Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện Trường THCS Nguyễn Lân
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện Trường THCS Nguyễn Lân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện Trường THCS Nguyễn Lân
MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ..2 1.Lý do chọn đề tài.............2 2.Mục tiêu, nhiệm vụ......3 3.Đối tượng nghiên cứu...3 4.Giới hạn nghiên cứu.....3 5. Phạm vi và phương pháp.3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận..3 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu...3 3.Nội dung và hình thức giải pháp...4 3.1.Mục tiêu giải pháp..4 3.2.Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp....4 3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp .....11 3.4 Kết quả.....11 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................15 1. Kết luận ..............................................................................................15 2. Kiến nghị....................................................................................... ..15 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Mục tiêu: Bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân. Lưu giữ những di sản văn hóa của nhân loại, kéo dài tuổi thọ của sách. - Nhiệm vụ: Đưa ra một số biện pháp nhằm bảo quản vốn tài liệu tốt hơn, hiệu quả hơn, khoa học hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu - Việc bảo quản vốn tài liệu tại trường THCS Nguyễn Lân. 4. Giới hạn nghiên cứu Tôi tiến hành nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện Trường THCS Nguyễn Lân” qua các năm học 2020-2021, 2021-2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp như: a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp quy về thư viện. - Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp khảo sát c. Phương pháp thống kê toán học II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Vốn tài liệu thư viện là những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định được xử lý theo nguyên tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao và được bảo quản. Bảo quản vốn tài liệu là quá trình áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo sự toàn vẹn hiện trạng vật lý bình thường của tài liệu có trong kho và kéo dài tuổi thọ cho tài liệu. Mục đích là để phục vụ các yêu cầu học tập và nghiên cứu, sử dụng tài liệu trước mắt và lâu dài. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Do các yếu tố khách quan và chủ quan đã làm cho một vài cuốn sách bị hư hỏng (bị cong, rách, ẩm mốc, côn trùng gặm nhấm) đặc biệt là những cuốn sách có giá trị, là một cán bộ thư viện tôi thiết nghĩ làm thế nào để bảo quản được số vốn tài liệu này được lâu dài, sắp xếp vốn tài liệu khoa học để 3 mốc, côn trùng). Tác động do người đọc sử dụng nhiều lần, sử dụng chưa đúng cách, chưa khoa học và chưa biết cách bảo quản vốn tài liệu. Vì vậy cần hạn chế những yếu tố làm hư hỏng sách. Do đó bảo quản vốn tài liệu phải được xem xét ngay từ khâu chọn vị trí giá sách trong kho sách bởi vì nó gắn liền với thư viện trong suốt quá trình hoạt động và tồn tại. 3.2.1. Lập kế hoạch bảo quản vốn tài liệu Kế hoạch bảo quản là một quá trình đòi hỏi phải xác định các yêu cầu cụ thể đối với việc quản lý các tài liệu thu thập được, xác định các trường hợp cần ưu tiên và cũng cần phải xác định rõ các nguồn vốn để thực thi. Mục đích của việc lập kế hoạch bảo quản tài liệu là xác định được một quy trình hoạt động cho phép thư viện lập được một chương trình bảo quản cho cả hiện tại và tương lai. Hơn nữa quá trình này còn giúp cho các cơ quan xác định rõ những việc phải làm và những việc không bao giờ nên làm nhờ đó vốn tài liệu được phân bổ một cách hợp lý. Kế hoạch bảo quản dựa trên các nhu cầu của thư viện và các hoạt động đặt ra để đáp ứng các yêu cầu đó. Kế hoạch bảo quản bao gồm hai bước: - Khảo sát đánh giá các nhu cầu có tính then chốt đối với việc lập kế hoạch bảo quản và phải được tiến hành trước khi soạn thảo kế hoạch. Khảo sát phải đánh giá được các chủ trương việc thực hiện và các điều kiện của cơ quan có ảnh hưởng đến công tác bảo quản, phải nêu được tình trạng chung của toàn bộ vốn tài liệu, chỉ ra được những gì cần làm để cải thiện tình trạng đó cũng như bằng cách nào để bảo quản vốn tài liệu đó lâu dài. Khảo sát phải xác định được các yêu cầu bảo quản cụ thể (điều kiện bảo quản, môi trường bảo quản, hệ thống bảo vệ và sử dụng), phải đề xuất được các hoạt động đáp ứng được các yêu cầu đó và ưu tiên thực hiện các hoạt động được đề xuất. - Việc thiết lập một kế hoạch bảo quản dài hạn phải được thực hiện bằng văn bản và phải được đưa ra ngay từ đầu năm học. Kế hoạch bảo quản phải phác thảo được những yêu cầu bảo quản của cơ quan và phải vạch ra được quy trình hoạt động cụ thể theo từng tháng, quý để đáp ứng được những yêu cầu của việc bảo quản tài liệu; phải thể hiện được vai trò và tầm quan trọng của việc bảo quản, ghi lại những hoạt động bảo quản trong hiện tại và quá khứ cũng như những nỗ lực trong tương lai. Kế hoạch đó đưa ra một khuôn mẫu để thực hiện những mục tiêu đề ra, duy trì sự liên tục, tính nhất quán qua thời gian của một chương trình bảo quản. Kế hoạch bảo quản phải dễ hiểu và phải bao quát được toàn bộ các nguồn tài liệu của nhà trường. Tùy từng nhà trường có những kế hoạch khác nhau dài hạn, phức tạp và chi tiết, có những kế hoạch 5 trường trong lành cho các em học sinh đến đọc sách, học tập và cho giáo viên đến để nghiên cứu, giúp kích thích nhu cầu hứng thú đọc, số vòng quay của sách tăng lên, sách được luân chuyển nhiều. Do phòng thư viện và phòng đọc chung vì vậy cán bộ thư viện cần phải mở cửa thường xuyên tạo sự lưu thông không khí trong phòng với bên ngoài tránh ẩm thấp. 3.2.4. Phòng thư viện, kho bảo quản tài liệu Có môi trường không khí trong sạch, ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ (phòng thư viện phải cách xa khu nhà vệ sinh, nơi đổ rác). Thư viện được xây dựng ở vị trí trung tâm thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng tài liệu của bạn đọc cũng như công tác phục vụ của cán bộ thư viện. * Thiết bị bảo quản tài liệu Thiết bị bảo quản vốn tài liệu bao gồm tủ, giá, kệ Việc lựa chọn thiết bị để bảo quản tài liệu trong các thư viện là vấn đề quan trọng trong công tác bảo quản vốn tài liệu. Nhiều vật dụng sẵn có và đang thịnh hành có chứa những chất liệu làm sản sinh những tác dụng phụ đã góp phần làm hư hỏng tài liệu. Ngoài ra một số những điểm đặc trưng của vật liệu xây dựng cũng phá hủy và góp phần làm hư hỏng tài liệu. Vì thế cần lựa chọn những thiết bị bảo quản vốn tài liệu sao cho phù hợp, đảm bảo, có độ bền cao nhằm giúp cho tài liệu sử dụng được lâu dài. Giá, tủ sách làm bằng gỗ thì nên lựa chọn những loại gỗ tốt ít gây hư hại nhất và có biện pháp phòng ngừa chống mối, mọt. Tủ làm bằng kính cũng được hầu hết các thư viện sử dụng để đựng tài liệu bởi nó có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên so với gỗ thì tủ làm bằng kính dễ bị nứt, chỉ đựng được những tài liệu mỏng nhẹ, tài liệu mang tính trưng bày (Tủ sách trưng bày). Tủ, giá, kệ sách làm bằng sắt, thép, kim loại là một sự lựa chọn cho kho chứa bởi nó có độ bền, đựng được nhiều loại tài liệu và tạo sự lưu thông không khí tốt. Tuy nhiên giá được làm bằng sắt, thép cần được phủ sơn, bao bọc bên ngoài bằng các tấm kính, có cửa đóng tránh bụi bẩn, rỉ sét, chuột gián Ngoài việc lựa chọn vật liệu, thiết bị bảo quản cần được làm thật nhẵn, không có cạnh sắc và những chỗ lồi, không gây sự trầy xước, không có các đai ốc và chốt lộ ra. Thiết bị bảo quản phải đủ chắc, đảm bảo yêu cầu bền vững, tiết kiệm diện tích bảo quản để tài liệu không bị uốn cong hoặc vênh khi chứa đầy tài liệu. Các giá cần được chốt với nhau, chốt với sàn để không bị lung lay khi xếp tài liệu lên. Các giá cần được thiết kế 2 mặt (giá đôi), điều chỉnh được để có thể đựng nhiều tài liệu thuộc nhiều kích cỡ khác nhau đặc biệt là những tài liệu 7 không thể hỗ trợ cho chúng. Sách bìa giấy và sách bìa vải không nên xếp sát trực tiếp với sách bìa da bởi vì axít và dầu trong da khiến cho sách nhanh hỏng. Khi đưa tài liệu ra phục vụ bạn đọc cán bộ thư viện cần phải kiểm tra lại tình trạng của tài liệu. Nếu tài liệu bị hư hỏng thì tiến hành sửa chữa kịp thời. Tài liệu quý hiếm thì không cho bạn đọc sử dụng bản gốc mang về nhà mà khai thác, sử dụng trực tiếp tại phòng thư viện. Cán bộ thư viện phải tiến hành kiểm kê 1 năm một lần để kiểm tra lại số lượng và chất lượng vốn tài liệu trong kho. Từ đó lên kế hoạch bổ sung tài liệu mới