Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan
PHẦN MỞ ÐẦU 1. Lý do chọn biện pháp Trong giáo dục, công tác chủ nhiệm là một trong những nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với giáo viên, không phải GV nào cũng làm tốt. Nhiệm vụ này đòi hỏi ở người giáo viên phải có tâm, tinh tế, khéo léo và nghệ thuật để ứng xử phù hợp từng tình huống. Trong đó việc giáo dục, quản lý học sinh chưa ngoan càng đặc biệt khó khăn, là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Những học sinh chưa ngoan này luôn tạo ra nhiều sự buồn phiền, lo lắng và bận rộn hơn cho giáo viên. GV phải giành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm hiểu cá tính mỗi học sinh chưa ngoan, tìm hiểu phương pháp phù hợp để giáo dục từng học sinh chưa ngoan vì mỗi em mỗi hoàn cảnh; yêu cầu GV có tính tỉ mỷ, sự nhẫn nại, nỗ lực. Nếu giáo dục học sinh chưa ngoan không khéo léo, nóng tính vội vàng; thiếu phương pháp, kỹ năng chuyên môn thì dễ để lại tổn thương về mặt tâm lý cho các em. Gần đây dư luận hết sức bàng hoàng trước những biện pháp xử phạt HS như: ép HS uống nước giặt giẻ lau bảng ... Đây là những việc làm vi phạm đạo đức nhà giáo. Với mong muốn nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan sẽ góp phần đáng kể vào việc xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện nên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan.”. 2. Phạm vi và đối tượng thực hiện Là học sinh khối THCS nói chung và học sinh lớp 6A trường ...........nói riêng. Ảnh: Tập thể lớp 6A trường .......... 3. Mục đích của biện pháp - Giáo dục học sinh chưa ngoan trở thành những học sinh tốt, phát triển toàn diện, đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu của xã hội. Giúp các em hòa nhập trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội. - Đảm bảo cho lớp ổn định, trật tự, nề nếp, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau tu dưỡng và học tập đạt kết quả tốt; xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn lành mạnh để các em có điều kiện học tập tốt nhất phát huy hết năng lực học tập. kiểm và kỷ luật (thông tư 58) và hướng dẫn các em thực hiện. Đối với những học sinh chưa ngoan tôi sẽ tổ chức thêm một buổi phổ biến lại và phân tích kĩ hơn để các em hiểu được và thực hiện tốt tránh tiếp tục vi phạm. Giờ sinh hoạt lớp cũng rất quan trọng trong vấn đề này. Trong các tiết sinh hoạt lớp tổ chức các tổ trưởng đánh giá nhận xét từng thành viên. Sau khi các thành viên ý kiến, GVCN tuyên dương những thành tích đạt được, nhắc nhở, kịp thời uốn nắn những sai trái khuyết điểm của HS khi bị vi phạm, lấy tình cảm bạn bè, lấy nghĩa thầy trò làm cho các em thấy được khuyết điểm của mình. Đồng thời với sự chân thành của GVCN, HS trong lớp, HS khi vi phạm sẽ sớm nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa. GVCN không nên nặng về kiểm điểm, phê bình, mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các em làm cho các em mắc sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội qui, trong qui định xếp loại làm cho các em thấy được việc vi phạm ở mức độ nào và nêu ra hướng cho các em khắc phục. b. Trong giờ sinh hoạt 15 phút Vì thời gian ngắn nên GVCN thường kiểm tra và nhắc nhở tác phong học sinh chưa ngoan và yêu cầu cán sự bộ môn giúp đỡ học sinh chưa ngoan học yếu, kiểm tra sách vở, dò bài những HS này. Ảnh: Lớp 6A truy bài 15 phút c. Trong buổi chào cờ đầu tuần Nhà trường phải đánh giá nhận xét chu đáo, tỉ mỉ các hoạt động trong tuần. Tuyên dương, nêu gương người tốt, việc tốt để các em noi theo, tập thể làm tốt. Phân tích cụ thể, tìm ra nguyên nhân các cá nhân vi phạm Phát động các phong trào thi đua, có tính giáo duc. d. Trong giờ sinh hoạt cộng đồng ngoài giờ học GVCN thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng ngoài giờ học để cô trò tâm sự, trò chuyện hiểu nhau nhiều hơn, cũng thông qua đó có thể tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân các em trở thành học sinh chưa ngoan. Tổ chức các trò chơi như: tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức nấu ăn, vẽ tranh, làm đồ dùng từ nguyên liệu tái chế, thi văn nghệ ... giúp các em rèn luyện kỹ năng xã hội. Đoàn trường tổ chức sinh hoạt tập thể bằng các phong trào: Văn nghệ, bước nhảy học đường... Nhờ tổ chức các hoạt động này mà HS không có thời gian tụ tập, bị bạn xấu lôi kéo rủ rê chơi bời hư hỏng, thay vì các buổi chiều rảnh rỗi chơi game thì nay các em tham gia câu lạc bộ võ thuật tại trường, các câu lạc bộ khác trong trường. trường để minh chứng cho e thấy rõ hơn và thuyết phục hơn. Khi nghe tôi phân tích, em Như không nói nên lời, trên nét mặt em có sự hối hận. Và nhiều lần cô trò tâm sự, từ đó trở đi em không còn yêu đương nữa thay vào đó tập trung vào việc học tập. Em Ngôn Hoàng Duy lớp 6A, Gia đình kinh tế khá được bố mẹ chiều nên e không coi ai ra gì, thích làm gì thì làm không tuân thủ theo các quy định của trường lớp, tính tình thì cọc cằn thô lỗ. Tôi đã tiếp cân em, thường xuyên