Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt Lớp ở trường Trung học cơ sở

doc 10 trang sklop9 26/07/2024 630
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt Lớp ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt Lớp ở trường Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt Lớp ở trường Trung học cơ sở
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số: ..................................
1/ Tên sáng kiến: "NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM QUA TIẾT 
SINH HOẠT LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”
2/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm
3/ Mô tả bản chất sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
 Theo J.J.Rutxô: “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn 
không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm độc đáo 
của trẻ thơVì trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó”. 
Thực tế cho thấy, dường như mỗi học sinh đều có những vấn đề nào đó mặc dù bản 
thân các em không hề nhận thấy cho đến khi những vấn đề đó có ảnh hưởng đến đời 
sống học đường như: nổi sợ hãi khi bước vào ngôi trường mới, không biết cách quản lí 
thời gian, sợ thất bại, kỉ luật kém, thường xuyên không thuộc bài, không làm bài, cúp 
tiết, những suy nghĩ về giới tính, ý định tự tử, trạng thái trầm cảm, nghiện ngập, đánh 
nhauTất cả những vấn đề đó đều phải được sự quan tâm đúng mức từ phía nhà 
trường. mà trước hết là giáo viên chủ nhiệm qua các tiết sinh hoạt lớp.
 Qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy rằng việc giáo dục học sinh của giáo 
viên chủ nhiệm còn nhiều bất cập. Nguyên nhân là giáo viên đánh giá học sinh chưa 
chặt chẽ, tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần chưa khoa học. Học sinh cảm thấy nặng nề 
mỗi khi đến tiết sinh hoạt dẫn đến hiệu quả tiết dạy không cao. Một số giáo viên chưa 
hình dung được tiết sinh hoạt lớp là phải tiến hành như thế nào cho hợp lí? Mục tiêu 
của tiết sinh hoạt lớp là gì? Không có giải pháp cụ thể cho từng nội dung. Có trường 
hợp giáo viên biến giờ sinh hoạt lớp thành giờ phê bình kiểm điểm, chỉ trích học sinh. 
Với cách làm như vậy, một bộ phận học sinh cá biệt, học tập yếu thường mặc cảm, xa 
lánh bạn bè, thầy cô, sợ cha mẹ, dẫn đến chán học. Mặt khác, thời gian của tiết sinh 
hoạt lớp phần lớn chưa đảm bảo. Đa số giáo viên dành thời gian của tiết sinh hoạt lớp 
để bù bài học trễ chương trình, thậm chí có giáo viên còn bỏ luôn tiết sinh hoạt lớp 
hoặc qua loa không đi vào chiều sâu. Một số giáo viên tổ chức tiết sinh hoạt lớp một 
cách khô khan, cứng nhắc, thiếu tính bao quát, học sinh thụ động chịu sự phê bình của Tiết sinh hoạt lớp cũng là một khâu trong quá trình dạy học. Vì vậy chúng ta 
không thể thực hiện một cách chung chung hay cứng nhắc, rập khuôn mà phải dựa vào 
tình hình thực tế của lớp, tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh. Giáo viên phải xây 
dựng cho được một đội ngũ cán bộ lớp thực sự vững mạnh và hiệu quả không những 
về học tập mà còn vững mạnh về năng lực quản lí. Lớp trưởng phải có khả năng tự 
quản tốt để chỉ đạo các tổ thực hiện.
 Cùng với hoạt động hướng dẫn cho học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học một 
cách có hệ thống thì công tác chủ nhiệm lớp là một bộ phận song hành không thể tách 
rời. Hơn ai hết, chỉ có giáo viên chủ nhiệp lớp mới là người luôn gần gũi, hiểu được 
hết các đối tượng học sinh trong lớp. Vì vậy, cần quan tâm, đầu tư và không ngừng đổi 
mới công tác chủ nhiệm lớp, thường xuyên lựa chọn phương pháp giáo dục thích ứng 
để lồng ghép vào mọi hình thức chủ nhiệm lớp.
 Để tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp thì cần có sự phối hợp tốt với Ban giám hiệu 
nhà trường, giáo viên phụ trách Đội và cả phụ huynh học sinh.
