Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c chñ nhiÖm líp I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận. Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” được biết đến với từ “education”, đây là một từ gốc Latin được ghép bởi hai từ là “Ex” và “Ducere” – “Ex-Ducere”. Có nghĩa là dẫn (“Ducere”) con người vượt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ để vươn tới những gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn. Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau. Tuân Tử nói: “Nhân chi sơ tính bổn ác, lý tính hậu lai tập đắc”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ là ác, nhưng sau này do học tập mà có lý trí, biết cái đúng cái sai. Mạnh Tử và Tuân Tử đều là bậc thầy của Nho giáo thời Chiến quốc, dù có những đánh giá khác nhau về tính con người nhưng đều thống nhất rằng môi trường và sự giáo dục sẽ làm con người thay đổi, nghĩa là giáo dục đóng vai trò quyết định cho bản tính của con người trong tương lai. Mục tiêu của giáo dục thật sự rất rõ ràng là dạy làm người, nghĩa là rèn luyện đạo đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân ta. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Làm thế nào để những chủ nhân của tương lai của dất nước có đủ cả đức và tài ? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của giáo viên chủ nhiệm lớp- người thường xuyên uốn nắn, chỉ bảo các em học sinh. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi rất mong muốn học sinh của mình là những con ngoan, trò giỏi, có hành trang vững chắc vào đời. NguyÔn Thuú Liªm – Trêng THCS Ngäc Lý 1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c chñ nhiÖm líp IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực hiện trong quá trình chủ nhiệm lớp, để nhằm rút ra cho mình một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp. - Phương pháp đàm thoại sử dụng trong việc tham khảo kinh nghiệm của GVCN lớp. - Trao đổi với học sinh, phụ huynh học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh sống, sở thích,tính cách, suy nghĩ...của học sinh, phụ huynh học sinh. - Ngoài ra trong quá trình nghiên cứ tôi còn sử dụng các phương pháp quan sát phương pháp nghiên cứu sản phẩm của đối tượng... Để thấy được phẩm chất bên trong và hình thức hoạt động bên ngoài của học sinh từ đó hướng tới một mục tiêu giáo dục có hiệu quả. V. NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề: a. Thuận lợi : - Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học. - Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt. - Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh để chấn chỉnh nề nếp học tập của các em. - Là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm lớp 9. - Bản thân nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu. b. Khó khăn : Đầu năm 2013- 2014, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9C. Đây là lớp được chia tách từ 2 lớp 9BC của năm học 2012- 2013. - Tỉ lệ học sinh trong lớp có lực học trung bình và yếu cao. - Phần lớn các em rất lười học, thường xuyên bỏ giờ, bỏ buổi học tự do. - Nhiều em còn ham chơi, không chú ý học - Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt ( Ở với ông bà vì cha mẹ đi làm ăn xa, cha mẹ ly hôn...) - Phụ huynh chưa có sự quan tâm nhiều đến con em mình. - Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở trường cũng như ở nhà. - Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều. NguyÔn Thuú Liªm – Trêng THCS Ngäc Lý 3 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c chñ nhiÖm líp 2.2.Công tác tổ chức lớp : * Nắm thông tin về học sinh Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu: GIỚI THIỆU BẢN THÂN 1. Họ và tên:............... 2. Ngày..... tháng......năm sinh........Dân tộc..........tôn giáo.................................... 3. Địa chỉ nhà......................................................................................................... 4. Kết quả học tập năm lớp 8: Học lực..........Hạnh kiểm...................................... 5.Họ tên cha.......................................Nghề nghiệp................................................ 6. Họ tên mẹ.......................................Nghề nghiệp................................................ 7. Điện thoại liên hệ............................................................................................... 8. Số anh chị em trong gia đình:............................................................................ .............................................................................................................................. 9. Năng khiếu.............................Sở thích .............................................................. 10. Chỉ tiêu phấn đấu năm học 2013- 2014: Học lực:.............Hạnh kiểm: .......... Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. * Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp: Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Với các em lớp 9, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và y thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của NguyÔn Thuú Liªm – Trêng THCS Ngäc Lý 5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c chñ nhiÖm líp Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. Đầu tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ hai, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. * Tổ chức các hoạt động thi đua và các biện pháp uốn nắn kịp thời: Sau khi nhận lớp nắm bắt tình hình, bài học đầu tiên mà tôi đến với các em là cuộc trao đổi để xác định động cơ thái độ học tập đúng đắn; xây dựng mối quan hệ đoàn kết và ý thức xây dựng tập thể lớp. Một số câu hỏi có thể là: (H) Mục đích của việc học tập ? (H) Muốn học tập đạt kết quả tốt ,em phải làm gì ? (H) Muốn xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, mỗi người phải làm gì? (H) Tiêu chuẩn để được xếp loại hạnh kiểm tốt?. Từ đó, dấy lên ở học sinh ý thức học tập và xây dựng tập thể lớp. Tiếp đến là những yêu cầu ,nhắc nhở về các mặt hoạt động, đề ra hoạt động thi đua giữa các tổ.Nếu tổ nào cuối tuần có điểm thi đua thấp nhất sẽ phạt lao động về sinh cả tuần. Trong một tháng , nếu tổ nào bị trực nhật 3 lần liên tiếp, thì trong tháng đó, cả tổ không được xếp loại tốt .Điểm thi đua được tính với các mặt: Chuyên cần, tác phong, học tập, trật tự và tham gia phong trào. Mỗi mục ,trước hết được ghi 10 điểm, cách chấm điểm có thể được qui định như sau: 1) Chuyên cần:-Vắng p = -1 ;k = -3 ; đi muộn = -2. - Bỏ học = -10 (Làm việc với PHHS, qui về ý thức...) - Lưu ý :vắng có phép , PHHS phải trực tiếp đến xin, việc này đã thỏa thuận trong buổi họp PHHS đầu năm 2) Tác phong: - Mỗi trường hợp vi phạm = -1đ; vi phạm bao nhiêu lần trừ bấy nhiêu điểm 3) Học tập: được tính theo điểm miệng, và quá trình xây dựng bài. - Điểm 10= +2 ; điểm 8 , 9 = +1 ; điểm 1 = -2 ; điểm 2 ,3 = -1. - Xây dựng bài tốt =+1 ; Vi phạm quay cóp = -5. NguyÔn Thuú Liªm – Trêng THCS Ngäc Lý 7 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm – mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c chñ nhiÖm líp đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh. - Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm các em tự ái. Thậm chí có em sẽ oán hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em học yếu hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, có em do bị mất căn bản từ các lớp dưới. Nhưng cũng có em học yếu, hoặc không học bài làm bài là do những điều kiện khách quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải em nào cũng may mắn dược bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học tập.Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống hoặc vì ăn chơi cờ bạc hay ốm đau bệnh hoạn,...nên không ngó ngàng gì đến việc học của con cái, thậm chí các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập ... Những sóng gió đó đã tác động đến tâm lí của các em, cản trở việc học tập của các em. Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận đùng đùng, rồi la mắng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy- trò sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi không kết án trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em. - Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra ngững ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. - Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy NguyÔn Thuú Liªm – Trêng THCS Ngäc Lý 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc