Sáng kiến kinh nghiệm Một số lưu ý khi thực hiện giờ trả bài Tập làm văn ở trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số lưu ý khi thực hiện giờ trả bài Tập làm văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số lưu ý khi thực hiện giờ trả bài Tập làm văn ở trường THCS
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS BÁ HIẾN ------***------ CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN GIỞ TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN Ở TRƯỜNG THCS PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU I.Lời giới thiệu Trả bài Tập làm văn là giờ học chính khóa trong chương trình Ngữ Văn THCS. So với các môn học khác, chỉ có môn Ngữ Văn được bố trí tiết trả bài- cho thấy tầm quan trọng của đơn vị kiến thức này. Tuy nhiên, tiến trình thực hiện như thế nào để có một giờ trả bài hiệu quả, Người đúng mục thực đích hiện: yêu Đỗcầu Thị vẫn Thanh là vấn đề Hương mà nhiều giáo viên còn “loay hoay” tìm tòi. Xuất phát từ yêu cầu của Vũ giờ Thị trả Phươngbài Tập làm Loan văn và thực tế tại đơn vị trường, chúng tôi- giáo viên dạyTổ môn : Văn Ngữ - Văn Sử trường THCS Bá Hiến, qua công tác giảng dạy xin đề xuất “Một số lưu ý khi thực hiện giờ trả bài Tập làm văn ở trường THCS”. Bình Xuyên, tháng 3/2018 PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I.Vị trí, vai trò của giờ trả bài Tập làm văn Phân môn Tập làm văn cung cấp tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành các kĩ năng nói- hiểu- khái quát văn bản. Giờ học Tập làm văn là một hoạt động tích hợp: tích hợp tri thức đọc - hiểu văn bản, tiếng Việt vào việc tạo lập văn bản mới. Trong các giờ Tập làm văn thì giờ trả bài Tập làm văn là một giờ học sinh động, có tác dụng nhiều mặt. Đây là giờ học được xây dựng thực sự từ hoạt động trực tiếp của học sinh. Qua giờ trả bài, học sinh có điều kiện hiểu sâu hơn về kiến thức kiểu văn bản, tự đánh giá về khả năng viết bài của mình, rèn luyện kĩ năng làm bài, cách diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết câu, liên kết đoạn,... II. Yêu cầu của giờ trả bài Tập làm văn * Về phía giáo viên: - Đánh giá, phân tích được những ưu- nhược điểm; thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp nói chung và từng bản thân học sinh nói riêng. - Nêu ra được phương hướng sửa chữa, tiến bộ ở những bài sau cho học sinh. - Kích thích được sự hứng thú, say mê, cố gắng của học sinh trong học tập bộ môn Ngữ Văn. * Về phía học sinh: - Tự đánh giá được ưu – nhược điểm bài viết của mình để điều chỉnh và rút ra những kinh nghiệm trong học tập, nhằm đạt đến sự tiến bộ trong học tập bộ môn Ngữ Văn. - Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo. - Rèn luyện các kĩ năng: + Kĩ năng nhận thức. + Kĩ năng hợp tác. + Kĩ năng giao tiếp. + Kĩ năng tư duy sáng tạo. III. Thực trạng, nguyên nhân * Về phía học sinh - Học sinh chưa nhận thức được vai trò quan trọng của giờ trả bài. - Nhiều em “chép” văn, sản phẩm không phải của bản thân nên chỉ quan tâm đến điểm số, không chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng viết văn của mình. - Chưa có thái độ đúng với mục đích yêu cầu của giờ trả bài. Tâm lí này một phần là do khâu tổ chức thực hiện giờ dạy của giáo viên. IV. Một số giải pháp cơ bản Để học sinh học tập sôi nổi tích cực, rèn luyện được kĩ năng viết bài và phát huy được khả năng sáng tạo qua giờ trả bài Tập làm văn chúng ta cần phải làm gì? Đây là câu hỏi không mới nhưng vẫn là vấn đề mà nhiều giáo viên chưa thống nhất, đặc biệt là khâu tổ chức thực hiện trên lớp. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra tiến trình dạy một giờ trả bài như sau: 1. Chuẩn bị a. Chấm bài Muốn thực hiện giờ trả bài nghiêm túc, có hiệu quả, chúng ta phải bắt đầu từ bước chấm bài. Thông qua việc chấm bài, giáo viên có thể đánh giá tình hình học tập, sự tiến bộ của học sinh trong học môn Ngữ Văn (về kiến thức, kĩ năng,...); giúp học sinh nhận ra sai sót, hạn chế để khắc phục trong những bài viết tiếp theo; tự đánh giá quá trình dạy học của mình- có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy bộ môn Ngữ Văn. Vì vậy khi chấm bài giáo viên cần: - Xác định tiêu chí đánh giá (yêu cầu của đề bài về nội dung kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phương pháp làm bài). Sở dĩ phải xây dựng tiêu chí đánh giá cho từng bài Tập làm văn vì mỗi bài văn là một bước thể hiện yêu cầu giáo dục rèn luyện được hệ thống theo từng kiểu bài nhất định. Việc thống nhất tiêu chí chấm bài (hướng dẫn chấm) có thể tránh được tình trạng chấm bài theo cảm tính. - Chú ý đến những lỗi sai phổ biến mà học sinh thường mắc phải ở các bài làm trước. Với từng bài cụ thể tập trung vào chỗ yếu nhất để tiếp tục uốn nắn, rèn luyện. - Không nên chấm theo định kiến, ấn tượng với học sinh (học sinh yếu, trung bình , khá, giỏi, học sinh ngoan, chưa ngoan,...) hoặc chấm theo kiểu lướt qua, khái quát bài (độ Trả bài là bước đầu tiên, cuối cùng hay thực hiện vào thời điểm nào trong giờ học vẫn không có quy định cụ thể. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy trả bài ngay từ bước 1 có nhiều thuận lợi cho các hoạt động tiếp theo của giáo viên và học sinh. - Giáo viên cho học sinh trả bài. - Học sinh đọc lại đề bài ,giáo viên ghi bảng (trình chiếu), học sinh ghi vào vở. - Học sinh đọc lại bài viết của mình. 2. Tìm hiểu yêu cầu của bài viết Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu về hình thức, nội dung: a. Hình thức - Bố cục rõ ràng, đủ ba phần. - Hành văn mạch lạc, không mắc các lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp... ( Giáo viên chốt kiến thức bằng bảng phụ hoặc trình chiếu) b. Nội dung b.1.Tìm hiểu đề, tìm ý Đây là khâu rất quan trọng giúp học sinh đánh giá về bài làm của mình đúng hay sai, thừa hay thiếu ý... * Tìm hiểu đề: Nhiệm vụ của tìm hiểu đề, học sinh xác định được yêu cầu của đề bài. Muốn xác định đúng yêu cầu của đề giáo viên cho học sinh thực hiện các bước sau: Bước 1: Đọc kĩ đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Bước 2: Từ những từ ngữ quan trọng học sinh dễ dàng xác định: - Kiểu bài. - Vấn đề (đối tượng) mà đề bài yêu cầu. - Phương pháp làm bài. - Phạm vi kiến thức. VD: Đề bài: “ Cảm nghĩ về mùa xuân”. Bước 1: Học sinh đọc đề bài, gạch chân từ ngữ quan trọng. Bước 2: Giáo viên hướng học sinh đặt và trả lời các câu hỏi: - Bài văn tạo lập thuộc kiểu văn bản nào? (Biểu cảm- sự vật) - Đối tượng biểu cảm? (Mùa xuân) Căn cứ vào những dữ kiện của đề bài và tình hình làm bài của học sinh, giáo viên nêu những yêu cầu cụ thể về kiến thức, tư tưởng, kĩ năng, phương pháp để định hướng cho học sinh đánh giá kết quả làm bài của bản thân và của cả lớp. * Học sinh nhận xét về ưu- nhược điểm bài viết của mình. * Giáo viên nhận xét chung về tinh thần, thái độ làm bài của học sinh; những ưu điểm và nhược điểm chính. VD: - Hình thức: + Bố cục bài viết có hợp lí không? + Cách hành văn hay- chưa hay. + Cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn,... + Lỗi chính tả. + Chữ viết, cách trình bày. - Nội dung: + Có triển khai đầy đủ, chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu không? Mức độ sâu sắc của vấn đề đến đâu? + Có biết xây dựng các tiểu chủ đề không? + Mức độ sai sót của kiến thức. 4. Phân tích và chữa lỗi Đây là hoạt động dành nhiều thời gian nhất- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập trung phân tích, sửa những lỗi điển hình, phổ biến (Tùy theo: yêu cầu cần đạt của kiểu bài, bài làm của học sinh.) Mục đích: Phát hiện và khắc phục tồn tại của học sinh trong làm văn, rút kinh nghiệm để làm tốt các bài làm sau. Ở hoạt động này, giáo viên có thể ứng dụng CNTT ( máy chiếu) hoặc bảng phụ để trình chiếu dẫn chứng (bài viết của