3.3 Mô tả bản chất của giải pháp:
 3.3.1 Vấn đề quan tâm:
 Khi nhận được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi rất bâng khuâng 
lo lắng không biết lớp mình chủ nhiệm năm nay thế nào? Ngày đầu tiên nhận lớp điều 
làm tôi lo lắng là lớp có đến 6 em điểm cuối năm ở lớp 5 chỉ từ 11 đến 13(trong đó 5 
em nam), các em ở nhiều địa bàn khác nhau (Thị Trấn Mỏ Cày, xã Tân Hội : đa phần 
là ấp Vĩnh Hòa xã Khánh Thạnh Tân cũ, xã Đa Phước Hội và 2 em ở Hòa Lộc, Mỏ 
Cày Bắc) nên rất khó trong việc quản lí học sinh.
 Từ tình hình trên theo tôi có ít nhất 6 học sinh có nguy cơ bị loại yếu nếu không 
được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó qua những tuần đầu năm học có rất nhiều học 
sinh chưa chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. Cho nên học sinh học sinh yếu vào cuối 
năm với rất nhiều lí do rất cao. Điều đó làm tôi đắn đo, suy nghĩ và tôi quyết tâm thực 
hiện đề tài này.
 3.3.2 Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề 
 a. Cách thức thực hiện:
 Thực hiện cá nhân: điều tra cơ bản học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh của từng học 
sinh và phân hóa đối tượng, bầu và bồi dưỡng Ban cán sự lớp, lập sổ theo dõi và 
hướng dẫn ghi chép cho Ban cán sự lớp, sưu tầm tài liệu về các chủ đề trong năm học, Việc đầu tiên là soạn kế hoạch cho tiết sinh hoạt cuối tuần. Khi soạn, phần hoạt 
động của giáo viên cần có những nhận xét cụ thể, thật sát với tình hình của lớp. Chú ý 
đến việc khuyến khích, tuyên dương, khen ngợi học sinh dù sự tiến bộ của các em là 
không đáng kể so với những hạn chế.
 Kế hoạch của tiết sinh hoạt cần thể hiện được các mặt hoạt động trong tuần tới, 
tháng tới và có sự phân công công việc cho từng học sinh cụ thể. Hướng dẫn các tổ 
trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết các mặt hoạt động trong tuần qua, tháng qua, 
tổng kết đợt thi đua.
 Dự kiến sẽ đan xen vào tiết sinh hoạt lớp những hoạt động vui chơi, giải trí nào 
cho phù hợp với tháng, tuần, chủ điểm. Chuẩn bị một tâm lí thật thoải mái, vui vẻ, tạo 
tâm thế gần gũi, yêu thương học sinh.
 -Đối với học sinh:
 Các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết các mặt hoạt động theo nhiệm 
vụ được phân công. Dự kiến sẽ bình chọn, tuyên dương bạn nào, nhắc nhở bạn nào 
nhưng phải đảm bảo sự công bằng cho mọi thành viên trong nhóm (có thông qua sự 
xem xét, hướng dẫn của giáo viên).
 Cả lớp chuẩn bị tâm thế háo hức, vui vẻ để bước vào tiết sinh hoạt lớp.
 Lựa chọn một học sinh dẫn dắt nội dung tiết sinh hoạt, trang trí bảng nội dung 
trong tiết sinh hoạt, sắp xếp bàn ghế phù hợp với không gian lớp học
 3.3.4. Lựa chọn nội dung và hình thức cho tiết sinh hoạt lớp:
 - Lựa chọn nội dung:
 Trong giờ sinh hoạt lớp, các công việc cần triển khai thực hiện:
 - Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần một cách toàn diện về các mặt giáo 
dục: đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ, lao động, nề nếp, tham gia ATGT.
 - Tổng kết hoạt động trong tuần, tháng (vào tuần cuối tháng), học kì (vào tuần 
cuối của học kì), cả năm (vào tuần cuối của năm học).
 - Tổng kết các đợt thi đua (vào tuần cuối của đợt thi đua), cần có yêu cầu giáo 
dục học sinh theo chủ đề của đợt thi đua.
 - Đánh giá kết quả thi đua của các tổ.
 - Phổ biến kế hoạch thực hiện của tuần tới, tháng tới, phát động thi đua theo chủ 
điểm, giáo dục theo chủ đề của đợt thi đua tới. 1. Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết sinh hoạt lớp.
 2. Ổn định lớp (có thể hát tập thể, hát cá nhân,)
 3. Ban cán bộ lớp, thư kí vào vị trí.
 * Phần nội dung:
 - Tổng kết, đánh giá hoạt động tuần qua:
 - Các tổ trưởng báo cáo từng mặt hoạt động trong tuần qua (về: đạo đức, học 
tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy,)
 - Cả lớp tham gia ý kiến.
 - Các lớp phó nhận xét từng mặt hoạt động theo sự phân công.
 - Lớp trưởng đánh giá chung :
 + Tuyên dương, khen ngợi, động viên nhắc nhở các bạn.
 + Tổ chức bình chọn học sinh xuất sắc, tổ xuất sắc.
 - GVCN nhận xét chung:
 + Nhận xét bảng tổng kết trong tuần qua. 
 + Tổng kết phong trào thi đua (nếu là tiết sinh hoạt cuối tháng).
 - Sinh hoạt văn nghệ, vui chơi:
 - Sinh hoạt văn nghệ, vui chơi theo chủ điểm.
 - Cử một bạn đại diện lên điều khiển trò chơi.
 - Phổ biến kế hoạch tuần tới, tháng tới:
 - Giáo viên chủ nhiệm triển khai công tác tuần tới, tháng tới (nếu là cuối 
tháng), phát động thi đua theo chủ điểm, theo đợt thi đua.
 - Thảo luận kế hoạch tuần tới, tháng tới.
 - Tham gia góp ý kiến thống nhất biện pháp thực hiện kế hoạch.
 * Phần kết thúc:
 - GVCN tổng kết lại kế hoạch thực hiện trong tuần tới, tháng tới.
 -. GVCN phát động phong trào thi đua theo chủ điểm
 - Thư kí thông qua biên bản.
 - Học sinh hát tập thể kết thúc tiết sinh hoạt.
 => Lưu ý: Ở các lớp đầu cấp, học sinh chưa có các kĩ năng tự quản thì giáo viên 
điều khiển là chính. Dần dần, giao cho các em điều khiển một vài hoạt động nhỏ và 
nhờ sự tích lũy kinh nghiệm đó, sau này các em sẽ tự điều khiển tiết sinh hoạt của Năm 2016 - 2017
 Giỏi Khá Trung Bình Yếu
 Học lực 37.2% 45.7% 17.1% 0
 Hạnh kiểm 100% (Tốt)
 Năm 2017 - 2018
 Giỏi Khá Trung Bình Yếu
 Học lực 42.8% 40.1% 17.1% 0
 Hạnh kiểm 100%
 Lớp chủ nhiệm đánh giá thứ hạng cao sau mỗi tuần tổng kết thi đua trong 
những năm qua. Hiện tại đầu năm đến giờ luôn đứng hạng nhất tuần.
 3.3.8 Khả năng áp dụng của giải pháp:
 Đề tài nầy có khả năng ứng dụng rộng rãi đối với tất cả giáo viên giáo viên 
làm công tác chủ nhiệm từ bậc Tiểu học đến Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông.
 K.Đ. USin XKi nói: "Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con 
người về mọi mặt". Giáo viên chủ nhiệm khi đã hiểu rõ về từng học sinh thì công tác 
chủ nhiệm sẽ không có gì là khó khăn đối với giáo viên mà sẽ là miền vui, là hứng thú, 
niềm say mê trong nghề đối với giáo viên.
 Nhìn chung nội dung và phương pháp công tác giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao 
chất lượng lớp chủ nhiệm là hết sức phong phú và phức tạp. Đòi hỏi ngoài những phẩm chất 
và năng lực của mọi giáo viên bình thường khác, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải có lòng 
nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ sâu sắc, chấp nhận gian khó và rèn luyện năng lực hoạt động xã 
hội, đoàn thể, chính trị,... để làm tốt công tác chủ nhiệm của mình.
 Trong công tác này giáo viên chủ nhiệm không nên nóng vội, áp đặt, mà cần có 
lòng kiên nhẫn, có nghệ thuật giao tiếp với học sinh, luôn đặt quyền lợi của học sinh 
lên trên hết, giành nhiều thời gian và tâm sức thì khi đó công tác chủ nhiệm sẽ không 
còn khó khăn phức tạp mà sẽ là niềm vui cho mỗi giáo viên khi đến trường.
 3.3.9 Hiệu quả lợi ích thu được hoạc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
giải pháp:
 Qua quá trình thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ 
nhiệm qua tiết sinh hoạt lớp, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ 
rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_q.doc