Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn 9

doc 22 trang sklop9 08/06/2024 1240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn 9
 Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TN-ST trong dạy học môn ngữ văn
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU.
 I. Đặt vấn đề.
 Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đã và đang chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Đòi hỏi người 
giáo viên phải tích cực đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng dạy cách 
học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm 
chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra 
trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, 
coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình 
học tập của học sinh. Để đáp ứng được yêu cầu đó, dạy học hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo được xem là phương pháp dạy học tích cực và có hiệu quả.
Đối với học sinh, học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm là phương pháp thực 
hiện học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong 
cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. Đây được đánh giá là phương pháp ưu 
việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, 
hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân.
 Từ thực tiễn giảng dạy, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để mỗi bài 
học, mỗi hoạt động của học sinh đều để lại được dấu ấn tích cực trong tâm trí 
của các em, làm thế nào để các em tham gia hoạt động trải nghiệm như là một 
nhu cầu của bản thân, các em có cơ hội được thể hiện mình. Qua đó giáo viên 
phát hiện được năng lực thực sự của học sinh để có những điều chỉnh phù hợp 
về phương pháp dạy học.. 
 Từ những lí do đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh 
tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn 9” làm 
đề tài nghiên cứu. Trên tinh thần tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi và học hỏi kinh 
nghiệm, những vấn đề mà tôi đưa ra sẽ góp phần giúp giáo viên giảng dạy môn 
Ngữ văn có những biện pháp hiệu quả hơn trong việc hướng dẫn học sinh tham 
gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; giúp học sinh thêm yêu thích môn học 
Ngữ văn, tham gia tích cực vào hoạt động học tập nói chung và trong mỗi tiết 
học Ngữ văn nói riêng hướng đến mục đích nâng cao chất lượng dạy học trong 
nhà trường.
Tác giả: Cao Đình Cường.
 1 Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TN-ST trong dạy học môn ngữ văn
học sinh không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều 
chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết 
làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm”.
 Với cách hiểu như vậy thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động 
giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, từng cá nhân 
học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời 
sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt 
động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy 
tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được 
coi trọng trong từng môn học.
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không gọi là môn học mà là hoạt động giáo 
dục. Môn học được tạo nên bởi một hoặc một vài lĩnh vực khoa học nên nội 
dung của nó được cấu trúc chặt chẽ còn hoạt động giáo dục sử dụng tích hợp 
kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình.
 2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với đổi mới phương pháp dạy 
học.
 Học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm là phương pháp thực hiện học đi 
đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống 
ngay trong lớp, trong trường. Đây được đánh giá là phương pháp ưu việt cho sự 
phát triển năng lực sáng tạo, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành 
các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân.
 Với xu thế phát triển của giáo dục hiện nay thì hoạt động TN-ST đã và 
đang được triển khai như một biện pháp hữu hiệu trong việc đổi mới PPDH góp 
phần đổi mới giáo dục nói chung.
 Tại văn bản số 27/HD/PGD&ĐTcủa Phòng Giáo dục và đào tạo huyện 
Krông Ana về việc hướng dẫn các trường THCS triển khai thực hiện nhiệm vụ 
Giáo dục THCS năm học 2018-2019 cũng đã nêu một trong những nhiệm vụ 
trọng tâm là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học phù hợp với 
yêu cầu hiện nay. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học; Dạy học trải 
nghiệm sáng tạo; kích thích HS nghiên cứu khoa học; Dạy học tài liệu địa 
phương” . Như vậy dạy học hoạt động TN-ST được xem là một nội dung 
quan trọng trong đổi mới dạy học và đây cũng là một phương pháp dạy học mới 
nhằm tiếp cận dần với nội dung chương trình giáo dục phở thông mới. Thông 
Tác giả: Cao Đình Cường.
 3 Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TN-ST trong dạy học môn ngữ văn
 Về cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn: Chưa có Hội trường 
và sân khấu nên mỗi khi tổ chức hoạt động tập thể phải tận dụng không gian, 
sân khấu ngoài trời.