để đáp ứng nhu cầu bạn đọc. 3.2.5 Xử lý một số nguyên nhân phá hủy tài liệu * Hỏa hoạn Trong các nguyên nhân phá hủy tài liệu hỏa hoạn được coi là mối đe dọa nguy hiểm hơn cả do tốc độ và tính tàn phá khủng khiếp của nó. Trong thư viện có vô số những thứ là nhiên liệu dễ cháy nổ như: sách, tủ, hệ thống điện Vì thế không xếp sách, tài liệu gần nguồn điện. Thư viện cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng chống cháy như bình khí CO2 hoặc loại bình bột tetreclorua cacbon, các dụng cụ và biện pháp chữa cháy thông thường như cát Học sinh không được mang các vật liệu dễ cháy nổ vào thư viện, giáo viên không hút thuốc lá trong phòng thư viện. Hệ thống điện phải đảm bảo, luôn luôn được kiểm tra, các thiết bị điện phải có đầu tiếp đất. Trong các ngày nghỉ lễ, tết cán bộ thư viện sẽ ngắt cầu giao điện hoặc khi ra về tắt các thiết bị không cần thiết. Khi xảy ra cháy cán bộ thư viện phải báo động, gọi xe cứu hỏa, huy động nhân lực chữa cháy. Không nên chữa cháy cho kho sách bằng nước vì nếu có dập tắt được lửa thì sách cũng khó có thể giữ được, cứu chữa được. * Xử lý tài liệu bị ẩm ướt Tài liệu có thể bị ẩm, ướt thời tiết, môi trường bảo quản không tốt. Các quyển sách phồng lên và biến dạng, các trang sách bị nhăn lại, mực bị nhòe, giấy dính bết lại với nhau. Nếu sau khi tài liệu bị ẩm ướt mà điều kiện khí hậu không đảm bảo thì sau 2, 3 ngày nấm mốc sẽ xuất hiện. Khi nấm mốc xuất hiện thì việc kiểm soát và loại bỏ chúng là vô cùng khó khăn để lại hậu quả lâu dài cho tài liệu. Cán bộ thư viện phải đưa ngay tài liệu bị ướt ra khỏi khu vực này rồi tiến hành làm khô tài liệu. Chúng ta có thể bật quạt để thúc đẩy nhanh quá trình làm khô tài liệu, hong khô sách. Khi quyển sách đã khô nhưng chạm tay vào thấy mát tay thì cần gấp sách lại đặt chúng nằm trên một mặt phẳng và nhẹ nhàng nắm 9 Đây là công việc thường xuyên nhằm khôi phục trạng thái ban đầu của tài liệu về mặt vật chất và thẩm mỹ, kéo dài tuổi thọ cho tài liệu. Đây cũng là công việc khó khăn và tốn nhiều công sức của cán bộ thư viện, đòi hỏi cán bộ thư viện phải có trách nhiệm cao đối với tài sản quý giá của thư viện. Cán bộ thư viện phải kiểm tra thường xuyên tình trạng của sách khi học sinh mượn và trả tài liệu để kịp thời sửa chữa, đóng lại những cuốn sách tài liệu bị rách, hư hỏng. Cán bộ thư viện kết hợp với các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện tiến hành đóng và tu bổ sách đặc biệt là sách giáo khoa vào đầu năm học đảm bảo 100% học sinh có sách để học. 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau nhằm một mục đích chung là bảo quản vốn tài liệu được lâu dài, lưu giữ những di sản văn hóa của dân tộc và của nhân loại, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Nếu thiếu một trong những biện pháp này thì kết quả mang lại sẽ không như mong muốn và khó thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Các giải pháp, biện pháp này phải tiến hành đồng thời, thực hiện thường xuyên, định kì 1 tháng/lần do cán bộ thư viện kết hợp với đoàn thanh niên và các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện thực hiện. Để công tác bảo quản vốn tài liệu mang lại hiệu quả cao thì trước tiên cán bộ thư viện phải đưa ra kế hoạch bảo quản ngay từ đầu năm học. Sau đó là phương pháp lưu giữ, cách sắp xếp tài liệu của cán bộ thư viện phải đúng chuyên môn nghiệp vụ, vệ sinh kho sách thường xuyên, xử lý một số nguyên nhân phá hủy tài liệu, giáo dục ý thức bảo quản vốn tài liệu cho bạn đọc. 3.4. Kết quả Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân” thư viện trường THCS Nguyễn Lân đã có một vốn tài liệu phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc ở thế hệ hiện tại và cả thế hệ mai sau. Sách được bảo quản tốt, lưu giữ cẩn thận và sử dụng được lâu dài. Tình trạng sách bị mất mát, hư hỏng, thất thoát trong quá trình sử dụng hạn chế đi rất nhiều. Đối với sách giáo khoa (sách trường học mới) thư viện đã đảm bảo 100% học sinh có sách giáo khoa để học ngay từ đầu năm học. Sau khi phát phiếu thăm dò ý kiến học sinh các em đã hiểu được vị trí, vai trò của sách đối với việc học tập, tầm quan trọng của việc bảo quản và giữ gìn sách. Kết quả đạt được như sau: 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trong_viec_bao_quan_v.docx