Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục thông qua tư vấn học đường
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục thông qua tư vấn học đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục thông qua tư vấn học đường
1 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 2 1. MỞ ĐẦU 2 2 1.1. Lí do chọn đề tài 3 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 6 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 4 7 2. NỘI DUNG 5 8 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 5 9 2.2. Thực trạng của vấn đề 6 10 2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn 10 đề. 11 2.3.1. Phát triển và quản lý chương trình tư vấn học 10 đường 12 2.3.2. Trực tiếp thực hiện chương trình tư vấn học đường 11 13 2.3.3. Một số kỹ năng tham gia tư vấn học đường. 11 14 2.4. Kết quả đạt được 17 15 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20 16 3.1. Kết luận. 20 17 3.2. Kiến nghị 20 18 Tài liệu tham khảo 22 3 Khi tìm hiểu vấn đề này, tôi còn có những băn khoăn chưa giải đáp được. Do đó đây là lúc tôi cần thấy phải nghiên cứu nhiều hơn, làm sao giúp học sinh của mình phần nào vượt qua những khó khăn và sự sợ hãi trong cuộc sống. Đó là công tác tư vấn học đường. Muốn làm tốt thì mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu một cách khoa học, phải có sự say mê tìm tòi và đặc biệt là có cái “tâm”, yêu nghề, có trách nhiệm. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Sáng kiến của tôi mong muốn chủ yếu là góp phần vào công tác tư vấn tâm lý học đường cho các em học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành – xã Nam Dong – huyện Cư Jút – tỉnh Đắk Nông. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Thông qua giờ dạy trên lớp, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, trong sinh hoạt chủ nhiệm lớp theo dõi và tìm hiểu các học sinh có biểu hiện khác thường. Tìm hiểu tài liệu về mặt lý luận dễ hiểu, chọn lọc những nội dung tư vấn tâm lý học đường phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh cấp trung học sơ sở. Phát phiếu thăm dò để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Khảo sát bằng phiếu, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả. Rút ra kết luận và đề ra phương pháp thực hiện. Qua hòm thư góp ý, qua những trao đổi trực tiếp hoặc những đề xuất của giáo viên khác. Tham khảo ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, phụ huynh học sinh. Nghiên cứu các tài liệu, thông tin trên các diễn đàn. Qua các bài viết, bình luận của các chuyên gia trong và ngoài nước để từ đó có cơ sở cho việc tiến hành công việc đưa thực tiễn vào lý luận của mình. 5 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề Về phía Bộ GDĐT, từ năm 2005 theo tinh thần công văn 2564/HSSV ngày 5/4/2005 và công văn 9971/BGD&ĐT, ngày 28/10/2005) của Bộ GDĐT, xác định “Tư vấn cho học sinh, sinh viên là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh, sinh viên đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm”. Cũng từ năm 2005, với sự chỉ đạo đầy quyết tâm của Bộ GDĐT, hầu hết các trường chuyên nghiệp đã có bộ phận tư vấn học đường. Các trường đại học như đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Mở, Đại học Văn Hiến, Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nộicó khoa tâm lý giáo dục, khoa xã hội, công tác xã hội cũng mở các chứng chỉ, học phần tư vấn tâm lý, tư vấn tâm lý trong trường học Hiệu quả trước mắt là nhờ tính nhân văn của hoạt động tâm lý trong nhà trường làm cho các nhà trường dân chủ hơn, trở nên thân thiện hơn trong các mối quan hệ: Thầy trò, quan hệ tình bạn, tình yêu được các phụ huynh ghi nhận và ủng hộ. Mối quan hệ giữa 3 môi trường giáo dục được thật sự cải thiện. Ngày 18 tháng 12 năm 2017 Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã có thông