 Việc dạy học hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn chủ yếu dựa vào khâu tổ 
chức của giáo viên ở trên lớp, chủ yếu các em trải nghiệm là thông qua việc tìm 
hiểu thông tin và báo cáo nội dung hiểu biết, thực tế hoạt động TN-ST còn nặng 
về lý thuyết.
 Đối với học sinh, các em là học sinh nông thôn nên việc được tham gia hoặc 
chứng kiến các hoạt động của địa phương liên quan đến chủ đề người lính hay 
người phụ nữ là tương đối hạn chế. Ở địa phương không có cở sở hay địa điểm 
nào để đáp ứng nhu cầu về trải nghiệm tham quan điều này cũng gây nên nên 
hạn chế cho các em khi tìm hiểu học tập, trải nghiệm về hai chủ đề nói trên.
 Việc hướng dẫn học sinh ở một số giáo viên còn mang tính chủ quan, một 
chiều – tức là giáo viên giao nhiệm vụ và học sinh thực hiện rồi báo cáo, làm 
như vậy chưa thực sự phát huy được tiềm năng sáng tạo của học sinh. Chưa tạo 
cho các em nhận thức về hoạt động TN-ST là một nhu cầu của cuộc sống, giáo 
viên chưa bám sát được học sinh, không nắm bắt hết được những khó khăn 
vướng mắc của học sinh để giúp các em tháo gỡ. Một số học sinh cũng chưa 
nhận thức đầy đủ được những yêu cầu cụ thể của hoạt động như: Hoạt động này 
để làm gì? Cần phải đạt được gì? Vì vậy mà một số em không thực sự hào hứng 
tham gia, nhiều khi không hoàn thành được nhiệm vụ của cá nhân.
 Để làm rõ hơn về những tồn tại và hạn chế của vấn đề này, ngay từ đầu năm, 
tôi đã thực hiện một khảo sát đối với 94 em học sinh lớp 9 trong năm học 2018-
2019 với nội dung và kết quả như sau: 
Câu hỏi 1. Em có thích học môn Ngữ văn không? Vì sao?
Câu hỏi 2. Em thấy hoạt động TN-ST trong dạy học Ngữ văn có cần thiết 
không?
Câu hỏi 3. Em có hứng thú khi tham gia các hoạt động trải nghiệm trong môn 
Ngữ văn không?
 Kết quả khảo sát cho thấy vẫn có khoảng 20% học sinh không thích học bộ 
môn Ngữ văn vì cho rằng đây là môn học có khối lượng kiến thức nhiều, bài học 
văn bản dài nên khó nhớ. Điều này cho thấy rằng học sinh vẫn cảm nhận việc 
học và tiếp thức kiến thức trên lớp có phần khó khăn. Tuy nhiên 95% học sinh 
Tác giả: Cao Đình Cường.
 5 Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TN-ST trong dạy học môn ngữ văn
những điều chỉnh tích cực đổi mới phương pháp dạy học tôi đã tiến hành những 
biện pháp sau đây:
 1. Biện pháp 1. 
 Giúp học sinh nhận thức đầy đủ về hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
trong học tập môn Ngữ văn 9. 
 Ngay từ đầu năm học giáo viên phải định hướng cho học sinh hiểu rõ 
được Thế nào là hoạt động trải nghiệm sáng tạo? Tham gia hoạt động để làm gì? 
Học sinh phải làm gì trong mỗi hoạt động đó?... 
 Đồng thời để kích thích các em sự tò mò, hào hứng tham gia các hoạt 
động giáo viên cần phải hướng dẫn giúp các em có được cái nhìn tổng thể về 
những yêu cầu cho mỗi hoạt động theo chủ đề hoặc yêu cầu về hoạt động trải 
nghiệm cho mỗi bài học.
 Đối với chủ đề hoạt động trải nghiệm “Phụ nữ xưa và nay” được triển 
khai từ khi học xong tiết 41 và học sinh báo cáo kết quả sau khi học tiết 57. Yêu 
cầu học sinh phải có được những cảm về những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt 
Nam qua từng thời kỳ: trong thời kỳ đất nước còn chế độ phong kiến và trong 
thời kỳ ngày nay. Qua các văn bản đã được học gồm: “Chuyện người con gái 
Nam Xương” của Nguyễn Dữ; “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; truyện “Lục Vân 
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu, học sinh cần thể hiện 
được những cảm nhận của bản thân về người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. 
