Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 9

doc 25 trang sklop9 16/07/2024 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 9
 PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRễNG ANA
 TRƯỜNG THCS BUễN TRẤP
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH QUAN SÁT HèNH 
 ẢNH, MẪU VẬT TRONG MễN SINH HỌC 6
 Họ và tờn: Lờ Đăng Bắc
 Đơn vị: Trường THCS Buụn Trấp
 Trỡnh độ đào tạo: Đại học sư phạm sinh - 
 KTNN
 Mụn đào tạo: Sinh học
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA
 TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
 MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC 
 CHỦ NHIỆM LỚP 9
 Họ và tên: Lê Đăng Bắc
 Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp
 Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm 
 Môn đào tạo: Sinh học
 Krông Ana, tháng 03/2017 Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 9
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1/ Lý do chọn đề tài. 
 - Trong những năm qua Việt Nam chúng ta đã hội nhập mạnh mẽ với thế giới 
bên ngoài và gặt hái được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực về văn hóa kinh tế xã 
hội. Nhưng cũng có một thực tế rõ ràng cùng với những giá trị tốt đẹp thì hàng loạt 
giá trị văn hóa chưa tích cực cũng theo gót vào nhà trường ảnh hưởng tới thế hệ học 
sinh. Chính điều đó đã làm xói mòn nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc. Ta thường nói 
rằng: tâm hồn học sinh là một tờ giấy trắng mà ai cũng có thể vẽ lên đó những nét 
bút cho dù là nét đẹp hay xấu. Nói cách khác, học sinh là đối tượng dễ bị ảnh 
hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công 
nghệ thông tin thì điều đó lại càng dễ dàng. Trên thực tế cho thấy có rất nhiều học 
sinh có đạo đức tốt, có ý thức kỷ luật, chịu khó học hỏi, nhưng số học sinh chưa 
tốt cũng không ít. Bất cứ lớp học nào cũng có học sinh chưa tốt, chưa ngoan trong 
nhận thức vấn đề. Lớp học do tôi chủ nhiệm cũng không là ngoại lệ.
 - Bên cạnh đó, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm ở những năm trước 
mặc dù tôi nhiệt tình với lớp chủ nhiệm mà vẩn chỉ ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
Chính vì vậy, ở những năm trước số học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ về 
mặt đạo đức chưa nhiều, tôi chưa phát huy được vai trò trung tâm, khả năng tự 
quản của các em; có một số học sinh chưa có ý thức tổ chức kỉ luật; chưa giúp Ban 
cán sự lớp hoạt động hiệu quả,  vì vậy không tạo được một điểm nào nổi bật ở 
lớp chủ nhiệm.
 - Những vấn đề trên đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Sau khi xem xét lại, lích 
lủy kĩ năng về công công tác chủ nhiệm tôi thấy mình còn nhiều hạn chế cần khắc 
phục. Điều đó làm cho tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao khả năng công tác của 
mình. Nhiều biện pháp đã được tôi nghĩ đến và thử nghiệm. Và đến nay tôi đã tạo 
được bước đột phá trong công tác chủ nhiệm. Đây chính là động lực thuận lợi giúp 
tôi thêm quyết tâm nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
I.2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 - Mục tiêu của đề tài là những kinh nghiệm hay để hoàn thành tốt công tác 
chủ nhiệm lớp, đưa lớp chủ nhiệm đạt được những thành tích nhất định.(tập thể lớp 
tiên tiến xuất xắc)
 - Bên cạnh đó, nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ 
nhiệm. Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, khuôn khổ, phát 
huy tính tích cực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản của học sinh.
I.3/ Đối tượng nghiên cứu.
- Những quy định về nhiệm vụ của GVCN
- Quyền hạn của GVCN, tâm lý lứa tuổi học sinh
- Kinh nghiệm áp dụng phù hợp với học sinh
- Kinh nghiệm để rèn luyện học sinh qua một số nội dung.
Trường THCS Buôn Trấp Người viết: Lê Đăng Bắc Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 9
 - Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ 
nhiệm, có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh; độ 
tuổi của học sinh; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân là 
khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái; tính 
cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinh, địa bàn sinh sống 
của học sinh luôn tiềm ẩn nhiều trò chơi, lôi kéo, cám dỗ các em như (quán internet 
đóng trên địa bàn huyện khá nhiều)tất cả là những yếu tố có tác không nhỏ đến 
công tác chủ nhiệm của những giáo viên chủ nhiệm lớp.
 - Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn người làm 
công tác chủ nhiệm phải là những người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần 
và luôn có những thay đổi trong quá trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết 
quả tốt, hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp.
 - Trước hết phải xác định rõ: Giáo viên chủ nhiệm là một thầy cô phụ trách 
Đội, có một phần nghiệp vụ công tác đội, tâm huyết với nghề dạy học, xem tập thể 
lớp như một gia đình nhỏ mà giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như một người cha, 
người mẹ vậy.