học sinh) giúp học sinh thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách khắc phục. Khi hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa lỗi, giáo viên cần lưu ý: - Các lỗi được trình chiếu lấy từ bài học sinh nhưng không nêu tên để tránh học sinh mắc lỗi có thái độ tiêu cực (học sinh sẽ tự nhận thấy ở bài làm qua kí hiệu quy ước mà giáo viên đã đánh dấu). ->Từ sai: đức tính (vì đức tính là tính cách tốt,hợp với đạo lí làm người) ->Sửa: thói quen xấu (bỏ từ “lười”) Từ việc phát hiện và sửa lỗi, giáo viên giúp học sinh nhạn ra nguyên nhân mắc lỗi là do chưa nắm vững nghĩa và chưa rõ hình thức âm thanh của từ. 5. Đánh giá chất lượng và rút kinh nghiệm - Giáo viên thống kê kết quả theo làn điểm để học sinh thấy được tỉ lệ chất lượng của cả lớp, vị trí của bản thân để có thái độ phấn đấu. Có thể so sánh chất lượng (điểm số) bài làm này với bài làm trước bằng biểu đồ. - Tổng kết các lỗi sai phổ biến, cơ bản để rút kinh nghiệm; biểu dương những bài văn hay. Nhấn mạnh những yêu cầu quan trọng trong việc tạo lập văn bản. 6. Đọc bài văn hay - Đọc đoạn văn hay hoặc bài văn tiêu biểu tùy theo tình hình lớp học. - Sau khi đọc có thể cho học sinh nhận xét, đánh giá để các em cùng học tập ( viết rõ ràng, có dẫn dắt, cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết đoạn, làm bài sáng tạo,...). Đoạn văn, bài văn tham khảo này giáo viên nên nêu tên biểu dương học sinh để học sinh thêm tự tin và hứng thú học tập. Hoạt động 3: Vận dụng - Cho học sinh viết lại đoạn văn sau khi đã khắc phục lỗi. Hoạt động 4: Củng cố, HDVN * Củng cố: - Củng cố cho học sinh về phương pháp thực hiện kiểu bài mà đề bài yêu cầu. - Nhận xét ý thức học tập của học sinh (khen để tăng sự hào hứng học tập cho các em – ví dụ: Biết tự nhận xét, đánh giá bài của mình của bạn, biết cách khắc phục lỗi sai,...) * HDVN: - Tiếp tục phát hiện – sửa lỗi. - Viết lại đoạn văn, bài văn nếu mắc nhiều lỗi sai. - Chuẩn bị bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 2- Kết nối I. Trả bài - GV gọi 1 HS lên trả bài cho các bạn II. Yêu cầu * Đề bài - GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuốngEm hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tương ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. H: Nêu yêu cầu về hình thức 1.Về hình thức của bài văn nghị luận về một - Bố cục đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. sự việc hiện tượng đời sống ? -Trình bày hệ thống các luận điểm rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt trôi chảy - Bài làm sạch sẽ, không tẩy xóa, ít mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu 2. Về nội dung H: Nhắc lại các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ?(4 bước) a. Tìm hiểu đề, tìm ý H: Hãy xác định yêu cầu của đề * Tìm hiểu đề bài này? - Kiểu bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời (Xác định từ ngữ quan trọng sống . -Vấn đề nghị luận: vứt rác bừa bãi nơi công cộng trong đề? kiểu bài? Vấn đề nghị - Phương pháp lập luận: Phân tích, bình luận, chứng luận? Phương pháp lập luận? minh phạm vi kiến thức?) - Phạm vi kiến thức: trong đời sống. * Tìm ý H: Từ việc xác định yêu cầu của - Giới thiệu vấn đề vứt rác bừa bãi nơi công cộng đề em hãy đặt câu hỏi tìm các ý - Thực trạng của vấn đề vứt rác bừa bãi nơi công cộng cho bài văn? ở Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào? - Nêu những biểu hiện của hiện tượng này trong đời sống? - Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng là do đâu? - Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi như thế nào? - Cần làm gì để hạn chế, ngăn chặn hiệ tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng? - Bàn luận đánh giá của em về vấn đề này? b. Lập dàn ý H: Hãy đặt nhan đề cho bài
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_luu_y_khi_thuc_hien_gio_tra_bai.docx