Từ nhừng hiểu biết và liên hệ ở với vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời đại 
ngày nay. Kết quả của hoạt động học sinh phải thể hiện bằng một “sản phẩm” cụ 
thể mang dấu ấn cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của bản thân. Học sinh cần 
kết hợp những kiến thức hiểu biết đã được tìm hiểu ở chương trinh đã học ở các 
lớp 6;7;8. 
 Với chủ đề hoạt động trải nghiệm về “Người lính”, chủ đề này được triển 
khai từ khi học xong tiết 58 và học sinh báo cáo kết quả sau khi học tiết 72. 
Thông qua kiến thức của các bài học gồm: “Đồng chí” của Chính Hữu; “Bài thơ 
về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật”; “Ánh trăng” của Nguyễn 
Duy, học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm bằng những hình thức khác nhau 
như: tham quan những di tích lịch sử; gặp gỡ trực tiếp với các cựu chiến binh 
hay nghe kể chuyện về hay thể hiện tình cảm của mình với những người lính, 
Tác giả: Cao Đình Cường.
 7 Hướng dẫn học sinh lớp 9 tham gia các hoạt động TN-ST trong dạy học môn ngữ văn
 Người giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch chi tiết có sự tham khảo ý 
kiến của nhóm giáo viên cùng bộ môn. Kế hoạch này phải được thông qua tổ 
chuyên môn góp ý và duyệt trước khi thực hiện.
 3. Biện pháp 3. 
 Giúp học sinh trở thành chủ thể của hoạt động.
 Hoạt động TN-ST là hoạt động mà chính học sinh là chủ thể, vì vậy giáo 
viên tuyệt đói không được làm thay các em. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn.
 Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần định hình cho học sinh thấy được 
nhiệm vụ sắp tới là có những hoạt động trải nghiệm nào. Các em nhận thức 
được nhiệm vụ trước mắt và phấn đấu để hướng tới. Hai chủ đề hoạt động trải 
nghiệm trong chương trình Ngữ văn 9 đều được thực hiện trong học kì I nên 
việc định hướng cho học sinh phải được tiến hành từ đầu năm, giúp các em có ý 
tưởng sáng tạo và ý thức tích lũy kiến thức cho mỗi hoạt động. Giáo viên nên 
hướng cho học sinh lựa chọn nội dung thực hiện trong cả học kì dựa vào điều 
kiện, khả năng của bản thân, của lớp, của nhà trường, của địa phương có thể tổ 
chức được. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực hiện cho học sinh. 
 Để thực hiện nội dung này cần làm tốt các bước sau:
 Bước 1. Lập nhóm học sinh.
Nội dung của một hoạt động có thể rất phong phú và nhiệm vụ của mỗi nhóm có 
thể cũng khác nhau, vì vậy khi lập nhóm học sinh giáo viên cần phải dựa vào 
một số tiêu chí như: nhóm theo sở trường; nhóm theo năng lực các nhân..vv và 
phải phát huy vai trò của ban cán sự lớp trong việc lập nhóm.
Để có được một nhóm tối ưu giáo viên cần chú ý những nội dung sau:
 - Mục đích: Hoạt động này hướng đến trải nghiệm học tập nào?
 - Thời lượng: Hoạt động nhóm này diễn ra trong bao lâu?
 - Đặc điểm học sinh: Những đặc điểm nào ảnh hưởng đến nhiệm vụ hoặc 
trải nghiệm học tập này?
 - Thành phần tham gia: Nhóm gồm các học sinh có đặc điểm giống nhau 
hay không giống nhau?
 - Hình thức tổ chức / Quy mô: Hình thức tổ chức nào phù hợp nhất với hoạt 
động học tập? Quy mô như nào thì đạt được mục đích?
 - Cách thức tiến hành: Các nhóm sẽ được tiến hành như thế nào?
Tác giả: Cao Đình Cường.
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_th.doc