Sáng kiến kinh nghiệm Một số kiến thức cơ bản khi tìm hiểu "Nhân vật trong tác phẩm văn học"
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kiến thức cơ bản khi tìm hiểu "Nhân vật trong tác phẩm văn học"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kiến thức cơ bản khi tìm hiểu "Nhân vật trong tác phẩm văn học"
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kiến thức cơ bản khi tìm hiểu “Nhân vật trong tác phẩm văn học” Lĩnh vực: Ngữ văn Cấp học: Trung học cơ sở Tên tác giả: Bùi Thị Vân Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC : 2021-2022 3 II. MỤC ĐÍCH, LÝ DO CHỌN DỀ TÀI Từ những cơ sở trên đây tôi nhận thấy việc tìm hiểu nhân vật văn học trong việc dạy - học môn Ngữ văn là rất quan trọng đối cả thầy và trò. Nhân vật văn học không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm ấy như thế nào. Vì vậy tôi chọn đề tài Một số kiến thức cơ bản khi tìm hiểu “Nhân vật trong tác phẩm văn học”để giúp các em làm sáng tỏ những điều trên. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, THỜI GIAN ÁP DỤNG - Đối tượng nghiên cứu là học sinh THCS, có thể áp dụng ở các khối lớp. - Thời gian áp dụng từ Học kì II năm học 2020-2021 đến Học kì I năm học 2021- 2022. VI. KHẢO SÁT THỰC TẾ Thực trạng khi chưa thực hiện đề tài này chỉ có 50,6% học sinh (trong số khảo sát điều tra) cho rằng khi học về tác phẩm chúng em nắm kiến thức về nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm còn mơ hồ, nhiều khi còn chưa chính xác. Nhận diện về nhân vật chưa rõ ràng, phân biệt nhân vật văn học với những nhân vật thuộc loại hình nghệ thuật khác không đúng. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để việc dạy-học môn Ngữ văn nói chung phân môn Văn nói riêng được tốt thì người giáo viên phải là người có trình độ chuyên môn tốt. Một tiết giảng văn tốt phải là một tiết sau khi học, học sinh năm được và hiểu nội dung bài học. Đặc biệt trong phân tích tác phẩm thì việc tìm hiểu về nhân vật trong tác phẩm lại là một khâu không kém phần quan trọng. I. NHÂN VẬT VÀ VỊ TRÍ CỦA NÓ TRONG TÁC PHẨM Văn học bao giờ cũng là chuyện của con người. Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả, thể hiện trong tác phẩm. Nhân vật văn học có khi là con người có tên như Thạc Sanh, Lý Thông, Thuý Kiều, chị Dậu, có khi không có tên như những Người em út, Anh thanh niên, Cô kĩ sư, thằng bán tơ, những kẻ nịnh thần ; có khi là một hiện tượng nào đó của thiên nhiên mang nội dung biểu tượng Thần sông, ông Bụt, bà Tiên Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhất. Đó có thể là những 5 cách một cách đầy đặn, nhiều mặt, chi tiết, (chẳng hạn nhân vật anh hùng ca của Hôme). Theo Hêghen, Asin trong Iliat đã khái quát một tính cách đa dạng, nhiều mặt: yêu mẹ Têlit, khóc thương số phận Brêđêit khi nàng bị cướp đi, dám nổi giận chống Agamennông khi danh dự bị xúc phạm. Asin vui tươi dũng cảm, thương bạn, đồng thời chàng cũng rất nóng nảy, hung hăng, hay hằn thù, tàn bạo với kẻ thù. Nhưng chàng kính trọng người già ngay khi người đó là cha của kẻ thù mình. Hêghen cho rằng có thể nói đó là một con người và mỗi nhân vật loại đó là một thế giới riêng biệt, linh động. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, ta cũng bắt gặp nhiều nhân vật cụ thể, sinh động nhiều mặt như vậy. Chẳng hạn như Hạng Vũ quyết đoán, liều lĩnh trong trận Cự Lộc, khảng khái cao thượng trong bữa tiệc ở Hồng Môn và nghĩa khí, đượm tình bi tráng trong bước “mạt lộ” ở Cai Hạ. Mỗi nhân vật như vậy đều mang những tính cách có ý nghĩa, có giá trị xuất hiện trong thời của nó. Những nhân vật khái quát nổi bật những tính cách có ý nghĩa phổ biến sâu xa sẽ là những nhân vật điển hình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào trong tác phẩm nào cũng xây dựng được những hình tượng của mình. Một hình tượng chỉ được gọi là hình tượng điển hình khi hình tượng ấy khái quát được những nét, những tính cách con người, những tư tưởng, những hiện