Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập lịch sử

pdf 26 trang sklop9 02/12/2024 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập lịch sử
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 SƠ YẾU LÝ LỊCH 
Họ và tên : Nguyễn Trung Thành 
Ngày sinh : 16/12/1971 
Năm vào ngành : 10/1992 
Ngày vào Đảng : 19/ 05/2001 
Chức vụ : Tổ phó tổ Khoa học Xã hội, giáo viên Trƣờng THCS 
 Trung tâm Nghiên cứu Bò & Đồng cỏ Ba Vì 
Trình độ chuyên môn: Đại học 
Hệ đào tạo: Từ xa 
Bộ môn giảng dạy: Ngữ văn - Lịch sử 
Khen thƣởng: 
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 
- Chiến sĩ thi đua cấp Huyện 
- Giải Nhất giáo viên dạy giỏi môn Lịch sử cấp Huyện 
- Giải Ba giáo viên dạy giỏi môn Lịch sử thành phố Hà Nội 
 1 A- ĐẶT VẤN ĐỀ 
 TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập lịch sử 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Như chúng ta đều biết: Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với 
việc giáo dục thế hệ trẻ. Chính vì vậy mà Bác Hồ đã dạy: 
 “Dân ta phải biết sử ta 
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” 
 Chính từ những hiểu biết về quá khứ , học sinh sẽ hiểu rõ truyền thống 
dân tộc, tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Từ đó 
học sinh xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai, 
nhất là đối với học sinh lớp 9 cuối cấp Trung học cơ sở. 
 Thế nhưng hiện nay tình hình học môn Lịch sử trong nhà trường đang bị 
học sinh coi nhẹ. Nhiều em có những nhận thức sai lệch về vị trí, chức năng của 
bộ môn trong đời sống xã hội dẫn đến sự giải sút chất lượng bộ môn trên nhiều 
mặt. Tình trạng học sinh không học, không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, 
phổ thông, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở 
nhiều trường hiện nay. Chưa kể đến tình trạng học sinh lớp 12 không tha thiết 
với các môn thi của khối C, điều đó càng làm cho việc học môn Lịch sử ở trong 
trường bị xem nhẹ 
 Mặt khác, các giáo viên dạy môn lịch sử cũng chưa thực sự tìm tòi, tâm 
huyết với môn dạy, chưa đi sâu tìm hiểu, tham khảo tài liệu. Đặc biệt là các giáo 
viên chưa đổi mới cách dạy học môn Lịch sử, từ đó dẫn tới sự nhàm chán cho 
các em học sinh vốn đã ngán ngẩm trước các con số, sự kiện, ngày tháng mà 
môn Lịch sử đem lại. 
 Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên giảng dạy lịch sử đã nhiều năm, 
tham dự nhiều chuyên đề do Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục tổ chức, lại trực tiếp 
dạy môn lịch sử lớp 9, tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong 
phương pháp ôn tập Lịch sử lớp 9 để nhằm đổi mới phương pháp tiếp cận các 
sự kiện lịch sử cho học sinh, từ đó giúp các em có ý thức hơn trong việc học 
môn Lịch sử; đồng thời nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinh cuối cấp , đảm 
bảo cho các em có đủ hành trang kiến thức để bước vào cấp học Trung học phổ 
thông. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: 
 “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập lịch sử” 
 3 
III. PH M VI VÀ THỜI GIAN TH C HIỆN ĐỀ TÀI: 
 1. Phạm vi thực hiện đề tài: hối lớp 9 (A,B) trường THCS TTNC Bò 
và Đồng c Ba Vì. 
 Đề tài được ứng dụng ở hầu khắp các bài trong chương trình Lịch sử lớp 9 
 nhưng tập trung vào một số bài. Ví dụ: 
 + Bài 13 - Tiết 15: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay 
 + Bài 16 - Tiết 19: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài 
trong những năm 1919 – 1925 
 + Bài - Tiết 29: Lịch sử địa phương Hà Nội 1919 – 1945 
 + Bài 29 - Tiết 42;43;44: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965 – 
1973) 
 + Bài 34 - Tiết 51: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới 
thứ nhấtđến năm 2000 
 2. Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 9 năm 
2021 
 IV. Tài liệu tham khảo 
 1. Sách giáo viên lịch sử 9 
 2. Sách giáo khoa lịch sử 9 
 3. Câu h i và bài tập lịch sử 9 
 4. Bài tập và câu h i trắc nghiệm lịch sử 9 . 
 5. Lịch sử địa phương Hà Nội 
 6. Chuẩn kiến thức bộ môn Lịch sử 9. 
 7. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS môn Lịch sử 
 5 hợp, kết quả học sinh học tập chăm chỉ, hứng thú, nắm bắt sử liệu nhanh, quá 
trình tư duy tổng hợp, so sánh, nhận x t đánh giá linh hoạt hẳn lên, kết quả thi 
học sinh gi i có nhiều tiến triển tốt. 
 Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề ôn tập cho học sinh bậc 
THCS tuy nhiên những vấn đề đó còn rất chung chung, chưa đi vào vấn đề cụ 
thể để giúp cho giáo viên có những phương pháp cụ thể để tiến hành thiết kế 
một tiết ôn tập thật sinh động và tạo hứng thú cho học sinh và để học sinh tiếp 
thu được kiến thức một cách sâu sắc. Vậy nên tôi quyết định lựa chọn đề tài này 
hy vọng sẽ đưa ra các phương pháp ôn tập tốt nhất cho học sinh. Tuy nhiên vì 
điều kiện giảng dạy nên tôi chỉ lựa chọn nghiên cứu phương pháp ôn tập đối với 
khối lớp 9 để giúp các em có kiến thức vững chắc hơn để bước tiếp vào THPT. 
 1. Thuận lợi 
 - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, có kỹ năng làm bài tập lịch sử. 
 - Học sinh ham thích tìm hiểu kiến thức lịch sử trong giờ học các em học 
tập tích cực, thực sự là trung tâm của quá trình dạy học. 
 - hả năng nắm bắt sử liệu tốt, biết so sánh đánh giá sự kiện lịch sử. 
 - Đội ngũ giáo viên dạy lịch sử khá đồng đều ở các khối lớp, tham gia đầy 
đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp do Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục tổ 
chức. 
 - Phương tiện trực quan trong giảng dạy đã được quan tâm mua sắm khá đầy đủ. 
 - Việc tìm kiếm thông tin , đối chiếu tài liệu, hình ảnh trở nên rất thuận lợi nhờ 
In-tơ-nét, Phòng dạy bài giảng điện tử của trường. 
 - Công nghệ thông tin giúp cho người giáo viên trở nên nhàn nhã hơn, học sinh tiếp 
thu bài nhanh hơn, sinh động hơn 
 - Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mới 
phương pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân, có 
nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng tốt nghiệp và đội ngũ học sinh gi i các 
cấp. 
 2. Khó khăn. 
 - Học sinh trường THCS Trung tâm nghiên cứu Bò & Đồng c Ba Vì còn 
một bộ phận không nh không ham thích học môn Lịch sử. 
 - Nhiều gia đình còn chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, 
chỉ chú trọng cho con em học các môn chính. 
III. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề 
 1. Phƣơng pháp ôn tập chung: 
 1.1.. Ôn t p theo s kiện ịch sử 
 Phương pháp ôn tập theo sự kiện là bước khởi đầu cung cấp cho học sinh 
nguồn sử liệu cơ bản. Ôn tập theo phương pháp này giúp học sinh bổ sung các 
 7 - Phong trào giải phóng dân tộc 1930 - 1945 cần chú ý đến đường lối, lực 
lượng, diễn biến của từng giai đoạn cụ thể. 
 - Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp: Cần chú ý đến sự 
lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ cũng như các chiến dịch lớn mà ta thực hiện 
 1.3. Ôn t p theo trình t ogic bài 
 Dạy theo trình tự logic bài giúp học sinh nắm bắt bài theo một trình tự hệ 
thống, như "Công thức" Ôn tập theo phương pháp này có thể sử dụng ở một số 
bài có cấu tạo khá giống nhau như ở các bài: 16, 18, 19, 20 (SG Lịch sử 9) 
Ví dụ cụ thể: 
 - Các bài trên ôn tập theo trình tự: 
 + Hoàn cảnh ra đời : 
 "Kế hoạch Nava", 
 "Chiến tranh đặc biệt", 
 "Chiến tranh cục bộ", 
 "Việt Nam hoá chiến tranh" 
 - Nôi dung: 
 + Tính nguy hiểm, điểm yếu. 
 ? "Kế hoạch Nava", "Chiến tranh đặc biệt", ''Chiến tranh cục bộ" , "Việt 
Nam hoá chiến tranh" từng bước bị phá sản như thế nào? 
 + Bước đầu bị phá sản. 
 + Phá sản hoàn toàn. 
 + Nguyên nhân phá sản 
 + Kết quả thắng lợi của ta 
 + Kinh nghiệm đấu tranh 
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá, phân tích sự kiện , rút ra bài học. 
 1.4.. Ôn t p bằng hệ thống ược đồ, đồ thị 
 Phương pháp này sử dụng ở một số bài dạng tiến trình cách mạng, quá 
trình phát triển, tư tưởng nhận thức... Giúp học sinh hứng thú, hiểu và nắm bắt 
bài nhanh. 
Ví dụ: 
 Khi dạy bài 16 - Tiết 19: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước 
ngoài trong những năm 1919 – 1925, 
 giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ: Đồ thị về bước phát triển tư tưởng, nhận thức 
 của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 - 1930 . 
 - Bước 1: Cho học sinh nêu các sự kiện tiêu biểu, đánh dấu sự chuyển biến. 
 9 hàng tháng trời giúp ta bảo toàn lực lượng. Bộ đội ta trở về tiếp quản Thủ đô 
ngày 10/10/1954. 
 - Ôn tập phần 1954 - 1975: Lồng gh p những chiến thắng lớn của nhân 
dân Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt chú ý là cuộc chiến bảo 
vệ Thủ đô với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” lẫy lừng. ây dựng và 
phát triển kinh tế của nhân dân Hà Nội góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở 
miền Bắc, là hậu phương vững chắc chi viện cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam 
thân yêu. 
 - Đặc biệt là khi dạy các Tiết : Lịch sử địa phương Hà Nội, giáo viên cần 
nêu rõ: người Ba Vì phải biết sử quê mình, giáo viên có thể tổ chức cho các em 
đi thăm một số di tích lịch sử , văn hóa trên địa bàn huyện nhà như: Lăng Ngô 
Quyền, đền thờ Phùng Hưng, trận địa tên lửa sông Đà, hu di tích 9- Đá 
Chông, làng kháng chiến Vật Lại, Cổ Đô. để giúp các em thấy được trong 
lịch sử giữ nước của dân tộc, nhân dân các dân tộc Ba Vì đã anh dũng chiến đấu, 
đã hi sinh xương máu vì độc lập của quê hương, đất nước, từ đó hình thành ý 
thức tự hào về quê hương, dân tộc, thêm yêu thích học tập môn Lịch sử, có ý 
thức tìm hiểu lịch sử quê hương. 
 1.6.. Ôn t p theo phương pháp kể chuyện, tường thu t 
 Phương pháp này đòi h i giáo viên phải sưu tầm truyện kể, về những chân 
dung lịch sử, tranh ảnh, video. hi ôn tập kết hợp kiến thức sách giáo khoa 
và truyện kể học sinh sẽ tiếp nhận một cách hứng thú, hiệu quả tiếp nhận kiến 
thức tăng lên rõ rệt. 
 Ví Dụ : Khi dạy về các anh hùng dân tộc đã có công d ng nước và giữ 
nước như Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Ngô Quyền của quê hương Ba Vì, giáo 
viên có thể ồng ghép các giai thoại ich sử có iên quan đến các vị anh hùng 
trên cho tiết học thêm phần sinh động 
Một số hình ảnh: 
 Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc 
 11 + Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam 
 * Sắp xếp nội dung tƣơng ứng: 
 - "Chiến tranh đặc biệt” "Tìm diệt” "Bình định” 
 - "Chiến tranh cục bộ" "Ấp chiến lược" 
 * Khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất: 
 Ai à Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta? 
 A. Trần Phú B. Trường Chinh 
 C. Hồ Chí Minh D. Lê Duẩn 
 2.2. Câu hỏi thông tin s kiện ịch sử 
 + Nêu các sự kiện lịch sử thế giới tương ứng với các mốc thời gian sau: 
 2/3/1919; 4/5/1919; 1/7/1921; 1/9/1939; 1/10/1949 
 8/1/1949; 18/6/1953; 1/1/1959; 1/12/1975; 11/11/1975. 
 + Nêu thông tin về các sự kiện lịch sử Việt Nam diễn ra tại các thời 
điểm. 
 3/2/1930; 19/8/1945; 19/12/1946; 7/5/1954. 
 Dạng câu h i thông tin sự kiện giúp học sinh cũng cố lại kiến thức về sự 
kiện lịch sử, giúp học sinh nhớ các điểm mốc lịch sử quan trọng của thế giới và 
trong nước. 
 2.3. Câu hỏi tổng hợp, đánh giá s kiện ịch sử 
 Đây là câu h i nâng cao kiến thức tổng hợp của học sinh. 
Ví dụ: 
 ? Ý nghĩa của sự kiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với cách mạng Việt 
Nam. 
 ? Nội dung cơ bản của "Kế hoạch Na- va”? , "Kế hoạch Na-va” bị phá sản 
như thế nào? 
 ? Điện Biên Phủ có phải là "Pháo đài bất khả xâm phạm" không? 
Vì sao? 
 ? Chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” và “ Chiến tranh cục bộ” mà Mĩ 
thực hiện tại miền Nam Việt Nam có gì giống và khác nhau? 
 2.4. Câu hỏi so sánh s kiện ịch sử 
Ví dụ: 
 ? So sánh về chủ trương, đường lối của ba tổ chức cách mạng được thành 
lập ở Việt Nam từ 1925 - 1928 ? 
 + Cho các sự kiện lịch sử Việt Nam: 3/2/1930; 19/81945; 19/12/1946, 
7/5/1954. 
 13 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_on.pdf