Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phần thơ hiện đại Ngữ văn 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phần thơ hiện đại Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phần thơ hiện đại Ngữ văn 9
1 1.TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI - NGỮ VĂN 9. 2. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.1.Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu: Có thể nói, thơ là loại hình tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn xuôi. Thơ thường bộc lộ ý thức tình cảm con người một cách trực tiếp; là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những rung động độc đáo - thơ trữ tình đến với người đọc tự nhiên mà nồng nàn, giản dị mà sâu sắc, dễ dàng mà khó quên, bất chợt để trường tồn, một chút xôn xao để rồi sâu lắng. Một cái nhìn, một ánh mắt, một tiếng gọi trong thơ ta gặp một lần để rồi cứ ngân nga trong ta mãi không thôi. Cái “tôi” trữ tình luôn cảm xúc thật sự, bộc lộ hẳn ra. Tiếng nói trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người. Quả thật nó là “lời gửi của nghệ sĩ với cuộc đời”. Nói như nhà thơ Tố Hữu: “Thơ là tiếng nói của người nào đó đến với những người nào đó dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Tuy nhiên có những bài thơ ta đọc một lần rồi sau đó để trong quên lãng nhưng có những bài thơ ta đọc đi đọc lại mãi không muốn thôi. Hoặc lại cũng có bài thơ, người này đọc thấy hay, thấy xúc động, người khác chẳng thấy gì là thích thú. Đấy là do sức hấp dẫn từ bản thân tác phẩm và một điều vô cùng quan trọng nữa là do hứng thú và khả năng cảm nhận ở mỗi người khi đến với văn bản thơ. Năng lực cảm thụ của mỗi người không giống nhau, cũng không phải tự nhiên vốn sẵn có mà phải qua quá trình tìm hiểu, được bồi dưỡng. Nhất là đối với các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 9 lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để các em có thể cảm nhận tốt các văn bản thơ, làm được các bài nghị luận hay, chính xác đồng thời trau dồi những nhận thức và tình cảm tốt đẹp, giúp các em tiếp tục nâng cao năng lực cảm thụ khi học văn ở cấp Trung học phổ thông, hay những kì thi vào các trường chuyên, lớp chọn, giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm kích thích sự hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 2.2 Những thực trạng liên quan đến vấn đề được nghiên cứu: Trong quá trình giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy một số thực trạng sau: a. Về phía giáo viên: Giáo viên chưa phân biệt rạch ròi giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học mới. Người thầy đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc dạy học, giờ dạy học trên lớp giáo viên còn làm việc nhiều, người thầy giảng bài, hướng dẫn, đưa ra các mẫu câu, học sinh tiếp nhận chuyển thành kiến thức của mình, làm theo mẫu một cách thuần thục, ít tư duy, sáng tạo, thầy giảng, trò nghe, ít thực hành, giao tiếp. Giờ học văn chỉ đơn thuần là thầy giảng, trò nghe. Giáo viên chưa phát huy tính tích cực chủ động trong việc dạy học, tiết học diễn ra không sinh động, học sinh không muốn tư duy, sáng tạo để tham 3 sự phổ biến, hợp lý và đồng bộ; bên cạnh đó trong mỗi tiết học vẫn còn tình trạng “đọc-chép” và “chiếu-chép” dẫn đến sự nhàm chán ở học sinh, nhiều giáo viên còn sa vào “độc thoại”, “độc diễn” trên bục giảng Trong mỗi giờ dạy, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh tìm hiểu, đánh giá về cách cảm thụ văn học, chưa đi sâu tìm hiểu tác phẩm bằng các phương tiện, biện pháp hỗ trợ như: làm việc nhóm, nêu tình huống có vấn đề, sử dụng tư liệu, hình ảnh hay chiếu phim văn học. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh không muốn định hướng cho con em mình theo học môn Ngữ văn vì sau này ít có điều kiện thi được vào các trường kinh tế, tài chính, ngân hàng, Vì thế, học sinh chỉ chú trọng đầu tư cho các môn học tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa,. Học sinh thích học những môn tự nhiên hơn, thậm chí có nhiều em học đều tất cả các môn, trong đó môn Ngữ văn học rất tốt nhưng khi giáo viên đặt vấn đề gợi ý cho em đi học bồi dưỡng và thi học sinh giỏi thì các em từ chối và chọn những môn tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa, Anh Văn Bởi các em cho rằng học văn khó rồi, viết văn càng khó hơn. Hơn nữa học sinh còn có quan niệm học lệch và học tủ. - Do không hiểu bài, các em sẽ thấy khó khăn, và khi thấy khó khăn thì học sinh sẽ không thể nắm bắt được, vì không thể nắm bắt được nên các em cảm thấy mọi thứ đều tù mù, không rõ ràng và vô hướng. Do đó, các em đương nhiên không thể có hứng thú học và kết quả học tập luôn đi xuống là điều dễ hiểu. - Đôi khi không có hứng thú học cũng bắt nguồn từ công tác giảng dạy. Chúng ta cần phải ý thức lại về việc giảng dạy. Giáo viên, trước hơn hết phải là người gợi mở, dẫn dắt và phải tạo được sự hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Một cô giáo nổi tiếng nghiêm khắc, thì đương nhiên khó có thể tạo hứng thú học tập cho các em, mà thay vào đó chỉ là tâm lý sợ sai mà các em luôn phải duy trì trong suốt giờ học. Không những thế, ngày nay chúng ta còn mắc một lỗi phổ biến khiến các em không hứng thú học đó là thiếu tính sáng tạo trong giảng dạy. - Học sinh chưa có ý thức sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản như tranh ảnh, văn thơ, video để bổ sung bài học thêm phong phú. - Bước đầu còn gặp khó khăn khi vận dụng phương pháp tích hợp và việc gây hứng thú học tập cho học sinh . - Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm ít quan tâm đến việc học của con em, ảnh hưởng chất lượng học tập của học sinh. 2.3. Lý do chọn đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đã được đề cập bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây với việc thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới phương pháp dạy học càng được thúc đẩy và phát huy một cách có hiệu quả. Định hướng phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Để đạt được mục đích hoạt động đổi mới của phương pháp dạy học môn Ngữ văn cũng như các môn học khác là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, bản thân người giáo viên phải tự tìm tòi phương pháp thích hợp nhằm giúp học sinh 5 văn và dạy văn trong nhà trường nếu làm thật tốt sẽ đem lại cho mỗi học sinh một hành trang tinh thần quý giá, một đời sống tình cảm phong phú, một nhận thức sâu sắc về con người và cuộc đời. Chính vì tầm quan trọng trên và để nâng cao chất lượng bộ môn nên trong quá trình dạy học, nghiên cứu phương pháp mới cùng với những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phần thơ hiện đại - Ngữ văn 9.” 2.4 Phạm vi đề tài: Học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Trãi – Đại Lộc – Quảng Nam. 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì hiệu quả trong việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn nói lên trình độ giáo dục văn học của nhà trường nói chung và của từng giáo viên nói riêng. Văn học dễ làm say mê người học nếu người dạy tạo được sự hứng thú tự thân nơi người học. Người học văn cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong từ ngữ, bố cục, vần điệu ... khi có được sự hứng thú tìm hiểu và đưa đến cảm xúc khi cảm thụ. Cái khó của người dạy là làm thế nào truyền được cảm xúc của tác giả đến với người học. Trong nhà trường phổ thông, đối tượng học sinh do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thích tìm hiểu và sáng tạo nhưng chưa có phương pháp đúng để cảm thụ văn học, chưa hiểu rõ cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong từng câu thơ, câu văn, chưa có cảm xúc thực sự đồng điệu với cảm xúc của tác giả... Chính những thiếu sót trên học sinh thường không thích học và đọc văn. Nhiệm vụ của giáo viên dạy văn là phải tạo sự hứng thú, phải khiến cho những từ ngữ khô khan biết nhảy múa, biết vẽ ra những khung cảnh lúc yên bình, lúc dữ dội, phải đi vào tâm hồn các em những tình cảm yêu, ghét, nhớ nhung, mơ mộng, phải mở ra những cánh cửa từ lâu được khóa chặt bằng sinh hoạt đời thường. Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, việc lấy học sinh làm trung tâm thúc đẩy tư duy học sinh, mở cho các em hướng nghiên cứu và tự mình giải quyết những thắc mắc, những khó khăn trong việc tìm hiểu phân tích. Người giáo viên không còn giảng giải một cách say sưa khi không có phản hồi từ học sinh, các em được làm quen với những câu hỏi gợi mở, những gợi ý cho một đề tài thảo luận, các em có quyền nêu những nhận xét, những cảm nhận cá nhân về đề tài, về nhân vật, về tác giả... Từ những cảm nhận đôi khi chưa chính xác, gây tranh cãi góp phần rất lớn trong việc điều chỉnh nhận thức, gây hứng thú cho các em và văn học không xa lạ, không đóng khung trong Tháp ngà mà thật sự gần gũi biết bao.... Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả của các môn khác, toát lên yêu cầu tăng cường thực hành, gắn với đời sống, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho lớp trẻ ra đời hoặc tiếp tục học lên cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, có lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, công bằng, có lòng căm ghét cái ác, cái xấu, có tư duy sáng 7 tắc xây dựng chương trình giáo dục. Tích hợp giữa Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn (tích hợp ngang) và tích hợp dọc các nội dung, các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9. Thực tế dạy - học tiếng Việt từ lớp 6 đến lớp 9 đã cung cấp cho học sinh tri thức về các dấu hiệu nghệ thuật trong văn bản, nhất là văn bản thơ. Các kiểu từ loại, các kiểu câu, cấu tạo câu, các biện pháp tu từ, tất cả đều có giá trị sử dụng khi phân tích một văn bản thơ. Ứng dụng các kiến thức tiếng Việt, các em sẽ phát hiện và phân tích bình giá các tín hiệu nghệ thuật ấy để cảm thụ bài thơ sâu sắc hơn. Song các kiến thức tiếng Việt học đã lâu các em sẽ dễ dàng quên. Vì thế trong các tiết “Tổng kết từ vựng” các em cần được ôn tập kĩ càng để khắc sâu kiến thức. Sau mỗi bài dạy - học văn bản thơ cần có bài tập viết đoạn trình bày cảm nhận để học sinh luyện về kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Thông thường, phần luyện tập của mỗi bài đều có, song không nhất thiết phải làm ngay trên lớp mà giáo viên có thể ra về nhà cho học sinh làm. Từ đó, các em có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn và cảm nhận sẽ sâu sắc hơn. Phần vì đảm bảo thời gian, phần vì để học sinh có độ “ngấm” sâu hơn nên cho các em về nhà làm bài viết đoạn vào giấy và kiểm tra lại bằng cách yêu cầu các em nộp lại cho giáo viên. Để làm được điều này giáo viên cần phải chịu khó chấm bài để nắm được trình độ hiểu biết, mức độ hiểu bài và khả năng thực hành của học sinh. Đồng thời để khuyến khích các em, giáo viên có thể cho điểm thưởng với những em chăm làm, viết hay và có thể đọc trước lớp thay cho phần kiểm tra bài cũ. Phương pháp dạy học tích cực chỉ ra rằng: người học – chủ thể hoạt động – phải tự mình tìm ra kiến thức, với cách tìm ra kiến thức thông qua hành động của chính mình. Chỉ có bằng hành động tự tìm hiểu khi các em tự nói ra những điều mình cảm nhận được thì bài thơ sẽ sống mãi, và lúc đó quá trình cảm thụ mới thật sự thành công. Có một nhà sư phạm ví lớp học là một dàn nhạc, thầy giáo là nhạc trưởng. Nhạc trưởng chỉ huy cả dàn nhạc cùng hoạt động, nhạc trưởng không chơi đàn thay cho nhạc công. Sách giáo khoa hay văn bản, tác phẩm văn học, học sinh đọc tìm hiểu văn bản là nguồn kiến thức mà giáo viên hướng dẫn. Học sinh được giáo viên hướng dẫn sẽ hình thành kiến thức mới trên cơ sở sách giáo khoa. Giáo viên có thể phát huy được năng lực trí tuệ của học sinh, việc dạy văn thực sự là hoạt động rèn luyện con người một cách sáng tạo. Từ nhận thức trên, tôi đưa ra một số kinh nghiệm tích hợp trong việc dạy văn bản thơ như sau: a. Quan điểm tích hợp: Tích hợp là quan điểm dạy học hiện đại đang được vận dụng rộng rãi trên thế giới. Ở nước ta cũng đang trên con đường vận dụng quan điểm tích hợp vào việc xây dựng chương trình sách giáo khoa, bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học, dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn gọi chung là môn Ngữ văn. Ba môn này đều nhằm vào mục đích hình thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá, cảm thụ văn học nghệ thuật một cách
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_t.doc