tượng có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội lại được miêu tả qua những chi tiết cụ thể sinh động hấp dẫn. Điển hình là một khái quát cao của sáng tạo nghệ thuật. Theo Trường Chinh, “Điển hình trong nghệ thuật là những nét, những tính cách cơ bản nhất, bản chất nhất và nổi bật nhất trong đời sống xã hội được tập trung biểu hiện và nâng cao qua sự sáng tạo của nghệ sĩ, nhưng chung quy nó vẫn là cuộc sống”. Như vậy, nói đến điển hình là nói đến chất lượng phản ánh và sức tác động của hình tượng. Điển hình văn học là sự thể hiện nổi bật nhất những vấn đề bản chất nhất của đời sống. Tuỳ những mức độ thành công của nhà văn khi xây dựng hình tượng mà người ta nói đến chi tiết điển hình Điển hình là một sáng tạo mà tiền đề của nó là nguồn hiện thực bên ngoài được nó phản ánh. Theo cách hiểu truyền thống, điển hình được cấu tạo sao cho phản ánh được một loại hiện thực nào đó, khái quát được các hiện tượng khác nhau về đời sống. Điển hình hoá đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn những nét, những tính cách quan trọng và có ý nghĩa lớn trong hiện thực. Nhà văn phải phát hiện ra những chi tiết. Những quan hệ có ý nghĩa tiêu biểu, đồng thời phải xây dựng những hình tượng nghệ thuật sinh động nổi bật. 7 của tác phẩm. ở truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là Chí Phèo và Bá Kiến. Ở các tác phẩm lớn có nhiều tuyến cốt truyện, số lượng nhân vật rất đông, chẳng hạn Thuỷ Hử gồm hơn 400 nhân vật, 108 anh hùng, số lượng nhân vật chính lên đến hàng chục, Chiến tranh và hoà bình của L. Tônxtôi gồm hơn 570 nhân vật, nhân vật chính cũng lên tới hàng chục. Nhân vật chính được khắc hoạ đầy đặn hơn, có tiểu sử, có nhiều tình tiết, nhưng cái chính là thể hện tập trung đề tài và chủ đề tác phẩm. Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối. Về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Đó là Thuý Kiều trong Truyện Kiều, chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố Ngoài nhân vật chính, nhân vật trung tâm còn có nhân vật phụ, nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung, nhưng không thể coi nhẹ nhân vật phụ. Chúng chẳng những là một bộ phận không thể thiếu của bức chân dung mà nhiều khi nhân vật phụ hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm. Chẳng hạn thằng bán tơ trong Truyện Kiều, anh Hợi trong Tắt đèn 2. Từ góc độ nội dung tư tưởng, căn cứ vào phẩm chất nhân vật có thể chia ra nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lý tưởng, các nhân vật lại có thể chia ra làm nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực). Sự phân biệt nhân vật chính diện và phản diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tư tưởng. Nhân vật chính diện và phản diện là những phạm trù lịch sử. Nhân vật chính diện mang lý tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và thời đại. Đó là người mà tác phẩm khẳng định và đề cao như những tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời; trái lại nhân vật phản dịên lại mang những phẩm chất xấu xa trái với đạo lý và lý tưởng, đáng lên án phủ định. Như vậy, hai loại nhân vật này luôn luôn đối kháng với nhau như nước với lửa. Việc phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản diện đã có một lịch sử lâu đời. Có những thể loại nói chung chuyên viết về nhân vật chính diện như 9 Nhân vật tự sự là nhân vật được miêu tả theo phương thức tự sự, chủ yêú xuất hiện trong các tác phẩm tự sự như trong tiểu thuyết, truyện ngắn. truyện vừa, truyện thơ. Đây là loại nhân vật có thể được miêu tả đầy đặn nhất, phong phú nhất, ít bị hạn chế. Nhân vật kịch là nhân vật được miêu tả theo phương thức kịch, chủ yếu xuất hiện ở trong kịch. Vì kịch là để diễn bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên nhân vật kịch chỉ được miêu tả ở những khâu xung đột căng thẳng nhất. Do đó nhân vật kịch giàu kịch tính, góp phần tạo nên tính kịch của vở kịch. Các nhân vật có tính kịch trong tự