Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả thảo dạy học pháp luật

doc 15 trang sklop9 30/04/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả thảo dạy học pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả thảo dạy học pháp luật

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả thảo dạy học pháp luật
 SKKN2015-2016
 MỤC LỤC
 I. PHẦN MỞ ĐẦU: 
 1. Lý do chọn đề tài.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 3. Đối tượng nghiên cứu
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 5. Phương pháp nghiên cứu
 II. PHẦN NỘI DUNG 
 1. Cơ sở lý luận
 2.Thực trạng
 2.1 Thuận lợi- khó khăn
 2.2 Thành công- hạn chế
 2.3 Mặt mạnh- mặt yếu
 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.
 3. Giải pháp, biện pháp: 
 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 
cứu
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
 1. Kết luận: 
 2. Kiến nghị: 
 1
 CHU TỰ LỆ - THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana- Đắc Lắc SKKN2015-2016
giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng 
sống, giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội, những nội dung liên quan đến quyền trẻ 
em, quyền con ngườivv Là môn học giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc 
giáo dục ý thức và hành vi, nhân cách người công dân. đặc biệt là những công dân 
tương lai của đất nước. Vậy mà môn GDCD luôn bị coi là “môn học phụ” ai cũng dạy 
được, dạy thế nào cũng được thiếu sự cuốn hút sinh động. Theo tôi ngoài những lý 
do khách quan, thì quan trọng nhất là chủ quan của người dạy môn học này là chưa 
chú trọng sử dụng một số phương pháp dạy học phù hợp vói đặc thù bộ môn, dạy tràn 
lan, không có phương pháp trọng điểm, biến mình thành “phát ngôn viên” của sách 
giáo khoa, nên dễ gây nhàm chán cho học sinh, dẫn đến hiệu quả dạy học không cao. 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 a. Mục tiêu
 Qua đề tài này tôi mong rằng những vấn đề được đề cập tới sẽ góp phần nhỏ vào 
việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD nói chung và giảng dạy pháp luật 
trong môn GDCD lớp 9 ở trường THCS nói riêng.Theo tôi việc tích cực đổi mới nội 
dung, phương pháp dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 là 
để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, nhằm góp phần tích cực vào việc 
đào tạo nguồn nhân lực cho đất nươc. Giúp các em có đủ sự tự tin và bản lĩnh để có sự 
lựa chọn đúng đắn cho cuộc sống tương lai như tiếp tục học phổ thông, học nghề hay 
vừa học vừa làm  Giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 cũng góp phần tạo nên 
những công dân mới có tính năng động, sáng tạo hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật 
và biết vận dụng pháp luật vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với cơ chế 
thị trường, có phẩm chất và năng lực để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay và phù hợp với xu thế phát triển 
chung của thời đại.
 Để làm được điều đó thì ngoài việc đưa nội dung văn bản pháp luật vào một số 
bài dạy trong chương trình môn GDCD ở trường THCS trong đó có lớp 9, thì người 
giáo viên còn phải biết cách tìm ra các giải pháp dạy học phù hợp với từng đơn vị 
kiến thức, từng nội dung bài học. biết khơi dậy lòng ham mê, sự hứng thú trong người 
học . 
 b. Nhiệm vụ của đề tài
 Các phương pháp dạy học Giáo dục công dân truyền thống và hiện đại đã được 
đề cập tới trong các tài liệu khác nhau, được giáo viên làm quen qua qua các đợt tập 
huấn và thực hiện nhiều trong các giờ dạy học trên lớp. Vì thế với một số kinh nghiệm 
của bản thân tôi chỉ chỉ đi sâu vào cách sử dụng một số phương pháp dạy học điển 
hình, tôi thường áp dụng trong dạy học nội dung giáo dục pháp luật ở lớp 9 của bản 
thân. Tôi xin được trình bày ra đây để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo với mong 
muốn góp phần làm cho việc dạy học GDCD ngày càng hiệu quả hơn.
 - Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm 
đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, 
khen thưởng và kỷ luật học sinh.
 - Nhìn nhận lại thực trạng của công tác cũng như chất lượng giảng dạy môn 
GDCD của nhà trường trong những năm học qua, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng 
cao chất lượng giảng dạy pháp luật trong môn GDCD cho học sinh lớp 9 của trường 
trong giai đoạn tới để đồng nghiệp tham khảo.
 3
 CHU TỰ LỆ - THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana- Đắc Lắc SKKN2015-2016
 Xây dựng và thực hiện các dự án thực tiễn.
