáo dục ngoại khóa: Tham gia các hoạt động giáo dục theo quy định của biên chế năm học: Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng của năm học. Sinh hoạt dưới cờ, thực hiện các phong trào thi đua có liên quan đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nhưng đôi khi một số hoạt động còn mang tính hình thức, chưa phát huy được tác dụng giáo dục đạo đức học sinh. Các hoạt động giáo dục lao động Học sinh lớp lao động vệ sinh trong và ngoài lớp học, lao động theo kế hoạch của ban lao động, thu dọn vệ sinh môi trường, cải tạo cảnh quan sư phạm: Trồng và chăm sóc công trình măng non của chi đội mình theo quy định của liên đội. Sự tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh của các giáo viên bộ môn Giáo viên bộ môn liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài học, tiết học. Nhắc nhở uốn nắn những sai phạm của học sinh trong giờ học Tuy nhiên, vẫn có một số giáo viên quá gò bó, đơn điệu khi lồng ghép liên hệ giáo dục đạo đức thông qua bài học. Vẫn còn những giáo viên coi việc giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. Phan Thị Hà - THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2015-2016 9 Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9 Trình độ nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế và ý thức chưa cao, chưa thấy được tầm quan trọng của việc học tập và giáo dục con em nên khi giáo viên chủ nhiệm đến nhà để kết hợp giáo dục thì quá thờ ơ và đưa ra nhiều lí do để bao biện cho con cái “Ở nhà nó rất ngoan và chăm chỉ” cụ thể là em Hòa Tú Tài. Nhiều phụ huynh không quan tâm đến con em mình, không tham gia họp phụ huynh, không đến gặp giáo viên chủ nhiệm khi có giấy mời, thậm chí có phụ huynh khi giáo viên gọi điện thoại hay đến nhà để trao đổi tình hình học tập của học sinh còn tỏ thái độ khó chịu vì bị làm phiền. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa chặt chẽ và liên tục. 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Thông qua nhiều mối quan hệ để tìm hiểu nguyên nhân học sinh vi phạm đạo đức để từ đó tìm ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh. Kết hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, ban nề nếp và các tổ chức đoàn thể để cùng tìm ra biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh để thông báo kịp thời tình hình của học sinh để cùng gia đình phối hợp giáo dục đạo đức con em mình. Phát huy tích cực sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm hạn chế việc học sinh bị lôi cuốn tham gia vào các tệ nạn xã hội làm suy giảm đạo đức. 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: * Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp, của từng học sinh: Ngay từ khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi đã thu thập đầy đủ thông tin về học sinh như: Lực học, động cơ học tập, tình hình sức khỏe, đạo đức, mối quan hệ, thái độ với cha mẹ,với thầy cô giáo, bạn bèNhư đặc điểm tình hình của một số học sinh sau: Phan Thị Hà - THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2015-2016 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_duc_dao_duc.doc