sự là loại nhân vật gần gũi với nhân vật kịch. Nhân vật trữ tình là nhân vật được xây dựng theo phương thưc trữ tình, trực tiếp thể hiện cảm xúc, ý nghĩ trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình thường xuất hiện dưới dạng phiến đoạn trong nhiều thể loại khác nhau như thơ trữ tình, bút kí, tuỳ bút nhưng chủ yếu là trong thơ trữ tình và thường gọi là “cái tôi trữ tình”. Trên đây là một số kiểu loại nhân vật thường gặp. Cách phân chia ra các kiểu loại khác nhau ở trên là tương đối. Trong thực tế không phải bao giờ cũng phân định nhân vật một cách rạch ròi như vậy được. Tuy nhiên với việc phân chia nhân vật ra các kiểu loại cho phép nắm bắt dễ dàng. Và từ đó tiến hành phân tích nhân vật cũng thuận lợi hơn. Chẳng hạn không thể phân tích nội tâm của các nhân vật trong Tấm Cám bởi do không phải là nhân vật tính cách mà là nhân vật chức năng. Hay cũng sẽ sai lầm nếu phân tích các nhân vật trong văn học hiện thực lại không chú ý đến tâm lí, nội tâm nhân vật III. CÁC PHƯƠNG THỨC, PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP THỂ HIỆN NHÂN VẬT Như đã nói, nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng ngôn ngữ. Các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng. Văn học đa dạng đến đâu, các phương thức, phương tiện thể hiện nhân vật đa dạng đến đó. Ở đây chỉ nói những điều chung nhất. Trước hết nhân vật được miêu tả bằng chi tiết. Đó là những biểu hiện mọi mặt của con người mà người ta có thể căn cứ để nhận biết về nó. 11 Đối với việc khắc hoạ nhân vật tính cách, việc mô tả tâm lý, cá tính đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Ở đây các nhà văn chú ý đến các chi tiết thể hiện đời sống bên trong, các trạng thái cảm xúc, các quá trình tâm hồn của nhân vật: tâm trạng của bé Thu trước giờ chia tay ông Sáu lên đường trở lại căn cứ trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, qua đó thể hiện tình yêu thương ba sâu sắc của bé Thu dành cho ba của mình. Việc mô tả đồ vật, môi trường cũng là phương tiện quan trọng để thể hiện tâm lý nhân vật. Chẳng hạn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du tả vầng trăng - mặt biển - tiếng đàn cũng là để phác hoạ tâm trạng của Thuý Kiều (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều của Nguyễn Du); Nam Cao cũng là nhà văn sử dụng tài tình các chi tiết của ngoại giới để khắc hoạ tâm lý nhân vật (Lão Hạc) Đối với nhân vật tính cách, ngôn ngữ nhân vật cũng là biện pháp miêu tả tâm lý. Nhà văn nhiều khi không chỉ khai thác nội dung ý nghĩa của lời nói mà còn qua lời nói để góp phần bộc lộ tính cách nhân vật (thí dụ ngôn ngữ của Kim Trọng khác hẳn với ngôn ngữ Mã Giám Sinh trong Truyện Kiều). Có thể nói phương tiện xây dưng nhân vật cũng như các biện pháp xây dựng nhân vật rất phong phú. Sự đa dạng và loại hình nhân vật cũng đòi hỏi có những phương thức miêu tả phỳ hợp. Tìm hiểu thế giới phong phú và đa dạng của nhân vật là cần thiết bởi lẽ qua đó sẽ hiểu được nội dung nghệ thuât mà nó khái quát. Tóm lại, nhân vật là hình thức văn học để phản ánh hiện thực. Hình thức ấy rất đa dạng nhằm thể hiện các khía cạnh vô cùng phong phú của cơ sở. Việc hình dung sự đa dạng của nhân vật là rất cần thiết để đi sâu tìm hiểu những nội dung phong phú đó trong di sản văn học nhân loại cũng như sự phong phú của văn học xã hội chủ nghĩa ngày nay. VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Sau một thời gian nghiên cứu và giảng dạy đề tài này, khảo sát điều tra cho thấy kết quả có tới 75,8% HS hiểu và nắm được những vấn đề liên quan đến nhân vật văn học mà các em đang được học. Sau khi áp dụng đề tài này tôi nhận thấy trong các tiết học văn học sinh đã hứng thú hơn. Các em đã năm chắc hơn các kiến thức về nhân vật, đặc biệt năm nay tôi áp dụng đề tài này cho học sinh lớp 9E là lớp có nhiều học sinh yếu thì các các em đac có nhiều tiến bộ hơn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kien_thuc_co_ban_khi_tim_hieu_n.doc