Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS

doc 23 trang sklop9 25/08/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS
 Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện
 ở trường THCS
 ..................................................................................................
 LỜI NÓI ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 “Thư viện là trái tim của nhà trường”, là bộ phận không thể thiếu trong 
trường học, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, là 
nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người, giúp cho thầy cô giáo và các em học 
sinh không chỉ dạy tốt, học tốt mà còn mở mang trí tuệ, bồi đắp nhân cách, xây 
dựng nền tảng và phong cách văn hóa cá nhân. Cùng với phong trào thi đua xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhiều thư viện trường học thân 
thiện ra đời đã thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của thư viện trường học với 
trọng tâm hướng tới đảm bảo sự phát triển toàn diện của các em với các tài liệu 
học tập và môi trường học tập thân thiện. 
 Hiện nay hầu hết ở các trường THCS, học sinh khối 6,7 đều được sắp xếp 
theo thời khóa biểu 1 tiết/ tuần để đến thư viện đọc sách. Các tiết thư viện với 
nhiều nội dung phong phú đã giúp các em say mê đọc sách. Chính công việc này 
đã làm cho chức năng giáo dục của thư viện trong trường học được rõ nét hơn. 
Để đảm bảo chức năng này, người cán bộ thư viện đóng một vai trò cực kỳ quan 
trọng. Cán bộ thư viện chính là người giáo viên không bục giảng. Họ là cầu nối 
giúp các em tiếp cận với nguồn thông tin, tri thức của nhân loại trên con đường 
nhận thức, hình thành và phát triển nhân cách của các em.
 Tuy nhiên cùng với sự bùng nổ của thông tin trên tất cả các phương tiện 
truyền thông đại chúng. Việc ngồi đọc một cuốn sách hay đã không còn thu hút 
mọi người như trước kia nữa và chỉ cần một cái “click chuột” thì vô số thông tin 
hiện ra trước mắt, mọi người không cần đến thư viện tìm kiếm hoặc ngồi hàng 
giờ trước một đống sách, báo để tìm kiếm một thông tin nào đó mà họ cần. Yếu 
tố giúp thư viện hoạt động hiệu quả chính là việc làm sao thu hút nhiều bạn đọc 
đến đọc và nghiên cứu tài liệu càng tốt. Có như vậy tri thức mới được truyền bá 
một cách rộng rãi, tài liệu được sử dụng một cách có hiệu quả. Vì vậy làm thế 
nào để thu hút các em đến thư viện, yêu thích các tiết đọc sách là nỗi trăn trở của 
rất nhiều các bộ thư viện hiện nay. 
 Xuất phát từ nhận thức trên đã giúp tôi lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp 
tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS”. Hi vọng, 
sáng kiến kinh nghiệm của tôi phần nào đó sẽ giúp được các thư viện bạn nâng 
cao hiệu quả trong công tác thư viện. 
 2. Mục đích nghiên cứu
 Giúp học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết về những vấn đề trong đời 
sống. Đặc biệt là tạo cho học sinh có thói quen thích đọc sách và tạo cho các em 
 1/23 Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện
 ở trường THCS
 ..................................................................................................
 PHẦN NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
 1.1. Ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ thông tin đến việc đọc 
sách
 Xã hội ngày nay đã phát triển và thay đổi rất nhiều, dấu vết thời xưa cũng 
đã dần phai nhoà.Vậy tại sao chúng ta có thể biết được xã hội, con người cuộc 
sống ngày xưa như thế nào. Để biết được tất cả những điều đó chúng ta phải cần 
đến sách.
 Sách đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. 
Đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức và đặc 
biệt đọc sách giúp ta cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn. Giống như Môngtexkiơ 
đã nói:“thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể 
tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút kì thú”.
 Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ 
thuật, các phương tiện truyền thông điện tử, tin học đã đem đến rất nhiều tiện ích 
cho con người. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm cho việc tìm kiếm 
thông tin trở nên dễ dàng hơn nhưng đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến 
văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay.
 Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con 
đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Chúng ta 
không hề thiếu sách, thậm chí có rất nhiều sách để lựa chọn. Thế nhưng giới trẻ 
ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Sự phong phú, tràn ngập 
của vô số kênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình đã làm cho họ 
không còn đủ sự kiên nhẫn để tìm kiếm những cuốn sách hay. Nhiều người mất 
hàng giờ ngồi trong quán Game – Internet trong khi dành thời gian cho việc học 
thì rất ít. Nhờ tính cập nhật, nhanh và giao diện bắt mắt kèm theo những hình 
ảnh minh họa độc đáo mà các phương tin thông tin ngày nay được giới trẻ rất ưa 
chuộng. 
 Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã cơ một lần nêu lên câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu 
có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không? Và ông đã tự trả lời 
rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ 
ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông 
khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoáng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.
 Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi 
mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. 
Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn 
 3/23 Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện
 ở trường THCS
 ..................................................................................................
 Sách được viết bằng hệ thống ngôn ngữ, cụ thể là các chữ viết được nối 
kết liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài Từ ngữ được dùng luôn có 
nghĩa, và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc 
sống. Thí dụ nói đến “tĩnh vật” chúng ta nghĩ đến một loạt các đồ dùng hay cây 
trái được đặt trong trạng thái yên tĩnh, hoặc nói đến “hoa mai” chúng ta nghĩ đến 
loại hoa nhiều cánh, nở vào mùa xuân, đẹp và mọi người thích thưởng thức 
Như vậy, quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật 
và hiện tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng 
thông qua quá trình tưởng tượng, liên tưởng.
 1.2.3. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ
 Bạn thường viết sai chính tả và rất ngại viết vì sợ mọi người chọc. Bạn 
hãy viết những câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt, không đủ các thành phần 
chính. Cũng có thể bạn sử dụng những từ ngữ không hợp với đối tượng bạn 
muốn đề cập. Hoặc bạn có vốn từ vựng quá ít, không đủ để huy động ra trình 
bày sáng tỏ một vấn đề. 
 Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai 
sót đó trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bạn đọc một cuốn sách văn chương thấy tác 
giả dùng những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu trời trong những trạng thái khác 
nhau. Bạn sẽ thấy những câu văn bắt đầu bằng chủ ngữ hay vị ngữ, bắt đầu bằng 
động từ hoặc tính từ mà vẫn đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt.
 1.2.4. Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và làm người
 Ai cũng biết, người biết suy nghĩ phải trái, biết lý lẽ là những người 
không sống tùy tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm của họ luôn hướng tới cái 
hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của 
những người xung quanh. Cách sống đó là món trang sức quý giá nhất mà mỗi 
người tự trang bị cho mình thông qua học vấn, cụ thể là từ việc đọc sách.
 Đọc sách thể dục thể thao, chúng ta biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai bền bỉ 
hơn. Đọc sách triết học, chúng ta nhận ra những quy luật và những diễn biến ý 
thức hệ trong cuộc sống, từ đó hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân. 
Đọc sách văn học để hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước mọi cảnh ngộ, 
cuộc đời; xây dựng đời sống hài hòa, nhân văn, có chiều sâu 
 Tóm lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp 
giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại.
 5/23 Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện
 ở trường THCS
 ..................................................................................................
trường dành kinh phí bổ sung cho thư viện từ 2 - 3% tổng ngân sách giáo dục 
địa phương để mua sắm sách, báo, thiết bị sửa chữa, nâng cấp thư viện thực hiện 
theo Thông tư liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo số 30/TTLB ngày 
26/7/1990.
 Để hình thành thói quen đọc sách, bồi đắp cho học sinh niềm yêu thích 
sách, báo, bên cạnh việc đầu tư kinh phí mua sách, nhà trường còn huy động các 
nguồn lực xã hội đóng góp ủng hộ. 
 Đặc biệt, thư viện đã phát động các phong trào "Góp một cuốn sách 
nhỏ đọc ngàn cuốn sách hay" trong toàn giáo viên và học sinh.
 Hoạt động này được tổ chức hàng năm, được xem là hoạt động truyền 
thống của thư viện cũng như của nhà trường, được các em học sinh và các thầy 
cô giáo trong trường hưởng ứng nhiệt tình. Nhờ đó thư viện luôn luôn được bổ 
sung nguồn tài liệu phong phú, đa dạng. Chính vì hoạt động này mà nhiều học 
sinh đã trở thành những cộng tác viên đắc lực hỗ trợ thư viện trong công tác xử lý 
nghiệp vụ, phục vụ tuyên truyền một cách nhiệt tình. 
 Cụ thể trong đợt 1 năm học 2015 – 2016, thư viện đã nhận được 180 cuốn 
sách do các em quyên góp, đợt 2 được 167 cuốn. Phong trào đọc và làm theo 
sách, báo đã góp phần không nhỏ vào kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường. 
 7/23 Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện
 ở trường THCS
 ..................................................................................................
 2.2 Thực trạng tiết học thư viện của học sinh trường THCS 
 Thư viện nhà trường được xây dựng kiên cố, cao ráo, sách báo được bảo 
quản tốt, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và khoa học. Với tổng diện tích 120m 2 
chia làm ba phòng: phòng kho, phòng đọc học sinh và phòng đọc giáo viên. 
 Trang thiết bị chuyên dùng đầy đủ và được bố trí hợp lý theo nghiệp vụ 
quản lý thư viện (giá sách, tủ, bàn ghế, thư mục, máy vi tính, các phương tiện 
nghe nhìn,...) từng bước được hiện đại hoá theo xu thế phát triển chung.
 Với cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ, các phòng đều được bố trí 
ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng, thư viện có thể đảm bảo phục 
vụ 100% GV và học sinh nhà trường.
 Với vốn tài liệu phong phú, đa dạng làm sao để lôi kéo, thu hút bạn đọc, 
từ chỗ chưa thích đến chỗ thích và có ý thức đọc sách. Điều đó đòi hỏi thư viên 
phải biết tham mưu cùng Ban Giám hiệu tìm ra những giải pháp hữu hiệu, lập kế 
hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng, có kiểm tra đánh giá.
 Ngay từ đầu năm học, thư viện xây dựng kế hoạch và đã được sự đồng ý 
của Ban Giám hiệu. Tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo 
viên và học sinh trong nhà trường cùng hưởng ứng.
 Lúc đầu số lượng học sinh tham gia chưa nhiều, rãi rác ở các lớp, thậm 
chí có lớp chưa có học sinh tham gia. Do các em còn ngại, không biết mượn 
sách gì, chưa biết cách tra cứu mục lục, tìm kiếm còn chậm, mất nhiều thời gian.
 Thấy được khó khăn đó, thư viện tiến hành hướng dẫn sử dụng tủ mục 
lục. Điểm sách tham khảo ở các bộ môn theo từng khối lớp, để khi cần tham 
khảo, các em dễ tìm và ít mất thời gian. Dần về sau, số lượng học sinh đến đọc 
sách, mượn sách ngày một nhiều hơn. Số lượng sách luân chuyển cũng cao hơn.
 Ngoài sự quan tâm của Ban Giám hiệu, thư viện còn được sự hỗ trợ nhiệt 
tình của các đoàn thể, tập thể giáo viên, là những người luôn khuyến khích, cổ 
vũ, động viên học sinh đến thư viện đọc sách, báo, tìm hiểu trao dồi kiến thức.
 Thư viện nhà trường phục vụ bạn đọc theo các hình thức: đọc tại chỗ, 
mượn về nhà, giới thiệu sách và các hoạt động ngoại khóa do thư viện tổ chức. 
Hiện nay hình thức phục vụ chủ yếu vẫn là đọc tại chỗ và mượn về nhà. 
 Thư viện trường học cũng là một lớp học. Ở đó các em được tổ chức 
hướng dẫn đọc sách, báo. Thư viện trường học là một trong những yếu tố quan 
trọng trong việc tạo dựng và phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Đây là cơ sở 
giúp học sinh tu dưỡng và rèn luyện bản thân về nhiều mặt cả năng lực lẫn đạo 
đức. Đọc sách là phương thức hữu hiệu giúp các em tiếp cận tri thức để có thể 
 9/23

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.doc