Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn Thường thức mĩ thuật trong môn Mĩ thuật
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn Thường thức mĩ thuật trong môn Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn Thường thức mĩ thuật trong môn Mĩ thuật
1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1.Nội dung sáng kiến. 1.1.1. Thực trạng và vấn đề cần phải giải quyết trong việc học sinh tập trung vào bài học thường thức mĩ thuật. - Thực trạng: + Thực tế hiện nay cho thấy cơ sở vật chất cho việc đạy học còn thiếu thốn rất nhiều về tranh ảnh liên quan tới bài học. + Một số tiết học thời lượng còn dài, kiến thức còn nặng. + Đa phần các em bị chi phối bởi môn chính, môn phụ. Các em tập trung nhiều cho môn chính, chưa chú trọng cho bộ môn mĩ thật. + Nhiều địa danh các em còn chưa biết, các giai đoạn lịch sử các em không nhớ và chưa logic với nhau. 1.1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến. - Giúp học sinh hứng thú tham gia với bài thường thức, cảm thụ tốt hơn vẻ đẹp của mĩ thuật qua các giai đoạn hay trong cuộc sống. - Học sinh có thể áp dụng vào các bài vẽ trong phân môn khác - Phát triển trí tuệ, hình thành các phẩm chất của tư duy cái đẹp cần thiết cho việc tham gia vào đời sống của một xã hội hiện đại - Tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Mĩ thuật - Giúp đồng nghiệp có thêm nhiều phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh 1.1.3. Những điểm mới của sáng kiến. a) Đối với người học: - Tạo không khí học tập tốt để học sinh hào hứng chờ đợi môn học - Tạo điều kiện để học sinh xuy nghĩ, tìm hiểu những vấn đề giáo viên giảng giải. - Tổ chức bài học sao cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách tự giác - Động viên khích lệ học sinh tham gia bài học bằng khả năng và cảm xúc riêng. b) Đối với người dạy học: Đối với giáo viên sẽ làm cho bài dạy phong phú hơn về phương pháp và bài dạy nhẹ nhàng hơn sau này. 1.1.4. Các bước thực hiện: - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của con + Từ hoạt động nhóm trò chơi, đóng vai sẽ là cơ sở tốt cho sự hình thành và phát triển khả năng tư duy, phân tích ở học sinh. + Với phương pháp này có thể thực hiện ở nội dung chính hoặc cuối tiết học để nhận xét đánh giá kết quả bài học. - Nhược điểm: + Giáo viên sẽ khó kiểm soát với lớp học nhiều học sinh, gây hiện tượng ồn ào ảnh hưởng tới lớp bên cạnh. + Việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sẽ mất nhiều thời gian và kinh phí. + Tùy theo yêu cầu của các loại bài, từng bài cụ thể và từng thời điểm nhất định mà giáo viên vận dụng phương pháp làm việc theo nhóm sao cho phù hợp, có hiệu quả nhất vào từng bài dạy cũng mất nhiều thời gian. * Phương pháp trực quan sử dụng video. - Hình thức: Giáo viên đưa các video lịch sử mang tính thời sự để giới thiệu bài học hay tìm hiểu những vấn đề chung của bài học - Tổ chức: Học sinh theo dõi trả lời với nội dung của video - Ưu điểm: + Tạo không khí chú ý. + Học sinh dễ nhận ra đặc điểm giai đoạn đó. - Nhược điểm: + Cần có đầy đủ phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, màn hình tivi * Sử dụng phần mềm Google map - Hình thức: Đây là một hình thức trực quan. Giáo viên mở phần mềm Google map để giới thiệu địa danh, địa điểm và trên đó có các công trình kiến trúc. - Tổ chức: Hỏi và cho học sinh quan sát cụ thể địa danh và giới thiệu. Trên đó có thể đã có những hình ảnh mà nhà điều hành hay cá nhân đưa lên, chúng ta có thể bắt gặp thú vị những ảnh 3 hay 4 chiều. Từ đó tạo điều kiện cho các em gần như tham quan qua màn ảnh nhỏ - Ưu điểm: + Hình thức đơn giản, dễ thực hiện trên lớp. kỳ Phục Hưng lớp 7. Vào bài và giới thiệu bài cũ về những thành tựu đạt được của nền mĩ thuật Phục Hưng. Giao cho học sinh một đoạn hội thoại gồm ba nhân vật là Lê-ô-na Đơ-vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ trong bối cảnh gặp nhau trong một tòa thánh điện. Mi-ken-lăng-giơ nói: - Các ông có thấy bức tượng kiệt tác có tên Đavit của tôi đằng kia không. Còn ông, Lê-ô-na Đơ-vanh-xi, ông đã đóng góp được những gì cho nền mĩ thuật này Lê-ô-na Đơ-vanh-xi nhẹ nhàng đáp - Sự nghiệp tôi như thế nào mà ai chả biết, đến cả lớp học nhỏ bé này còn biết. Lê-ô-na Đơ-vanh-xi hỏi dưới lớp - Ai biết tôi là người kiêm các công việc gì và có những tác phẩm trứ danh nào? Học sinh dưới lớp trả lời theo bài học trước và nội dung của bài này. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh trả lời và kết luận để vào bài mới 2.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Bản thân tôi và một số đồng nghiệp đã áp dụng sáng kiến này vào một số giờ dạy thấy hiệu quả cao, học sinh sôi nổi trong hoạt động và dễ tiếp thu yêu cầu. - Vì thời gian bài học có hạn nên áp dụng với những bài học có lượng kiến thức ít. Áp dụng cho tất cả các khối học môn mĩ thuật về phân môn thường thức mỹ thuật trong phạm vi toàn tỉnh.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_giup_hoc_sinh_hung_t.doc