 Chơi các trò chơi học tập 
 Phương pháp dạy học thì nhiều, nhưng chú trọng những phương pháp nào là đạt 
hiệu quả hơn cả, qua thực tế dạy học, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, so sánh điều tra 
kết quả học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Lương Thế Vinh qua các năm học 
nói trên. Theo tôi để dạy tốt nội dung pháp luật đối với môn GDCD 9 thì giáo viên cần 
chú trọng nghiên cứu cách áp dụng các phương pháp dạy học sau: Phương pháp giải 
quyết vấn đề (xử lí tình huống), Phương pháp thảo luận nhóm, Phương pháp liên 
hệ thực tế và tự liên hệ bản thân, Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và đóng 
vai. 
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Trong tình hình hiện nay, việc giáo dục pháp luật cho mọi thành viên trong xã 
hội đặc biệt cho người chưa thành niên được đặt ra như một tất yếu. để đảm bảo tính 
đúng đắn, ổn định và bền vững trong hoạt động của tuổi trẻ cần phải nâng cao nhận 
thức, ý thức pháp luật và tinh thần tự giác tuân thủ pháp luật và biến nó thành một nhu 
cầu, một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Như vậy vấn đề được đặt ra ở đây là 
chuẩn bị cho các thế hệ công dân tương lai khi bước vào đời có ngay thói quen hành 
động theo đúng yêu cầu của pháp luật, áp dụng kiến thức pháp luật vào các tình huống 
cụ thể của đời sống. 
 Để nâng cao năng lực cho các em, chúng ta cần có sự hướng dẫn cụ thể, bằng 
cách đưa các tình huống pháp luật thường xảy ra trong cuộc sống trên một số lĩnh vực 
trong chương trình các em đang được học một cách phù hợp, giúp các em làm quen 
dần với việc vận dụng kiến thức pháp luật để xử lí các tình huống đó. Mặt khác giúp 
các em dần có một khả năng khái quát trong khi đánh giá những hành vi của mình, của 
người khác, cần phải đưa ra những hành vi cụ thể và đánh giá những hành vi đó dựa 
trên những khái niệm cơ bản của pháp luật, dần dần hình thành trong các em khả năng 
đối chiếu, so sánh giữa hành vi của mình với yêu cầu tuân thủ pháp luật của nhà nước, 
ý thức tự giác tham gia vào việc đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực và việc đấu 
tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ những nhu cầu chính đáng 
và những quyền lợi hợp pháp của bản thân mình cũng như các thành viên khác trong 
xã hội.
 Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên dạy GDCD là phải biết chọn 
những nội dung, tình huống pháp luật phù hợp với nội dung kiến thức bài học và nội 
dung liên quan đến văn bản pháp luật. Mặt khác, khi sử dụng nội dung, tình huống 
pháp luật trong giảng dạy môn GDCD thì bài học sẽ đạt được mục đích về kiến thức, 
thái độ, kĩ năng. Xuất phát từ thực tiễn trên, khi sử dụng các phương pháp dạy học, 
giáo viên cần khai thác, tìm kiếm các tình huống phù hợp với học sinh, để khơi dậy 
tính chủ động, tích cực của học sinh. Từ đó các em tự giác thảo luận, tranh luận và 
đưa ra kết luận đúng hoặc sai trong tình huống đó. Tránh sự áp đặt của giáo viên đối 
với học sinh. Các tình huống đưa ra phải phù hợp với thực tiễn cuộc sống và gần gũi 
với nhận thức, quan tâm, hiểu biết của học sinh.
 2. Thực trạng
 2.1. Thuận lợi - khó khăn
 5
 CHU TỰ LỆ - THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana- Đắc Lắc SKKN2015-2016
một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu 
cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong 
cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc 
xấu. Học sinh vi phạm đạo đức, pháp luật ngày càng nhiều .
 Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, sự mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa 
với các nước trên thế giới đã có tác động tiêu cực đến đạo đức của thanh thiếu niên 
hiện nay. Nhất là những người ở tuổi vị thành niên
 Căn cứ vào báo cáo của công an tỉnh Đắc Lắc thì: Trong thời gian qua, tình hình 
thanh thiếu niên vi phạm pháp luật nói chung và phạm tội nói riêng đang trở thành nỗi 
nhức nhối của xã hội, với số lượng ngày tăng, tổ chức ngày càng nghiêm trọng, phức 
tạp. Trên địa bàn tỉnh ta, theo số liệu thống kê của ngành chức năng, trong năm 2014, 
đã xảy ra 254 vụ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, với 357 đối tượng (trong đó khởi 
tố 116 vụ, 163 đối tượng). Trong số các hành vi vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên 
gây ra, chủ yếu là các hành vi vi phạm liên quan đến tài sản, như: cưỡng đoạt, cướp, 
trộm cắp, cướp giật tài sản là 127 vụ, 194 đối tượng (trong đó có 64 vụ, 94 đối tượng 
bị khởi tố); cố ý gây thương tích là 81 vụ, 110 đối tượng (trong đó có 33 vụ, 47 đối 
tượng bị khởi tố); đáng chú ý là thanh thiếu niên gây ra 07 vụ giết người, 04 vụ hiếp 
dâm Đa số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật là nam giới, chiếm 99,7% (356/357), 
số thanh thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường vi phạm là 17,9% (64/357). Về trình 
độ văn hoá, đối tượng vi phạm không biết chữ chiếm 2,5%; tiểu học chiếm 38,3%; 
trung học cơ sở chiếm 63,6%; trung học phổ thông chiếm 9,5%; trong số đó 82% đối 
tượng đã bỏ học. Tình hình thanh thiếu niên vi phạm không chỉ xuất hiện ở thành phố, 
thị xã - địa bàn dân cư đông đúc, phức tạp mà còn xảy ra ở các xã, thôn, buôn..
