Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm -------------------------------------------------------------------------------------------------------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS Lĩnh vực : Chủ nhiệm Cấp học : Trung học cơ sở Năm học: 2016 - 2017 1/30 Sáng kiến kinh nghiệm -------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Tuyên truyền giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên hoạt động thực hiện giáo dục pháp luật, là cầu nối để truyền tải pháp luật vào đời sống xã hội, vì pháp luật muốn phát huy được tác dụng và hiệu quả thông qua con người hiểu biết pháp luật. Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Để thực hiện đúng pháp luật của nhà nước cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Vì vậy, tuyên truyền giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống giáo dục chung của Đảng và Nhà nước nhằm giáo dục đạo đức, ý thức pháp luật, xây dựng các văn bản luật, tổ chức thực hiện tốt pháp luật và góp phần xây dựng con người mới XHCN, phát huy quyền làm chủ nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kì mới . Từ đó tôi nhận thấy việc giáo dục pháp luật cho toàn dân hiện nay có tính cấp thiết của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế từ trung ương đến cơ sở nhằm làm cho mọi người, mọi thành viên trong xã hội nhận thức và hành động đúng theo pháp luật, hạn chế tối đa các vụ việc vi phạm pháp luật là do không hiểu biết pháp luật . Với ý nghĩa nêu trên, chúng tôi chọn đề tài "Một số biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THCS". II. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng thực hiện các tiết giáo dục pháp luật của học sinh trường THCS. Đánh giá lại việc thực hiện các tiết giáo dục pháp luật, những 3/30 Sáng kiến kinh nghiệm -------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN : I.1- Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội I.1.1- Khái niệm pháp luật XHCN: Pháp luật trong xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra, mang tính chất bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản do Nhà nước Xã hội chủ nghĩa ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, trên cơ sở giáo dục mọi người tôn trọng và thực hiện. I.1.2- Khái niệm pháp chế XHCN : Pháp chế XHCN là sự tuân thủ và chấp hành một cách thường xuyên chính xác, đầy đủ và nghiêm chỉnh những luật, những văn bản dưới luật của các cơ quan nhà nước, các viên chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tập thể lao động và mọi công dân. I.1.3- Mối quan hệ giữa pháp luật và pháp chế : Pháp luật và Pháp chế có mối quan hệ mật thiết với nhau, pháp luật và pháp chế là hai khái niệm khác nhau nhưng không tách rời nhau và có sự tác động lẫn nhau, trong mối quan hệ này thì pháp luật là tiền đề là cơ sở của pháp chế. Pháp luật chỉ thực sự có hiệu lực khi nó dựa trên cơ sở vững chắc của pháp chế, ngược lại pháp chế củng cố và tăng cường khi có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ phù hợp và kịp thời. I.1.4- Vai trò của pháp luật: Vai trò của pháp luật đối với hệ thống chính trị: - Đối với Đảng lãnh đạo: Pháp luật là phương tiện để Đảng lãnh đạo trên quy mô toàn xã hội. Là phương tiện để Đảng kiểm tra mọi họat động của Nhà nước và kiểm tra đường lối của mình. - Đối với Nhà nước: Pháp luật là phương tiện tổ chức mọi hoạt động chính của Nhà nước, là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. - 5/30 Sáng kiến kinh nghiệm -------------------------------------------------------------------------------------------------------- I.2.3- Nội dung của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật: Nội dung của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục pháp luật, nó xác định trên cơ sở hình thức, mục đích, đối tượng và chủ thể của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Mỗi đơn vị trường học đếu có chương trình, kế hoạch cụ thể để phổ biến tuyên truyền giáo dục các kiến thức cơ bản về quyền và nghiã vụ của công dân, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của nhà nước, hệ thống pháp luật cho học sinh, cán bộ công nhân viên của từng đơn vị trường học bao gồm những chủ trương chung của Quận, nghị quyết của Đảng bộ, nghị quyết của từng đoàn thể, các luật có liên quan như: Luật giao thông đường bộ, luật phòng chống ma túy, Luật hình sự, Luật dân sự, Luật hôn nhân gia đình, luật khiếu nại tố cáo II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: II.1- Đặc điểm tình hình chung: Trường THCS nằm trên địa bàn Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội với diện tích nhỏ, thuộc khu vực tập trung đông dân cư, đa số là người làng trình độ văn hóa thấp, do đó có phức tạp trong sinh hoạt, nhất là dễ ảnh hưởng đến tình hình đạo đức của học sinh. Năm học 2016 - 2017 Trường có hơn 1 nghìn học sinh với 23 lớp, trong năm qua nhà trường đã có nhiều biện pháp tích cực để giữ vững nề nếp kỷ cương và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Truyền thống của nhà trường là luôn giữ vững kỷ cương, nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc. II.2- Thực trạng công tác giáo dục pháp luật trường THCS: Mỗi năm học nhà trường đều tuyên truyền giáo dục pháp luật với các thành viên gồm tổng phụ trách đội, đoàn thanh niên, các giáo viên phụ trách bộ môn giáo dục công dân và các giáo viên chủ nhiệm lớp. Riêng các giáo viên bộ môn giáo dục công dân hằng năm đều được bồi dưỡng, bổ sung các kiến thức về pháp luật để nắm bắt kịp thời những văn bản luật mới nhằm kịp thời bổ sung trong bài dạy trong chương trình. Đối với nhà trường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được nhà trường chú trọng, ngoài việc thực hiện theo đúng yêu cầu giảng dạy của ngành giáo dục, nhà trường luôn tập trung tổ chức các chuyên 7/30 Sáng kiến kinh nghiệm -------------------------------------------------------------------------------------------------------- + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đi