Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp hữu hiệu trong công tác chủ nhiệm tại Lớp 9A8 trường THCS Phan Đình Phùng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp hữu hiệu trong công tác chủ nhiệm tại Lớp 9A8 trường THCS Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp hữu hiệu trong công tác chủ nhiệm tại Lớp 9A8 trường THCS Phan Đình Phùng
I. PHẦN MỞ BÀI 1. Lý do chọn đề tài: Giáo viên không chỉ là những người thầy được đào tạo về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, mà còn được trang bị kiến thức về công tác chủ nhiệm nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, để học sinh trở thành một công dân tốt cho xã hội. Công tác chủ nhiệm là công tác mà bất kì người giáo viên nào cũng không thể xem nhẹ. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong trường học hiện nay gặp không ít khó khăn trong việc quản lí, giáo dục học sinh. Vì hiện nay tình trạng học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, nghiện game ngày càng nhiều. Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp mình chủ nhiệm đi lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận đối với giáo viên và học sinh, đồng thời cũng khẳng định được năng lực của bản thân. Giáo viên chủ nhiệm là người nhận thấy rõ một tập thể lớp vững mạnh là một tập thể có những học sinh ngoan, thực hiện tốt nội qui trường lớp. Như vậy người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh. Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp là hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõ ràng giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ của các em trong môi trường giáo dục. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận các em qua những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, những buổi lao động, những giờ hoạt động ngoại khóa, việc tham gia các hội thi của đội, của trường tổ chức, hoặc những lúc đến thăm gia đình học sinh, chia sẻ vui buồn với học sinh...Những lúc như thế, thầy trò càng gần nhau hơn. Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất, đồng thời cũng là cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh học sinh. Trên thực tế bất kì giáo viên nào cũng muốn lớp mình được phân công chủ nhiệm là một lớp học giỏi, ngoan, có nhiều học sinh năng nổ trong học tập cũng như trong sinh hoạt đạt nhiều thành tích trong các hoạt động do trường hoặc các đoàn thể phát động, tổ chức. Nhưng những lớp như thế không nhiều, mỗi năm do sự phân công của nhà trường có thể chủ nhiệm các lớp ở các khối khác nhau.Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vất vả nhiều, thành công cũng có, thất bại cũng không phải là ít. Bởi lẽ mổi tập thể lớp nó có đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác: nào là học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi... Trong số đó, đối tượng học sinh làm thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là những học sinh lười học, vi phạm đạo đức. Bên cạnh đó trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, tự giác học tập và chấp hành tốt các nề nếp kỉ GV: LÊ THỊ HOA 1 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh THCS có đặc điểm tâm lí hết sức điển hình. Đây là thời kì chuyển từ trẻ em sang giai đoạn người lớn. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế, vì vậy không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS trong việc xác định vị trí, nhiệm vụ, tổ chức giáo dục, thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo các em. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực cho học sinh để trở thành công dân tốt mai sau. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: a. Về giáo viên : Đa số giáo viên khi được phân công chủ nhiệm đều có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, đều tích cực xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên một số giáo viên còn chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm, ít quan tâm đến lớp, thực hiện kế hoạch theo kiểu « đánh trống bỏ dùi » hay « đầu voi đuôi chuột » dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao, tình trạng học sinh bỏ học có chiều hướng gia tăng nhất là vào cuối năm. b. Về học sinh : Đa số học sinh chăm ngoan có ý thức học tập và tu dưỡng đạo đức. Bên cạnh đó vẫn nhiều học sinh trây lười, ỷ lại vào thầy cô, tập thể, nghịch ngợm và thường xuyên vi phạm nề nếp, gia đình một số em lại nuông chiều con thái quá hoặc ít quan tâm đến con, khoán trắng cho nhà trường nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp : Nhằm khắc phục tình trạng học sinh vi phạm nội quy trường, lớp. Các em có tinh thần học tập tốt, ít chịu tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài. Năm học 2017-2018 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9A8 một lớp có nhiều học sinh vi phạm nội quy lớp học, nhiều em thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo... Nhưng dù là đối tượng học sinh nào, tôi đều xem các em như những người thân của mình. Xuất phát từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm mới có thể để hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thực tế mà giáo viên chủ nhiệm có thể áp dụng trong công tác chủ nhiệm một lớp để đạt kết quả tốt : b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp * Công việc đầu tiên khi mới nhận lớp chủ nhiệm : GV: LÊ THỊ HOA 3 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG quan tâm giúp đỡ. Đối tượng này thường tự ti, mặc cảm nên cần phải khéo léo tế nhị trong cách đối xử cũng như giúp đỡ, không phải lúc nào các em cũng nhận sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè. Nếu học sinh có biểu hiện lười học, chán học, nguy cơ bỏ học thì giáo viên cần quan tâm, động viên, giúp đỡ, trực tiếp liên hệ chặt chẽ với gia đình, đoàn thể, chính quyền địa phương... để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục, không nên để học sinh bỏ học nhiều ngày mới vào cuộc. - Thông qua những buổi lao động, sinh hoạt đội, văn nghệ... rất dễ dàng tạo điều kiện để thầy và trò gần gũi và hiểu nhau hơn. Giáo viên hướng dẫn cặn kẻ công việc để các em tự tin phát huy khả năng của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao các em không tránh được những sai sót thay vì nhăn nhó, giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng dẫn lại. Có như vậy, giáo viên mới giúp các em rút ra được kinh nghiệm, tự tin hơn. Đặc biệt trong lao động, ngoài việc hướng dẫn phân công, công việc nặng nhọc khó khăn. Thử hỏi có mấy học sinh đứng chơi, không chịu lao động trong khi thấy Cô đang làm ? Giáo viên cùng lao động với các em vừa tạo nên không khí sôi nổi trong lao động, vừa giáo dục tính tích cực, không lánh nặng tìm nhẹ trong lao động. Như vậy có nghĩa là giáo viên cùng san sẻ niềm vui, nổi buồn, thành công, thất bại với học sinh lớp chủ nhiệm. - Họp với cán bộ lớp, cán sự bộ môn để biết được mọi hoạt động của lớp là việc làm hết sức cần thiết. Những thông tin về lớp chủ nhiệm chủ yếu là do các em cung cấp. Nhưng việc làm này còn là con dao hai lưỡi, nếu giáo viên không khéo léo xử lý sẽ dễ làm cho học sinh ấn tượng không tốt với cán sự bộ môn. Thiết nghĩ, để xác minh thông tin từ phía học sinh, giáo viên chủ nhiệm nên khéo léo tiếp xúc với giáo viên bộ môn, tìm hiểu tường tận để vừa giải thích, động viên học sinh học tốt, yêu thích bộ môn đó, vừa bảo vệ uy tín của đồng nghiệp. * Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp vào giờ sinh hoạt lớp : - Trong một tập thể lớp, việc nảy sinh mâu thuẩn trong mổi buổi học là điều không thể tránh khỏi, giáo viên chủ nhiệm phải có mặt với lớp trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ để giúp các em ôn bài, chuẩn bị bài mới hoặc có sự việc xảy ra ở buổi học trước kịp thời chấn chỉnh...Nếu thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ, học sinh sẽ ổn định tâm thế để bước vào tiết học đầu tiên tốt hơn, kể cả các tiết học sau. Sau buổi học, xét thấy có việc gì cần giải quyết ngay, giáo viên yêu cầu các em ở lại năm, mười phút để làm việc và hàng tuần nên có cuộc họp với cán bộ lớp. Tuy rằng lớp có lớp