 Thực tế việc vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ngày càng nhức nối. nguyên 
nhân của thực trạng trên do tôi một phần qua trọng là việc dạy học pháp luật trong nhà 
trường chưa hiệu quả, một bộ phận lớn giáo viên dạy môn GDCD chưa thật sự chú 
trọng áp dụng đúng đắn các phương pháp dạy học phù hợp với các loại bài, kiểu bài 
học
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Làm thế nào để nâng cao nhận thức pháp luạt cho học sinh là một vấn đề mà tôi 
hết sức quan tâm, tìm tòi các phương pháp dạy học pháp luật phù hợp, đó là khi dạy 
học nội dung pháp luật đối với học sinh lớp 9 thì cần chú trọng áp dụng các phương 
pháp dạy học như đã nêu trên, sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
 Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác nâng cao chất 
lượng giáo dục đạo đức, ý thưc chấp hành pháp luật cho học sinh trong giai đoạn hiện 
nay, và qua thực tiễn công tác giảng dạy học sinh lớp 9 ở trường THCS, tôi nhận thấy 
việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp nâng cao chất lượng các phương pháp giáo 
dục pháp luật cho học sinh lớp 9 ở cấp THCS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của 
người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD. Đó là động cơ để tôi thực hiện đề 
tài này.
 3. Các giải pháp, biện pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Việc chú trọng lựa chọn một số phương pháp dạy học tích cực trong việc dạy 
học nội dung pháp luật của môn GDCD 9 là biện pháp quan trọng để nâng cao chất 
lượng giáo dục kiến thức pháp luật và kĩ năng vận dụng pháp luật vào cuộc sống cho 
 7
 CHU TỰ LỆ - THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana- Đắc Lắc SKKN2015-2016
 Bạn An lớp em được coi là người rất “ sành điệu”. Một hôm bạn đến rủ em đến 
quán cà phê, bạn ấy “bật mí” cho em: “Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là 
thấy người sảng khoái cực lạc, “phiêu” lắm khi được uống một viên thuốc màu hồng, 
không phải là hêrôin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không 
thành vấn đề”.
 Câu hỏi: 
 1/ Trong trường hợp này em sẽ làm gì? Tại sao em lại làm như vậy?
 2/ Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật không? Vì 
sao?
 b. Phương pháp thảo luận nhóm
  Mục tiêu của phương pháp
 - Giúp HS có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ và chắc chắn hơn.
 - Nhờ không khí thảo luận tập thể cởi mở nên HS sẽ mạnh dạn hơn. Thông qua 
thảo luận tập thể, HS biết lắng nghe ý kiến của bạn, tạo cơ sở giúp HS dễ hòa nhập vào 
tập thể nhóm, tạo cho các em niềm hứng thú trong học tập.
 - Thông qua thảo luận nhóm, HS có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ 
năng hợp tác.
  Cách thực hiện
 - GV nêu chủ đề thảo luận.
 Ví dụ: khi dạy bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân GV cho 
HS thảo luận: 
 Tảo hôn là gì? Tác hại như thế nào? 
 Tình trạng tảo hôn ở địa phương ta như thế nào? Thử đề xuất hướng giải quyết. 
 - Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian và phân công vị trí của 
các nhóm.
 - Các nhóm thảo luận.
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm 
khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến.
 - GV tổng kết và nhận xét.
  Một số lưu ý
 - Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau.
 - Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả thảo 
luận của mỗi nhóm.
 - Trong khi các nhóm thảo luận, GV cần đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe, 
gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết.
 c. Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và đóng vai
  Mục tiêu của phương pháp
 9
 CHU TỰ LỆ - THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana- Đắc Lắc

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_nham_nang_c.doc