Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học

docx 20 trang sklop9 08/10/2024 550
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học
 Một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hường
 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Vũ Thị Thu Hường
2. Ngày tháng năm sinh: 23/07/1970
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Tổ 15 khu 10 thị trấn Tân Phú – huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại (CQ) 0613.856483 ĐTDĐ(CN): 01246880519
6. Chức vụ: Nhân viên y tế
7. Đơn vị công tác: Trường phổ thông DTNT liên huyện Tân Phú – Định 
Quán
II/TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Trung cấp Y tế
- Năm nhận bằng (chứng nhận): 1990
- Chuyên ngành đào tạo: Y sỹ đa khoa – CK Sản Nhi 
III/KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác y tế học đường - Chăm sóc sức 
khoẻ ban đầu cho học sinh
- Số năm có kinh nghiệm: 17 năm
- Các kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
 * Một số kinh nghiệm trong việc quản lý chăm sóc sức khoẻ học sinh ở 
trường PTDTNT ( Năm học 2010-2011).
 1 Một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hường
 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú Định Quán là ngôi 
trường nuôi dạy con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hai huyện Tân 
Phú và Định Quán, học sinh học tập, ăn, ở nội trú nên công tác vệ sinh có ý 
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ cho các em. Trong những 
năm học trước đây vấn đề vệ sinh của nhà trường luôn là vấn đề hết sức phức 
tạp. Hệ thống cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh của nhà trường xuống cấp trầm 
trọng, gây tắc nghẹt, cộng thêm ý thức nhiều học sinh quá kém như đi vệ sinh 
không dội nước, xả rác, khạc nhổ bừa bãi...Lãnh đạo nhà trường cùng thầy cô 
giáo và đội ngũ nhân viên phục vụ đã tìm nhiều biện pháp nhưng chưa có biện 
pháp tối ưu nhất, do đó mà dịch bệnh thường xuyên xuất hiện gây ảnh hưởng 
lớn tới sức khoẻ học sinh và việc học tập cũng như công tác nuôi, dạy của nhà 
trường.
 Tôi là một nhân viên y tế được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu 
cho học sinh và phụ trách công tác vệ sinh trường học. Trong những năm học 
trước đây vấn đề vệ sinh luôn là trở ngại lớn nhất trong công tác của tôi. Từ năm 
học 2009 -2010 và 2010-2011, tôi đã đã suy nghĩ tìm tòi và áp dụng một số biện 
pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học, những biện pháp của tôi bước đầu 
đã có những hiệu quả nhất định, công tác vệ sinh và CSSKBĐ cho học sinh 
trong nhà trường có chuyển biến rõ rệt. Năm học 2011-2012 nhà trường được sự 
quan tâm của Đảng, Nhà nước nên toàn bộ cơ sở vật chất, khuôn viên nhà 
trường được sửa chữa và nâng cấp mới hoàn toàn. Bước vào năm học mới, thật 
vui và tự hào khi thầy và trò nhà trường được làm việc, học tập, sinh hoạt trong 
một ngôi trường mới, đẹp và đầy đủ tiện nghi bậc nhất trong toàn tỉnh. Nhưng 
làm thế nào để ngôi trường thân yêu thực sự “Xanh, sạch, đẹp, an toàn” và có 
giá trị sử dụng bền lâu lại là một khó khăn thách thức với thầy và trò nhà trường.
 Vấn đề thực hiện “công tác vệ sinh môi trường” là một giải pháp mà Ban 
giám hiệu nhà trường đặt ra. Đây cũng là vấn đề mà tôi rất tâm huyết, tôi luôn 
trăn trở suy nghĩ trong suốt thời gian công tác tại trường, bởi vì công việc này 
gắn liền với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ học sinh nội trú. Vệ sinh 
trường lớp gắn liền với phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao sức khoẻ, trí tuệ cho 
học sinh.
 Được sự nhất trí của Ban giám hiệu và hội đồng sư phạm nhà trường, tôi 
quyết tâm chọn đề tài: “Một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học” 
để áp dụng triệt để trong năm học mới này, mong muốn góp phần làm tốt hơn 
nội dung: Xanh – sạch – đẹp - an toàn” và ngôi trường PTDTNT thực sự là 
“Ngôi trường thân thiện” với học sinh. Hơn thế nữa, mong ước của tôi cũng như 
tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường làm thế nào để thế hệ học 
sinh do nhà trường đào tạo nuôi dạy sẽ yêu trường, yêu lớp, mãi mãi nhớ về ngôi 
trường mến yêu, những thế hệ học trò ấy sẽ trở thành người công dân sống văn 
minh, lịch sự, sống có ích cho xã hội.