tư Số: 31/2017-BGDĐT về việc “hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.”: Quy định về mục đích, nguyên tắc, nội dung, hình thức, điều kiện đảm bảo và tổ chức thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Thông tư này áp dụng đối với người học, cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ tư vấn tâm lý, nhân viên cơ sở giáo dục phổ thông cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp có dạy chương trình bổ túc 7 động giáo dục học sinh và mối quan hệ giữa ba môi trường giáo dục gia đình học đường và xã hội. Những năm gần đây, lĩnh vực tâm lý học đường đã thu hút sự quan tâm của ngành Giáo dục nói riêng và cả xã hội nói chung. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch nhằm đưa hoạt động tư vấn tâm lý đi vào bài bản, chuyên nghiệp và trở thành một phần không thể thiếu của cơ sở giáo dục, thì công tác đào tạo đội ngũ tư vấn tâm lý học đường cũng được đặt ra cấp thiết. PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, Trưởng phòng Sau Đại học, Học viện Quản lý Giáo dục cho biết “hoạt động tư vấn học đường trong các nhà trường và cơ sở giáo dục hiện nay, nhìn chung chưa được chú trọng. Hiện các trường chưa có biên chế cho cán bộ chuyên trách công tác tư vấn tâm lý ở các nhà trường cũng như chưa có đào tạo hoạt động tư vấn và chưa có kinh phí hỗ trợ, chế độ đãi ngộ cho cán bộ kiêm nhiệm làm công tác này. Nhìn một cách tổng thể thì hiện nay mới chỉ có một vài trường ngoài công lập ở bậc phổ thông chú ý đến hoạt động này. Trong khi đó, nhìn ra châu Á, trong khu vực và trên thế giới, tất cả các trường học hoạt động này rất được coi trọng. Nhìn xa hơn chút nữa, các công ty, các cơ sở sản xuất đều chú ý đến hoạt động này vì hoạt động này nó liên quan đến việc nhìn nhận đánh giá con người ở góc độ tâm lý. Việc này sẽ giúp nhà quản lý nắm được tâm lý người lao động, tạo động lực để họ làm việc, tạo ra sản phẩm”. Trong bối cảnh hiện nay, đổi mới giáo dục chuyển từ dạy học theo tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận phát triển năng lực, thì năng lực của mỗi trẻ được bộc lộ thông qua các đặc điểm tâm lý, tâm trạng của trẻ ở trường, nên công tác tư vấn tâm lý của trẻ rất quan trọng. Tại trường trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành 9 Trong phiếu khảo sát thì học sinh lớp 8 gặp vấn đề về gia đình, áp lực học tập, vấn đề xã hội là chủ yếu. Học sinh lớp 9 ngoài vấn đề trên thì các em cần tư vấn chọn trường, chọn nghề có tỉ lệ cao hơn. Khi trẻ gặp khó khăn và không tự giải quyết được thì các em phải bộc lộ ra bên ngoài. Những biểu hiện kích động, mang tính chất bạo lực, ngang bướng... của các em đôi khi là những lời kêu cứu, để chúng ta hiểu về những lo âu, sợ hãi mà các em đang phải chịu đựng. Những biểu hiện bộc lộ ra bên ngoài đó, giống như việc lên cơn sốt cao để báo động rằng cơ thể đang bị vi khuẩn xâm nhập, trẻ ngang bướng, khó bảo, hay ngược lại tự ti, thu mình, trầm uất... là để báo động rằng các em đang rất khó khăn, rất cần sự trợ giúp. Trước thực trạng bạo lực học đường đang diễn biến ngày một nghiêm trọng và phức tạp, ý tưởng về một mô hình chuẩn cho công tác tư vấn tâm lý phù hợp với từng lứa tuổi luôn là điều các đơn vị giáo dục mong muốn đạt được. Trên thực tế, đã có những cách làm chủ động, bền vững hoặc linh hoạt, nhằm mục đích phòng ngừa, đẩy lùi, ngăn chặn tệ nạn này, tuy nhiên, tính hiệu quả chưa thể khẳng định được nhiều... Đứng trước tình trạng bạo lực học đường, các em không biết xử trí thế nào, nhờ ai giúp đỡ và bảo vệ. Ngoài việc các em chịu nhiều áp lực của việc học thì nhiều vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng của xã hội tác động đến các em làm các em hoang mang, không biết hành động nào là đúng. Mạng xã hội thì tràn lan, nhiều thông tin đa chiều làm các em lúng túng lựa chọn