Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp
Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp MỤC LỤC A. Phần thứ nhất: Đặt vấn đề.............................................................................2 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................2 2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2 3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3 B. Phần thứ hai: Nội dung.................................................................................4 Chương I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.........................................................4 1. Cơ sở lí luận.......................................................................................................4 2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................5 Chương II. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp.....................................................6 1. Thuận lợi............................................................................................................6 2. Khó khăn............................................................................................................6 Chương III. Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp..................8 1. Nội dung thực hiện............................................................................................8 2. Biện pháp thực hiện...........................................................................................8 2.1. Giáo viên chủ nhiệm phải có kĩ năng sư phạm...............................................8 2.2. Giáo viên chủ nhiệm phải tiếp cận và tìm hiểu học sinh................................9 2.3. Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp........................9 2.4. Bầu Ban cán bộ lớp........................................................................................11 2.5. Phát huy tính tự giác, khả năng tự quản của Ban cán bộ lớp.........................11 2.6. Phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp thông qua các hoạt động của lớp, của trường..................................................................................................................11 2.7. Khen thưởng công khai kịp thời và nhắc nhở đúng lỗi một cách tế nhị.......14 C. Phần thứ ba: Kết quả thực hiện và bài học kinh nghiệm........................15 1. Kết quả thực hiện.............................................................................................15 2. Bài học kinh nghiệm........................................................................................16 D. Phần thứ tư: Kết luận và khuyến nghị.......................................................18 1. Kết luận ..........................................................................................................18 2. Khuyến nghị....................................................................................................19 1/19 Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp 3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài “Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp” được áp dụng trong khóa học 2012 – 2016 và tiếp tục áp dụng trong các khóa học sau với các lớp chủ nhiệm kế tiếp khi tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu luận. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Một số phương pháp nghiên cứu khác. 3/19 Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp Giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị vững mạnh, tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Giáo viên chủ nhiệm luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn: Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của chi bộ Đảng, của Ban Giám hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong hội đồng sư phạm nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo là người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn nên có nhiều thời gian tiếp xúc với lớp chủ nhiệm hơn. Bản thân có sức khỏe tốt, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác, nắm được tình hình lớp ngay từ đầu năm học. Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo tốt cho việc thực hiện công tác giáo dục. Các bậc phụ huynh học sinh của lớp chủ nhiệm ngày càng có trách nhiệm hơn trong công tác giáo dục, quản lý chặt chẽ trong học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày của các em, hỗ trợ giúp đỡ nhà trường về mọi mặt để bộ mặt giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên. Nhưng bên cạnh đó một số học sinh ý thức học tập, nề nếp chưa nghiêm túc. Trước những thực trạng trên, bản thân là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở, suy nghĩ với phương pháp quản lý của mình như thế nào để lớp chủ nhiệm ngày càng tiến bộ hơn, lớp luôn đạt là Chi đội mạnh, học sinh của lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, giảm đi những hành vi sai lệch vi phạm nội quy trường, lớp, bản thân các em luôn thấy an toàn và an tâm trong học tập, kết quả học tập ngày càng tiến bộ. Với những trăn trở đó tôi đã tìm ra mét sè giải pháp để hoàn thành được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với công việc được phân công. 5/19 Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp thường lo học sinh của mình còn nhỏ nên việc quản lớp giáo viên luôn là người làm. Vậy nên vai trò của Ban cán bộ lớp không được phát huy, các em không có cơ hội được thể hiện năng lực lãnh đạo của mình. - Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều GVCN thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. 