 II./TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 1.Cơ sở lý luận .
 - Căn cứ Luật vệ sinh môi trường.
 3 Một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hường
trú, lứa tuổi từ nhỏ đang chuyển giai đoạn tuổi dậy thì, tích cách ngang bướng, 
thích làm theo ý mình, chưa biết bảo quản và giữ gìn tài sản, hơn nữa nhận thức 
về vệ sinh của học sinh người dân tộc vùng sâu, vùng xa rất hạn chế. Các em 
thường có thói quen như ở bản làng xả rác, khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh tự do 
không biết sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, không dội nước sau khi đi, thậm chí đi 
vệ sinh còn dùng cây, que, đá để lau chùi ( hiện tượng này còn xuất hiện ở 
những ngày đầu năm học khi học sinh lớp 6 mới nhập trường). Chính vì thế 
công tác vệ sinh môi trường, trường học đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác và cố gắng 
tìm các biện pháp tối ưu để thực hiện có hiệu quả trong nhà trường của cả thầy 
và trò.
 2.Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng tình hình vệ sinh môi trường ở 
trường học hiện nay, đặc biệt là công tác vệ sinh ở trường PTDTNT Tân phú, tôi 
xin trình bày một số nội dung, biện pháp để thực hiện tốt công tác vệ sinh trường 
học như sau:
 2.1/ Công tác tham mưu lập kế hoạch, phân công, phân nhiệm khu 
vực lao động vệ sinh cho từng đơn vị lớp và các cá nhân.
 Bước vào đầu năm học khi nhà trường tiếp nhận cơ sở vật chất mới, tôi 
được giao nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo lập kế hoạch và phân công lao động 
vệ sinh trường lớp. Trước hết tôi đã thực hiện kiểm tra, rà soát toàn bộ khuôn 
viên nhà trường, xác định các khu vực vệ sinh trọng điểm, xác định những việc 
cần làm ngay, xác định cần trang bị dụng cụ như thế nào cho phù hợp. Qua quan 
sát tôi nhận thấy toàn bộ khuôn viên được bê tông hoá ở đường đi và lát gạch ở 
các sân chơi, phần đất còn lại là vườn được trồng cây hoa cỏ, cây xanh. Các dãy 
phòng học và phòng chức năng, phòng ở đều là nhà kiên cố, ở mỗi dãy đều có 
nhà vệ sinh trên và dưới có đầy đủ nước sạch phục vụ đội ngũ giáo viên và học 
sinh. Với những điều kiện này tôi xác định khu vực trọng điểm là các nhà vệ 
sinh khu nội trú, cầu thang phòng ở nội trú, bếp ăn tập thể, và sân cờ... Đây là 
những nơi thường xuyên có đông người qua lại và sử dụng nhiều, chính vì thế 
cần phải bỏ nhiều công sức để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
 5 Một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hường
phải làm, kèm theo bảng phân công cụ thể giao cho quản lý nội trú cùng sao đỏ 
theo dõi đôn đốc và chấm điểm thi đua hàng ngày, hàng tuần. Trên cơ sở bảng 
phân công đó học sinh sẽ biết việc phải làm trong thời gian nào và thực hiện tự 
giác đúng giờ kèm theo việc bảo quản tài sản, chăm sóc cây xanh của lớp mình.
 Hàng tháng sẽ có một buổi giáo viên phụ trách phòng sinh hoạt tập thể 
với các em học sinh trong phòng ở, sau đó sẽ hướng dẫn học sinh tổ chức tổng 
vệ sinh những tồn tại trong tháng như giặt dũ mùng, mền, chiếu, gối, quét mạng 
nhện, lau cửa kính, lau các vết dơ trên tường...
 Việc phân công lao động vệ sinh ở nhà trường là việc làm tự phục vụ bản 
thân, phục vụ học tập và sinh hoạt của học sinh. Đây là việc làm hết sức có ý 
nghĩa trong môi trường giáo dục học sinh nội trú, vì mục đích của nhà trường là 
đào tạo học sinh thành những cán bộ tương lai sau này quay về phục vụ bản 
làng. Với xuất thân của các em đều là con nhà lao động nghèo vùng sâu vùng xa, 
lao động vệ sinh tự phục vụ bản thân là những việc làm vừa với lứa tuổi các em, 
từ lao động vệ sinh các em sẽ ý thức được hành động của mình, biết yêu quý và 
trân trọng thành quả lao động, không ỷ lại “ngồi chơi ăn sẵn”... Từ lao động vệ 
sinh phục vụ bản thân, sẽ giáo dục các em biết yêu lao động, gắn bó với lao 
động, gắn bó với bản làng và hơn thế nữa lao động vệ sinh làm cho trường lớp 
sạch đẹp, phòng chánh bệnh tật nâng cao sức khoẻ. Trước đây cũng vì thấy các 
em nhỏ dọn nhà vệ sinh, làm cỏ vườn đất rất tội nghiệp nên nhà trường tổ chức 
mướn lao công dọn nhà vệ sinh, song việc làm ấy trong thời gian dài không có 
kết quả. Nguyên nhân do tính trây lười và thiếu ý thức, các em ỷ lại có người 
dọn cho rồi nên sinh hoạt rất bừa bãi, đi tiêu, đi tiểu không dội nước, đi không 
đúng vị trí, rác không bỏ vào thùng đựng, cây que, đá, giấy cứng bỏ luôn xuống 
bồn cầu gây thường xuyên tắc nghẽn, làm cho lao công rất vất vả, mà không cải 
thiện được vấn đề vệ sinh, nhà vệ sinh thường xuyên ô nhiễm, ảnh hưởng trực 
tiếp tới cuộc sống hàng ngày của các em. Chính vì thế biện pháp phân công 
trách nhiệm lao động vệ sinh tự phục vụ cho học sinh các lớp đã tạo cho các em 
có trách nhiệm hơn với trường, với lớp và nhắc nhở giám sát nhau cùng thực 
hiện tốt hơn công tác vệ sinh cũng như bảo quản tài sản cơ sở vật chất nhà 
trường.
 2.2/ Tuyên truyền giáo dục lao động vệ sinh, bảo vệ môi trường.
 7 Một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hường
các hội thi vui để học với các câu hỏi tìm hiểu vệ sinh môi trường, môi trường 
với sức khoẻ, bảo vệ nguồn nước sạch, thi tìm hiểu về “Sống xanh”...
 Với các trò chơi và các hình thức tuyên truyền giáo dục đã thổi vào tâm 
hồn các em một luồng tư tưởng mới mẻ, những hiểu biết nhận thức về vệ sinh 
môi trường từ đó các em ý thức được việc làm của chính mình. Đồng thời chính 
các em cũng là những hạt nhân tuyên truyền viên giỏi có hiệu quả cao trong 
công tác tuyên truyền vận động bạn bè, cha mẹ, anh, chị, em, bà con hàng xóm ở 
cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi ăn ở tại bản làng, 
cùng hướng tới một xã hội văn minh sạch đẹp.
 2.3/Hướng dẫn kỹ năng thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi 
trường.
 Tuyên truyền giáo dục rồi, nhưng việc hướng dẫn các em thực hiện như 
thế nào cho khoa học, có hiệu quả đồng thời tiết kiệm và an toàn cũng là một 
vấn đề không ít khó khăn. Như trên tôi đã nói, với đối tượng học sinh dân tộc 
vùng sâu vùng xa nhận thức về vệ sinh còn nhiều hạn chế, quen nếp sống ở bản 
làng, bạ đâu bỏ đó... vì vậy, cứ đầu năm học số học sinh lớp 6 mới tuyển vào 
trường tôi chủ động tiếp cận các em. Trước tiên tôi hướng dẫn các em cách thức 
sinh hoạt nội trú chỉ cho các em khu vệ sinh, nơi tắm giặt, hướng dẫn các em 
sinh hoạt đúng nơi, đúng chỗ, đi tiêu, đi tiểu phải dùng giấy vệ sinh tuyệt đối 
không dùng cây, que, đá để chùi, tiếp đó tôi giao cho quản sinh chia nhóm, mỗi 
nhóm từ 15 đến 20 học sinh, nam riêng, nữ riêng trực tiếp huấn luyện các em 
những kỹ năng sống trong môi trường nội trú, đặc biệt là công tác vệ sinh. Đồng 
thời để theo dõi hướng dẫn trực tiếp các em hàng ngày ngoài ban quản lý nội trú, 
tôi đề xuất với lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cho một số học sinh 
lớn gương mẫu tích cực, hoặc những học sinh lớp lớn có em học lớp 6 theo sát 
và giúp đỡ các em nhỏ trong việc thực hiện vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh 
chung như hướng dẫn các em tắm, gội đầu, giặt dũ quần áo sao cho sạch, quét 
nhà, lau nhà như thế nào, vừa đảm bảo vệ sinh, an toàn lại tiết kiệm điện, nước...
 9 Một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hường
tránh lãng phí. Để thực hiện làm vệ sinh khu vực này tốt, tôi trực tiếp hướng dẫn 
các em tỉ mỉ như lau chùi labovo, bệ cầu, gương soi, cửa kính, cửa nhôm, lau 
nền, lau tường...dùng thuốc tẩy rửa, xà bông, nước sao cho hợp lý và tiết kiệm, 
đảm bảo nhà vệ sinh luôn khô ráo và tuyệt đối không có mùi hôi. Khi làm vệ 
sinh song phải hướng dẫn cách bảo quản đồ dùng dụng cụ lao động vệ sinh được 
trang bị như rửa lại chổi, gắp rác, đặc biệt phải rửa thùng rác cho sạch để khô 
ráo đúng vị trí, hợp vệ sinh sau đó hướng dẫn các em vệ sinh cá nhân như tắm, 
rửa tay chân bằng xà bông thật sạch sẽ. Đối với các đồ dùng vật dụng trong 
phòng ở phục vụ sinh hoạt phải hướng dẫn các em lau chùi hàng ngày, sắp xếp 
gọn gàng ngay ngắn, những dụng cụ lao động vệ sinh có sạch sẽ, có gọn gàng thì 
lần sau khi các em làm sẽ không có cảm giác e ngại, sợ bẩn. Khi phát hiện nhà 
vệ sinh, ống thoát nước có biểu hiện tắc, bán tắc, đồ dùng dụng cụ hư hỏng tôi 
đề xuất sửa chữa khắc phục kịp thời. Bởi vì khi bị tắc, bị hư hỏng thì cảm giác 
không an toàn mất vệ sinh, không thân thiện các em sẽ không có ý thức bảo 
quản Trong lao động vệ sinh một điểm cũng cần chú ý đó là khâu an toàn, lứa
tuổi các em rất hiếu động do đó trong khi tổ chức dọn vệ sinh cần nhắc nhở các 
em không đùa giỡn nhau, tránh bị trơn trượt do nước với gạch bông rất trơn, 
quét chỗ bụi phải mang khẩu trang, vẩy nước mới quét, lau cửa kính, lau quạt 
phải chú ý kê ghế cho vững, tắt điện rồi lau...
 Ngoài những việc trên để đảm bảo vệ sinh an toàn cho học sinh phòng 
dịch bệnh xâm nhập vào trường học, tôi tham mưu cho lãnh đạo và liên hệ với 
Trung tâm y tế dự phòng của huyện xin cấp thuốc sát khuẩn Cloramin B, để tổ 
chức sát khuẩn toàn bộ trường học ít nhất hai lần vào đầu năm học hoặc khi trên 
địa bàn phát hiện có dịch bệnh. Trước khi thực hiện sát khuẩn phải tổ chức tổng 
vệ sinh sạch sẽ sau đó cho các em về nghỉ phép một đến hai ngày, việc sát khuẩn 
này trú trọng những nơi như nhà vệ sinh, lan can cầu thang, tay nắm cửa các nhà 
vệ sinh, giường chiếu học sinh, bếp ăn tập thể...Ngoài việc trên tôi dành một 
buổi hướng dẫn cho từng lớp cách rửa tay sạch bằng xà bông theo 6 bước, nhắc 
các em trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay thật sạch bằng xà bông để 
diệt khẩn, phòng bệnh.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_cong_tac_ve.docx