trưởng, lớp phó... nhưng giáo viên không hoàn toàn giao cho các em mà phải để ý đến lớp thường xuyên, kịp thời nhắc nhở, động viên. - Giáo viên chủ nhiệm cần phải biết phát huy khả năng làm việc của cán bộ lớp, nhất là lớp trưởng. Định hướng cho cán bộ lớp làm việc, tôn trọng ý kiến đề xuất, cách làm việc của các em, giáo viên giúp cán bộ lớp làm GV: LÊ THỊ HOA 5 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG Với tôi việc đến thăm gia đình học sinh rất cần thiết. Trước khi đến thăm phụ huynh học sinh, giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch đi thăm. - Đối với học sinh hay nghịch ngợm, lơ là việc học tập, ham chơi điện tử, việc giáo viên chủ nhiệm đến nhà thăm gia đình là hết sức cần thiết. Gặp phụ huynh học sinh cá biệt, tôi thấy muốn có tác dụng tốt có thể thực hiện như sau : + Có thể lần đầu đến thăm gia đình mà không bàn chuyện giáo dục học sinh. + Nếu muốn bàn chuyện giáo dục các em phải thật bình tỉnh, trao đổi ôn hòa, đừng để phụ huynh có cảm nhận là mình mắng khéo. Cần trao đổi với họ thật tình cảm, thân thiện, có trách nhiệm làm sao để cho họ thấm, thay vì làm cho họ tức. Theo tôi việc đến thăm gia đình của các em sẽ giúp cho phụ huynh biết khá tường tận về con em mình. Từ đó họ chú ý hơn đến việc dạy bảo các em. Bản thân các em cũng sợ việc này của thầy cô, nên cố gắng sữa chữa những sai sót của mình. Nếu học sinh có biểu hiện lười học, chán học, có nguy cơ bỏ học thì giáo viên cần quan tâm, động viên giúp đỡ, trực tiếp liên hệ chặt chẽ với gia đình, đoàn thể, chính quyền địa phương...để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục, không nên để học sinh vắng học nhiều ngày mới vào cuộc. Mời phu huynh học sinh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm cũng cần nhưng chỉ khi giáo viên không thể đến thăm gia đình học sinh. Tôi nghĩ rằng làm như vậy mất thời gian của họ, mà chính bản thân giáo viên chẳng biết học sinh mình có một gia đình như thế nào. Vì đa số con cái là hình ảnh của cha mẹ. Hơn nữa có một số phụ huynh nghe thầy cô báo về tình hình học tập của con mình ở trường, họ rất tức giận. Cho nên khi về nhà họ trút hết tức giận vào con bằng những trận đòn nhừ tử. Như thế chẳng có kết quả gì qua lần gặp gỡ ấy. Đến thăm gia đình, cùng trao đổi việc giáo dục học sinh là việc làm thường xuyên, tuy mất nhiều thời gian của giáo viên chủ nhiệm. Sau mỗi lần được giáo viên chủ nhiệm đến thăm bản thân học sinh có tiến bộ rõ, nếu tiến bộ chậm cũng là dấu hiệu đáng mừng. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng Từ những kinh nghiệm của bản thân, cùng với sự tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp, nên trong năm học trước, lớp chủ nhiệm của tôi là lớp 9A8, năm học 2017-2018 có 4 em học sinh cá biệt, 2 học sinh thuộc diện hộ nghèo, 6 em học sinh hộ cận nghèo. Nhưng đến học kì II các em đã biết vâng lời thầy cô, quan tâm đến lớp hơn, chịu khó học tập hơn. Tiêu biểu là em Phan Thanh Tùng, Phan Văn Hậu Những em có hoàn cảnh khó khăn cũng đã khắc phục được hoàn cảnh đi học đều GV: LÊ THỊ HOA 7 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG - Đối với phụ huynh học sinh : Cần quan tâm sâu sát đến con em mình, chia sẽ vui buồn với chúng, phải kiểm tra nhắc nhở, theo dõi kết quả học tập hàng ngày của con em mình, đồng thời liên hệ chặt chẽ với giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt thông tin về con ở trường. - Đối với chính quyền địa phương : Quản lý việc kinh doanh Iternet của các hộ trên địa bàn, có biên pháp xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Phối hợp chặt chẽ với các ban nghành, đoàn thể các thôn buôn và gia đình trong việc quản lí, giáo dục học sinh tại địa phương. Trên đây là vài giải pháp rút ra từ thực tế trong công tác chủ nhiệm của tôi một số năm qua, chắc không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được đồng nghiệp góp ý, chia sẽ. Quảng Hiệp, ngày 01 tháng 03 năm 2019 Người viết Lê Thị Hoa GV: LÊ THỊ HOA 9 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_huu_hieu_trong_cong_t.doc