 - Tâm lý giáo viên chủ nhiệm, ai cũng muốn học sinh lớp mình phụ trách 
luôn ngoan, học giỏi, tập thể lớp luôn học tập tiến bộNhưng trên thực tế, trong 
một tập thể lớp chúng ta luôn gặp những học sinh cá biệt, luôn làm đau đầu các 
thầy cô phụ trách vì vậy. Khi tiếp nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm thường phải quan 
tâm xem lớp mình có bao nhiêu đối tượng học sinh để có biện pháp phù hợp. Chính 
vì lẽ đó, người giáo viên chủ nhiệm phải nâng cao khả năng sư phạm, óc sáng tạo, 
tăng cường khả năng tự nghiên cứu, học hỏi của giáo viên trong quá trình chủ 
nhiệm. Đồng thời thể hiện sự nhiệt tình, tâm huyết, không ngại khó khăn, gian khổ 
và sự gần gũi, thân thiện với các đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả việc 
chủ nhiệm lớp đối với giáo viên làm chủ nhiệm và nâng cao kết quả học tập, rèn 
luyện, hoạt động phong trào cũng như việc thay đổi nhận thức, thay đổi nhân cách 
của các đối tượng học sinh.
II.3 Nội dung và hình thức của giải pháp 
a. Mục tiêu của giải pháp
 - Phải thu thập và xử lý thông tin đa dạng về lớp chủ nhiệm để xây dụng hồ 
sơ học sinh và lập kế hoạch phát triển tập thể.
 - GVCN phải biết lập kế hoạch năm học và kế hoạch giáo dục.
 - Phải biết xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm.
 - Biết tổ chức các hoạt động giáo dục và các hình thức giao lưu đa dạng.
 - Phải phát hiện kịp thời và ngăn ngừa những xung đột trong lớp.
 - Đánh giá kết quả tu dưỡng, học tập và sự tiến bộ của HS về các mặt giáo 
dục theo quy định.
 - Phải phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Trường THCS Buôn Trấp Người viết: Lê Đăng Bắc Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 9
 - Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc, thường 
xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn 
thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo 
dục.
Điều 6: Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo:
 - Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, 
không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
 - Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và 
thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
 - Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến 
người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học 
tập và rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
 - Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, 
đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng 
nghiệp và của người khác.
 - Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
 - Không hút thuốc lá, uống rượu bia trong công sở, trong trường học và nơi 
không được phép khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo 
dục của nhà trường.
 - Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, 
trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
 - Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và 
trong sinh hoạt tại cộng đồng.
 - Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biển những nội 
dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
 - Không trốn trách trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ , tự ý bỏ việc, không đi 
muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế 
chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
 - Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội.
b.3/ Nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm lý học lứa tuổi học sinh THCS:
 Học sinh THCS, đặc biệt là HS lớp 9 lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về 
thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý, các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, hay nóng 
vội hoặc buồn chán. Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, của 
thầy cô, muốn khẳng định mình trong gia đình và ngoài xã hội khi trong mắt bố mẹ 
và thầy cô các em vẫn còn là “trẻ con” đã nảy sinh những xung đột.
b.4. Nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm: 
 Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của 
các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường tận? Theo 
Trường THCS Buôn Trấp Người viết: Lê Đăng Bắc Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 9
 - Điện thoại của bố: ...........................................................................................
 - Điện thoại của mẹ: ..........................................................................................
 - Nhờ người khác ( ghi rõ tên, số điện thoại và chức danh người 
nhờ):.........................................................................................................
 Chữ ký và họ tên của bố Chữ ký và họ tên của mẹ Chữ ký và họ tên của HS 
 Qua sơ yếu lý lịch ở trên tôi đã tìm hiểu được cơ bản các thông tin về HS mà 
mình chủ nhiệm như thành phần gia đình, HS có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, 
địa bàn cơ trú, học lực, hạnh kiểm, năng khiếu, .... Từ đó giáo viên sẽ phân luồng 
đối tượng HS và tìm biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Và đặc biệt là 
tôi đã lưu được nét chữ của từng HS, từng phụ huynh để tiện cho việc giáo dục tính 
trung thực của HS trong năm học.
 Bước 2: Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được qua 
phiếu điều tra tôi cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như từ bạn bè, 
người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh, Qua đó 
sẽ hiểu biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em. Từ đó tôi có những 
hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục 
không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnh đó tôi còn xem học bạ những 
năm trước, trò chuyện với GVCN của năm trước, liên hệ các GVBM trong lớp cũng 
như các giáo viên khác để có thêm những thông tin chính xác về các em.
b.5/ Ghi chép (lưu) nội dung trong sổ chủ nhiệm:
 Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí (hồ sơ của lớp). Nó ghi lại kết quả học tập, 
những diễn biến trong lớp trong suốt một năm học vì vậy khi làm sổ chủ nhiệm tôi 
thật thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu, trong đó tôi chú ý nhất là:
 - Sơ đồ chỗ ngồi.
 - Danh sách cán bộ lớp.
 - Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ - số điện thoại).
 - Nội quy trường lớp.
 - Theo dõi kết quả thi đua.
 - Theo dõi học sinh cá biệt.
 - Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kỳ.
 - Nhật ký chi tiết những lần trao đổi với phụ huynh HS.
b.6/ Xây dựng tập thể lớp tự quản tích cực:
 Ở lứa tuổi này thiết nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy 
trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn 
trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê 
bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mỗi 
học sinh. Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần 
Trường THCS Buôn Trấp Người viết: Lê Đăng Bắc Trang 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc