Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp - Dạy nghề ở trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp - Dạy nghề ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp - Dạy nghề ở trường THCS
Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề ở trường THCS . PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá XI đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”. Bên cạnh đó đại hội cũng xác định rõ mục tiêu “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn bó xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các diều kiện nâng cao chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Phát triển giáo dục là nền tảng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững. Nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục có tính nhân dân, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Để thực hiện mục tiêu đào tạo ở nhà trường phổ thông, cùng với nhiệm vụ giáo dục về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, cần phải tiến hành giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Mặt khác, bất kì học sinh nào sau khi học xong THCS đều phải chọn một trong các con đường: Tiếp tục học lên ở các bậc học THPT, THCN, học nghề, hoặc bước vào lao động sản xuất. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều ngành nghề. Lao động ở các ngành, nghề ngoài các yêu cầu về năng lực và phẩm chất chung, còn đòi hỏi phải có các năng lực và phẩm chất riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp. Đối với mỗi cá nhân trong xã hội thường có hứng thú, sở trường riêng của mình. Nhưng trong thực tế sự phân loại lao động cho mỗi ngành, nghề không chỉ dựa vào Sở thích, nguyện vọng của mỗi cá nhân, mà còn tuỳ thuộc vào tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội ở từng thời kì lịch sử nhất định. Do đó trong quá trình học tập để giúp học sinh phát huy được năng lực, sở trường của mình đồng thời có được những quyết định trong việc lựa chọn ngành, nghề một cách có căn cứ khoa học, nhằm giúp cho việc phân công lao động xã hội một cách hợp lý, hiệu quả, góp phần điều chỉnh nguyện vọng của học sinh 1/24 Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề ở trường THCS . 2. Mục đích nghiên cứu. Qua nghiên cứu thực trạng phương pháp dạy học giáo dục hướng nghiệp ở Trường THCS hiện nay, đề xuất một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề ở trường THCS. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề ở trường THCS. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. - Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề. - Nghiên cứu các văn bản chỉ thị của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở Giáo dục về giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề. - Các tài liệu sư phạm liên quan đến công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghiệp. 5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Quan sát thực tế về mặt nhận thức và thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề ở trường THCS. - Phỏng vấn tập thể học sinh khối 9. - Nghiên cứu sản phẩm giảng dạy giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề ở trường trong những năm học qua. - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề ở Trường THCS trong những năm vừa qua. 5.3. Nhóm phương pháp bổ trợ: - Phương pháp thống kê số liệu. - Phương pháp lập hồ sơ, vẽ đồ thị. 3/24 Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề ở trường THCS . Có thể khái quát những nội dung cơ bản của giáo dục hướng nghiệp ở Trường THCS bằng sơ đồ sau. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ ĐẶC ĐIỂM YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG CỦA NGHỀ LAO ĐỘNG TƯ VẤN TUYỂN CHỌN NGHỀ ĐẶC ĐIỂM NĂNG LỰC NGHỀ SỞ TRƯỜNG CÁ NHÂN 1.1.4. Khái niệm nghề. Theo UNESCO nghề là những công việc trí óc hoặc chân tay mà người lao động có thể thực hiện để kiếm sống. Người lao động có thể tự sử dụng mình hoặc được khác sử dụng trong khi hành nghề. Có thể tự sử dụng mình hoặc được người khác sử dụng trong khi hành nghề. Có thể định nghĩa nghề dưới một góc độ khác như sau: Nghề là một thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động trong xã hội theo sự phân công lao động mà con người sử dụng sức lao động và những tri thức, kĩ năng của mình để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Trong khoa học dạy nghề được phân thành hai loại lớn. - Nghề đào tạo: Là những nghề mà muốn hành nghề người lao động phải được học theo một chương trình nhất định thời gian dài hay ngắn tuỳ theo mức độ phức tạp của nghề cũng như trình độ nghề cần thiết (bậc thợ) nghề đào tạo được chia ra. - Nghề diện rộng: Là những nghề phức tạp, công việc của nghề thường bao gồm các lĩnh vực rộng. 5/24 Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề ở trường THCS . Đất nước đang ở trong thời kì đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá để thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược này cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần đào tạo nhân lực để thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng như trong tổng sản phẩm nội địa. Về mặt sản xuất sẽ chuyển đổi căn bản từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động có trình độ cao với công nghệ tiên tiến, công cụ sản xuất và các hệ điều khiển hiện đại. Mặc dù hệ thống giáo dục trung học phổ thông ngày càng được mở rộng, hàng năm thu hút từ 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào Trường. Nhưng hàng năm vẫn còn một số lượng lớn học sinh không tiếp tục học lên. Lẽ ra những học sinh này phải được trang bị chu đáo về mặt tri thức, kĩ năng để tham gia vào các nghề sản xuất khác nhau, song thực tế hoạt động học tập trong các nhà trường, vẫn nặng về mục đích khoa cử. Học sinh tốt nghiệp THCS còn bộc lộ một số hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành, kĩ năng thích ứng nghề nghiệp, kỉ luật lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, khả năng tự lập nghiệp. Một bộ phận học sinh sau khi ra trường chưa được học lên, do đó khi đi vào lao động sản xuất và cuộc sống sẽ rất bỡ ngỡ, khó thích ứng. Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, Nghị quyết Đại hội Đảng đã khẳng định: "Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kì Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục - đào tạo". Muốn vậy cần phải "Thực hiện tốt phương châm: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội. Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương". Từ những luận giải trên, có thể khẳng định giáo dục lao động và hướng nghiệp là nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách của sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. Bên cạnh việc giải quyết tốt tình trạng "Thừa thầy - thiếu thợ" như hiện tại ở nước ta. Đồng thời với việc đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức tốt quản lý vĩ mô nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt coi trọng hướng nghiệp từ trường phổ thông, khắc phục tâm lý khoa cử, bằng cấp, xây dựng tâm lý thực nghiệm, đồng thời chú trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài là vấn đề cấp 7/24 Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề ở trường THCS . Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP, DẠY NGHỀ Ở TRƯỜNG THCS 2.1. Thực trạng quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề ở trường THCS. 2.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ giáo viên trong trường về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề: tập thể cán bộ giáo viên trong Hội đồng sư phạm thấm nhuần lời khẳng định ghi trong nghị quyết Đại hội Đảng về công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường: "coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương". Hàng năm để chuẩn bị kế hoạch cho năm học mới, cùng với việc xây dựng mục tiêu kế hoạch về giáo dục: Đức dục, trí dục, mỹ dục, thể chất, Ban Giám hiệu rất coi trọng công tác xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp dạy nghề. Căn cứ vào chỉ thị của Bộ Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn về công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề, Ban Giám hiệu đã thành lập Ban chỉ đạo và cử đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch, mục tiêu của công tác giáo dục hướng nghiệp đồng thời lê kế hoạch kiểm tra, đánh giá, để có biện pháp điều chỉnh trong suốt cả năm học. 2.1.2. Về mặt nhận thức của học sinh. Học sinh, nhất là các em học sinh cuối cấp của Trường THCS thường băn khoăn suy nghĩ: Sau khi học xong THCS nếu không thi vào THPT thì làm nghề gì, tiền đồ và triển vọng ra sao? Những câu hỏi này cứ ám ảnh mãi trong đầu óc các em nhất là những ngày cuối chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp, để giúp các em gỡ được mối tơ vò, tìm cho mình một hướng đi đúng đắn thì công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề trong trường THCS phải được chú trọng. Trong thực tế những năm qua bằng kinh nghiệm và tình thương đối với học sinh tập thể giáo viên của trường đã giúp các em trong công tác tư vấn nghề bởi vậy từng bước các em đã có nhận thức đầy đủ tầm quan trọng về công tác giáo dục hướng nghiệp. Mặt khác việc học nghề còn giúp các em hình thành kĩ năng thực hành, năng lực sáng tạo, khả 9/24 Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề ở trường THCS . 2.3.4. Một thực tế khá phổ biến sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh còn biết quá ít về thông tin nghề, do đó dẫn tới tình trạng lúng túng trong việc lựa chọn ngành học đối với những học sinh muốn chuyển sang học nghề. 11/24 Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề ở trường THCS . - Phương hướng triển khai hoạt động hướng nghiệp - dạy nghề của nhà trường trên cơ sở đường lối chủ trương của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương. - Sắp xếp và ổn định kế hoạch hướng nghiệp cho cân đối, hợp lý với kế hoạch toàn diện của năm học do Bộ qui định. - Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của Ban hướng nghiệp về một số mặt quan trọng như: Nội dung, thời gian, phương tiện, nhân lực và hiệu quả kinh tế, giáo dục của hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề. - Xét duyệt và phê chuẩn kế hoạch hướng nghiệp - dạy nghề, các hợp đồng kinh tế, các văn bản hợp tác trong quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề các cơ quan bạn. - Chịu trách nhiệm trước cơ chỉ đạo cấp trên về kết quả toàn diện của hoạt động hướng nghiệp. 3.2.2. Nhiệm vụ của Ban hướng nghiệp - dạy nghề là bộ phận tham mưu, chỉ đạo trực tiếp hoạt động hướng nghiệp - dạy nghề trong trường THCS. Chức năng chính của Ban hướng nghiệp nhà trường là chỉ đạo kế hoạch (soạn thảo, phê chuẩn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch) nó đồng thời là bộ phận trung gian, môi giới liên kết tất cả các thành phần có trong hệ thống để đạt được mục đích chung trong hoạt động hướng nghiệp, nhiệm vụ cụ thể của Ban hướng nghiệp như sau: - Giúp cho cán bộ, công nhân viên trong nhà trường, đặc biệt là đối với thầy cô giáo, các tổ chức đoàn thể của giáo viên và học sinh nhận thức sâu sắc, đầy đủ về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung chính của việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp trong trường học. - Tuyên truyền vận động các tổ chức xã hội có liên quan cùng tham gia vào công tác hướng nghiệp - dạy nghề. - Kiểm tra đôn đốc và đánh giá từng phần việc, từng giai đoạn của các bộ phận hợp thành trên cơ sở kế hoạch hợp đồng được giao, tương ứng đặc điểm hoạt của bộ phận mình. 3.2.3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp: Giáo viên chủ nhiệm lớp là người hơn ai hết trong nhà trường có điều kiện thuận lợi gần gũi, hiểu biết học sinh về tất cả các mặt, là người đứng mũi chịu sào đối với sự phát triển của tập thể cũng như mỗi cá nhân trong lớp mình phụ trách, là nhân tố có bản gắn liền, các tác động giáo dục của xã hội với giáo dục 13/24
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_cong_tac_giao.doc