7/19 Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm phải là một người gương mẫu có lối sống lành mạnh, biết sống vì mọi người, không chỉ cần có cái “tài” mà còn phải có một cái “tâm” rất lớn. Chỉ có như thế ta mới đáp ứng và thực hiện tốt yêu cầu mà xã hội đã tín nhiệm giao phó. 2.2 GVCN phải tiếp cận và tìm hiểu học sinh: Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững tâm sinh lí, nhu cầu, nguyện vọng, ước mong, khả năng trình độ của học sinh, nắm vững hoàn cảnh sống, những tác động của gia đình, mối quan hệ xã hội, bạn bè của học sinh. Tôi đã cố gắng tìm hiểu học sinh thông qua nhiều biện pháp. Cụ thể như sau: - Tìm hiểu học sinh qua các tài liệu liên quan: Xem học bạ, sơ yếu lí lịch, bản tự nhận xét của học sinh, nhận xét của GVCN cấp tiểu học. Đây là tài liệu đáng tin cậy ban đầu giúp tôi nhận biết và phân loại học sinh. - Ngày đầu làm quen với lớp, tôi giới thiệu về bản thân và mời các em tự giới thiệu về mình để các em tự tin hơn khi nói trước tập thể lớp. Thông qua đó, nhiều em chứng tỏ được năng lực giao tiếp và sự tự tin của bản thân. - Để tìm hiểu kĩ học sinh hơn, tôi đã phát phiếu tìm hiểu thông tin như sau: THÔNG TIN HỌC SINH Họ và tên: .. Ngày tháng năm sinh:. Là con thứ: trong gia đình. Hoàn cảnh gia đình:. Chỗ ở hiện nay:. Họ tên bố:Nghề nghiệp:. Số điện thoại của bố: Họ tên mẹ:.Nghề nghiệp: Số điện thoại của mẹ: . Môn học yêu thích: ..Ước mơ:.. Cấp tiểu học có tham gia vào bộ máy cán bộ lớp không: Giữ chức vụ gì:.. Em có muốn làm cán bộ lớp không: Nếu muốn thì tham gia vào vị trí nào:... 2.3. Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp: - Trên cơ sở nắm được mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học, đặc điểm tình hình lớp, địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục đạt kết quả cao cần phải có kế hoạch sát đúng, phù hợp. 9/19 Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp *Ví dụ: Đối với lớp tôi chủ nhiệm, tôi đã đưa ra chỉ tiêu (theo chỉ tiêu năm học 2012 - 2013) như sau : + Học lực: 35% G; 42% K; 23% Tb; 0% Y, Kém. + Hạnh kiểm: 57% T; 32% K; 11% Tb; 0% Y, Kém. + Đạt lớp tiên tiến xuất sắc, Chi đội vững mạnh. + Hoàn thành và tham gia đầy đủ, đạt kết quả xuất sắc trong tất cả các hoạt động được giao. Với việc lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm như trong những năm học qua, lớp tôi chủ nhiệm đã hoàn thành tốt, đúng thời gian quy định và đạt được nhiều thành tích cao. 2.4. Bầu Ban cán bộ lớp: - Đầu tiên, tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực quản lí lớp theo sự nhận xét của các em (qua quá trình các em tiếp xúc với nhau ở một số buổi học và thuận lợi là có nhiều em đã học với nhau nhiều năm cấp Tiểu học). - Khi đã xác định, thống nhất được một số học sinh phù hợp tôi tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm. - Các em học sinh rất hào hứng với quyền lợi này của mình và tôi thấy các em cũng rất nghiêm túc trong việc lựa chọn Ban cán bộ lớp. - Sau khi bầu cử và chọn được Ban cán bộ lớp, tôi mời Ban cán bộ lớp ra mắt cả lớp để các em thấy tự hào và hãnh diện vì được các bạn tín nhiệm, đó cũng là động lực để các em sẽ cố gắng thể hiện năng lực của mình trong vai trò, vị trí mới ở trường lớp. 2.5. Phát huy tính tự giác, khả năng tự quản của Ban cán bộ lớp: - Công việc này yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thời gian đầu phải thường xuyên đến lớp vào đầu buổi học, giữa các tiết và cuối buổi học để rèn cho học sinh tính tổ chức kỷ luật: truy bài, ra vào giờ 5 phút, dọn vệ sinh lớp và xếp bàn ghế trước khi ra về giúp các em nhận thức đúng vấn đề, trên cơ sở đó các em sẽ thực hiện một cách tự giác. Xây dựng dựng đội ngũ cán bộ lớp tự quản là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và cũng là một việc làm quan trọng và khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm cần xác định được tiêu chuẩn của cán bộ lớp: + Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có khả năng gương mẫu. + Tính tình thẳng thắn, giám đấu tranh, giám phê bình. + Năng nổ hoạt động và sẵn sàng hoạt động. + Có khả năng học tập tốt: Từ khá trở lên. + Được tập thể lớp tín nhiệm. 11/19 Một số biện pháp phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp giáo viên chủ nhiệm. Sử dụng phiếu giao việc cũng là một hình thức tạo cho học sinh phát huy tính tự giác, tự quản, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Trên cơ sở được giao việc học sinh phải tự lập kế hoạch và giáo viên chủ nhiệm hẹn thời gian để duyệt. Nhìn chung được giao việc và nhất là được thầy cô tin tưởng, phát huy tính dân chủ và tự quản các em rất phấn khởi và tất nhiên phải rút kinh nghiệm, khen chê kịp thời. 2.6. Phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp qua các hoạt động của lớp, của trường: Với các hoạt động của lớp-trường, bước đầu tôi hướng dẫn Ban cán bộ lớp làm việc sau đó khi các em đã quen dần trong một thời gian nhất định tôi giao việc và quan sát để các em phát huy khả năng lãnh đạo của mình. Cụ thể: - Nề nếp sao đỏ: + Lớp trưởng theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp: điểm danh và ghi rõ sĩ số của lớp, số bạn vắng lên góc trái bảng hàng ngày; điều khiển các bạn xếp hàng chào cờ và thể dục giữa giờ và các hoạt động tập trung toàn trường khác. + Lớp phó lao động: Theo dõi việc giữ gìn vệ sinh trong, ngoài lớp, vệ sinh khu vực được phân công. - Nề nếp học tập: Trong các tiết truy bài lớp phó học tập tổ chức học bài theo nhiều hình thức phong phú thông qua các tổ trưởng để theo dõi tinh thần, thái độ học của các bạn trong; điều khiển lớp khi lớp trưởng vắng. Tổ trưởng theo dõi sát việc học bài, chuẩn bị bài ở nhà và ở lớp của các tổ viên để kịp thời nhắc nhở và báo cáo với lớp phó học tập - Phong trào thi đua: Lớp trưởng, lớp phó thông qua giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch cụ thể và phối hợp với các tổ trưởng để cùng phổ biến đến các tổ viên cùng thực hiện. - Hoạt động ngoại khoá: + Lớp trưởng, lớp phó làm chỉ huy, theo sát tình hình lớp khi chia lớp theo các tổ hoặc các nhóm bạn. + Các tổ trưởng hoặc nhóm trưởng hướng dẫn đội của mình tham gia hoạt động. Từ đó, tạo được sự đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong tổ, nhóm. Đặc biệt đảm bảo được an toàn khi các em tham gia ngoại khóa 2 lần trong một năm học tại các địa điểm ngoài trường học. 2.7. Khen thưởng công khai kịp thời và nhắc nhở đúng lỗi một cách tế nhị: - Trong mọi hoạt động, Ban cán bộ lớp cũng như cụ thể em nào tích cực và có tiến bộ tôi thường giành tặng các em những lời khen ngợi, động viên, vào những dịp đặc biệt tôi còn tặng các em những món quà nhỏ trước tập thể lớp. 13/19
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_nang_luc_cua.doc