điều mà các em cho là tốt. Hiện nay, trong thực tế nếu học sinh gặp bất cứ rắc rối gì trong cuộc sống, thấy cuộc sống bế tắc, mất lòng tin, chán nản, chỉ cần sử dụng công cụ tìm kiếm google trên mạng internet, các em sẽ tìm được rất nhiều thông tin, địa chỉ tư vấn dưới nhiều hình thức, hầu hết trong số đó là miễn phí. Tuy nhiên giữa rừng thông tin chào mời đó, lựa chọn một địa chỉ tư vấn đáng tin cậy, hiệu quả trở nên khó khăn. 11 Trao đổi thường xuyên với lãnh đạo nhà trường, làm tốt thông tin môi trường giáo dục, nhận chỉ đạo mật thiết xây dựng lòng tin và sự đoàn kết, làm tốt công tác giáo dục Duy trì các nguồn lực và thông tin thường xuyên với các thành viên giáo dục của nhà trường, những người nắm được nhiều thông tin nội bộ, và diễn biến sử dụng nguồn nhân lực lực sau đào tạo ở nhà trường. Duy trì và phát triển chương trình tư vấn học đường hiệu quả, chuẩn mực. 2.3.2. Trực tiếp thực hiện chương trình tư vấn học đường Hướng dẫn học tập Giúp đỡ, bảo vệ các nhóm học sinh thực hiện nguyện vọng và giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Giúp học sinh làm kế hoạch cá nhân cho đời mình Giúp đỡ cá nhân, tất cả học sinh hay các nhóm học sinh riêng biệt để xây dựng kế hoạch phát triển học tập, định hướng nghề nghiệp, xác định mục tiêu kế hoạch xây dựng nhân cách, học tập các kỹ năng xã hội. Bảo vệ, biện hộ và giúp đỡ theo yêu cầu học sinh Tư vấn trực tiếp cá nhân hoặc nhóm học sinh có nhu cầu tư vấn. Trao đổi và liên hệ chặt với các thành viên giáo dục của nhà trường nhằm giúp đỡ học sinh theo yêu cầu. 2.3.3. Một số kỹ năng tham gia tư vấn học đường. Kỹ năng lắng nghe: Nghe là một chức năng tự động có tính chất vật lý, khi bạn nghe một số từ không nhất thiết là bạn đang lắng nghe. Lắng nghe đòi hỏi sự tập trung cao độ, là sự tìm kiếm về nghĩa tích cực, lắng nghe là sự tập trung chú ý đến lời nói, tâm trạng, cảm xúc ẩn chứa bên trong để hiểu được suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của người cần được tư vấn. Người tư vấn nghe nhiều hơn nói, cố gắng thấu hiểu những cảm xúc của 13 - Câu hỏi trực tiếp và gián tiếp: đề cập đến tính chất tác động của câu hỏi nhằm khẳng định hay thăm dò thông tin. Ví dụ: “Chắc chị rất tức giận khi con trai chị bỏ học?” (trực tiếp), “Chắc chị có nhiều cảm xúc liên quan đến việc con trai chị bỏ học?” (gián tiếp). - Câu hỏi tìm thông tin chung: trong buổi tư vấn đầu tiên, người tư vấn thường hỏi những thông tin chung về người được tư vấn để hiểu biết ban đầu về họ. Ví dụ: “Sau những giờ học căng thẳng, em thường làm gì?”, “Có vẻ như em rất thích chơi thể thao, vậy em yêu thích môn thể thao nào nhất?” - Câu hỏi hướng tới cảm xúc, suy nghĩ và hành vi: nhằm mục đích khám phá về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người được tư vấn giúp học nâng cao sự nhận thức về bản thân, khích lệ họ nói lên những suy nghĩ bên trong khó nói ra. Ví dụ: “Em cảm thấy như thế nào khi bạn ấy không liên lạc với em?” - Câu hỏi hướng tới khai phá vấn đề: nhằm xác định nguyên nhân, hậu quả của vấn đề hay thăm dò để tập trung vào một vấn đề cụ thể. Ví dụ: “Như vậy,theo em vấn đề dẫn đến sự xích mích giữa em với bạn nằm ở mối quan hệ nào? ” - Câu hỏi tăng năng lực, tập trung vào giải pháp: nhằm khích lệ người được tư vấn tư duy, suy nghĩ về khả năng giải quyết vấn đề của bản thân. Ví dụ: “Để giải quyết vấn đề này, em nghĩ cần phải làm gì? ” - Câu hỏi chuyển tiếp: mục đích là chuyển sang một vấn đề khác. Ví dụ: “Đây là những suy nghĩ của em, còn bạn em suy nghĩ gì về việc này? ” - Câu hỏi hướng về mục đích: giúp người được tư vấn thấy được sự thay đổi lớn mà họ muốn thực hiện, khuyến khích họ nhìn thẳng tới tương lai. Ví dụ: “Em muốn sự việc sẽ trở nên như thế nào?” Phát phiếu thăm dò:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giao_duc_thong_qua.pdf