đôi với việc kiểm tra áp dụng pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật, năng lực vận dụng pháp luật đối với giáo viên và học sinh. + Phát huy vai trò của nhà trường trong việc chỉ đạo tổ chức giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú trong đó giải quyết tốt việc khiếu nại tố cáo, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật... + Xây dựng câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật, trường học không có học sinh vi phạm pháp luật, thông qua các phong trào của các tổ chức đoàn thể, học sinh vận động mọi người chấp hành pháp luật, xây dựng cơ quan văn hóa, thôn xóm văn hóa, giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức văn hóa. + Đặc biệt, giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả giờ dạy trong nhà trường, tích hợp giáo dục pháp luật vào các tiết GDCD, NGLL, sinh hoạt lớp và các bộ môn khác như Văn, Sử; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường, có tổng kết khen thưởng những cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong các cuộc thi, việc làm này phải thường xuyên và có kế hoạch cụ thể trong từng năm. * Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được tiết dạy giáo dục pháp luật, GVCN cần phải có kế hoạch dài hơi để học sinh chuẩn bị. GVCN cần phải tư vấn, giúp đỡ học sinh và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo. * Kết quả: Tiết dạy giáo dục pháp luật thật sự đã rất sôi nổi với một không khí vui tươi. Học sinh đã bị cuốn hút và rất thích thú khi tham, gia hoạt động. Với những kinh nghiệm rút ra từ quá trình giảng dạy, tôi xin được minh hoạ bằng việc trình bày giáo án tiết dạy trong cuộc thi tìm hiểu về pháp luật. III.2- Giáo án thực hiện hai tiết dạy minh họa: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: CHUYÊN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT 1.HOẠT ĐỘNG 1: 1. Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: Đ/c Nguyệt. 2. Văn nghệ chào mừng. 9/30 Sáng kiến kinh nghiệm -------------------------------------------------------------------------------------------------------- II. HOẠT ĐỘNG 2: THI TÌM HIỂU VỀ PHÁP LUẬT * Giới thiệu bài: Các con ạ! Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới mỗi người dân là một việc làm rất cần thiết. Chính vì vậy, ngày 20/6/2012, quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và đã quyết định ngày 9/11 hàng năm là ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là ngày Pháp luật Việt Nam). Việc tổ chức ngày Pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là ngày để cả nước tôn vinh hiến pháp, pháp luật và giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho mọi người dân Việt Nam. Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam năm 2016. Hôm nay, Trường THCS long trọng tổ chức lễ phát động nhằm tuyên truyền phổ biến giáo dục về pháp luật tới cán bộ giáo viên, nhân viên và đặc biệt là các em học sinh. 11/30 Sáng kiến kinh nghiệm -------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Cô: Bùi Thu Hằng- Phó trưởng ban giám khảo - Cô: Đặng Thanh Bình- ủy viên ban giám khảo - Cô: Bùi Minh Nguyệt - thư ký Và đặc biệt, trường chúng ta hôm nay cũng rất vinh dự được đón chào cô Nguyễn Diệu Thúy- chuyên viên phòng giáo dục là khách mời tham gia vào ban giám khảo cuộc thi. Các bạn hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để đón chào cô nào. MC1: Và ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng đến với màn chào hỏi của hai đội chơi. Hai đội đã sẵn sàng chưa? MC2: Các bạn cho tôi hỏi: cổ động viên của đội pháp luật ngồi ở đâu ạ? MC1: Còn cổ động viên của đội công lý ngồi đâu? MC2: Vâng, cảm ơn các bạn. Các bạn hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ cho hai đội chơi của chúng ta nào. MC1: Đầu tiên, tôi xin mời đội Pháp luật. MÀN CHÀO HỎI CỦA ĐỘI PHÁP LUẬT Pháp luật tên gọi đội tôi Thành viên gồm có 8 người là đây Chuẩn mực quy tắc đủ đầy Ưu tiên lợi ích của chung cộng đồng Hiểu biết pháp luật thật thông Xã hội phát triển, cộng đồng văn minh Tuân thủ pháp luật nhiệt tình 13/30 Sáng kiến kinh nghiệm -------------------------------------------------------------------------------------------------------- mỗi câu hỏi. Đội nào rung chuông trước, đội đó sẽ dành được quyền trả lời. Nếu câu trả lời đúng sẽ nhận được 10 điểm. Còn nếu trả lời sai, sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội khác. Trong trường hợp cả hai đội đều không có câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ hỏi ý kiến khán giả. Khán giả trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà của ban tổ chức. MC2: Các bạn đã rõ luật chơi chưa? MC1: Toàn trường hãy nổ một tràng pháo tay để cổ vũ cho hai đội chơi của chúng ta nào. MC2: Và bây giờ, xin mời hai đội hãy đến với câu hỏi số 1 Hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông gồm 3 màu: đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh. Mỗi tns hiệu đèn báo hiệu một quy định khác nhau. Vậy theo bạn, đèn vàng báo hiệu điều gì? A. Cấm đi B. Phải dừng lại trước vạch dừng C. Được đi D. Quay đầu xe (Đáp án: B) MC1: Xin mời đội. MC2: Câu trả lời của đội. hoàn toàn chính xác. Chúc mừng các bạn đã dành được 10 điểm đầu tiên. Theo khoản 3, điều 10 luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Tín hiệu đèn giao thông có 3 màu, quy định như sau: tín hiệu đèn xanh là được đi; tín hiệu đèn đỏ là cấm đi; tín hiệu đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng. Đặc biệt, các bạn lưu ý từ 1/8 theo nghị định 46/2016 nếu vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu đèn vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường). MC1: Tiếp theo là câu hỏi thứ 2 như sau: Người điều khiển xe đạp được chở tối đa mấy người? A. 1 người 15/30
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_giao_duc_ph.doc