tâm sự trao đổi với em dẫn ra những hình ảnh người thật việc thật cho em thấy việc làm của mình là sai sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân. Từ những lần tâm sự tôi thấy tình tình em điềm đạm hơn, ít vi phạm hơn và luôn tôn trọng giáo viên đặc biệt là GVCN Em La Hoàng Tiến Đạt lớp 6A, Mẹ làm công nhân đi làm suốt, bố ít có thời gian chú ý đến việc học cũng như uốn nắn những hành động tính cách của em dẫn đến tính tình nóng nảy, khi nói thường đệm những từ không văn hóa, không coi ai ra gì, thích làm gì thì làm không tuân thủ theo các quy định của trường, lớp, vô lễ với giáo viên. Tôi đã tiếp cân em, tìm hiểu nguyên nhân, thường xuyên tâm sự trao đổi với em dẫn ra những hình ảnh người thật việc thật cho em thấy việc làm của mình là sai sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, kịp thời khen gợi những việc em làm tốt dù rất nhỏ. Từ những lần tâm sự tôi thấy tình tình em điềm đạm hơn, không còn vi phạm nề nếp và tích cực hơn trong học tập, cũng không còn vô lễ với giáo viên. Với phương pháp này thì tất cả các em đều ngoan lên rõ rệt mỗi ngày * Biện pháp 4: Giáo dục học sinh chưa ngoan qua kết bạn. Thường lứa tuổi HS dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ tiếp thu những điều hay lẽ phải, dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể, tính giáo dục cao. Do đó GVCN nên phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, uớc mơ để sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần lôi kéo các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm là học sinh chưa ngoan để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh. Mặt khác, thông qua nhóm bạn tốt, GVCN giao cho học sinh chưa ngoan thực hiện một số công việc, tạo những điều kiện để những HS này hoàn thành và động viên khích lệ các em để các em xóa những tự ti, mặc cảm là học sinh chưa ngoan để hòa mình với bạn bè. Ngoài ra có thể vận động gia đình của nhóm bạn tốt tham gia vào việc giúp đỡ những HS này bằng cách tạo cho các em tâm lý xem gia đình của bạn như gia đình mình, tạo điều kiện cho các em cùng tham gia học tập với con em mình để tách dần ra khỏi nhóm bạn chưa ngoan. Việc làm này cả là một cố gắng trong đó vai trò của GVCN rất quan trọng và sự tham gia của Hội PHHS là rất cần thiết. Ảnh: HS cùng sở thích câu lạc bộ đá cầu Ảnh: Đôi bạn cùng tiến( em Đạt và Quân lớp 6A ) * Biện pháp 5: Giáo dục học sinh chưa ngoan qua giáo dục trước tập thể Ở tuổi các em, bạn bè có một vị trí rất lớn trong mối quan hệ xã hội của các em, thường ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được việc nào là cần thiết hơn, chính vì thế đa phần trong quan hệ với thầy cô giáo các em thường có biểu hiện bao che cho nhau, nhất - Mỗi em có một cuốn sổ nghi chép cá nhân về những việc tốt, chưa tốt trong tuần, những mục tiêu cần đạt trong tuần, tháng. PHHS sẽ kiểm tra cuối sổ mỗi tuần và đưa ra những nhận xét, ý kiến và đề xuất kịp thời cho GVCN. Các nội dung trên đều được tất cả phụ huynh nhiệt tình ủng hộ và hứa quan tâm nhiều hơn về con em mình. Qua các lần chủ nhiệm tôi đều thấy tình hình lớp luôn có sự thay đổi và triển biến tốt hơn. Riêng những em vi phạm nhiều lần có thể mời phụ huynh các em này ở lại để trao đổi riêng, tránh sự mặc cảm của phụ huynh. Có thể trao đổi qua việc đến thăm gia đình học sinh. Thường học sinh chưa ngoan thì phụ huynh chưa quan tâm hoăc chưa thưc hiên đầy đủ nghĩa vụ của ngườii làm cha mẹ; một là không quan tâm đến việc học của con em, hoặc không dám đối diện với sự thật về những sai phạm của con mình...thường những phụ huynh này ít tham gia vào các cuộc họp chung kể cả những lúc có giấy mời riêng cũng không đến. Đối với các em này GVCN cần nhiệt tình hơn, có thể đến thăm gia đình để tìm hiểu điều kiện sinh hoạt của gia đình và nắm được tình hình của các em ở nhà, thường những đối tượng này họ ngại nói những điều sai của con em họ vì thế tôi tổng hợp những điểm tốt mà các em có được dù đó chỉ là một việc không đáng kể để khen ngợi các em, sau đó tôi lồng một vài khuyết điểm của các em; tránh nêu hoàn toàn hoặc một loạt khuyết điểm thì phụ huynh sẽ có sự mặc cảm, hoặc nảy sinh sự tiêu cực, buông xuôi, ngại nói ra những điều mà ta cần tìm hiểu, trao đổi. 2. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện Như vậy sau gần 1 kỳ áp dụng các giải pháp. Các em HS trong lớp tôi chủ nhiệm rất ngoan ngoãn chăm chỉ học tập, không còn học sinh chưa ngoan. Đây là kết quả thực chất do sự phấn đấu và rèn luyện của các em. Từ đầu năm đến nay không có học sinh nào bỏ học, lớp luôn đảm bảo sĩ số 100%. Đa số học sinh đã chủ động, tích cực và hăng say hơn khi tham gia các hoạt động phong trào ở lớp, trường hay ở cấp trên. Tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong học tập và trong sinh hoạt của học sinh được thể hiện trông thấy. Tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy trường lớp đã giảm rất nhiều, số học sinh được coi là chưa ngoan đã biết tự thay đổi, tự hòa nhập vào hoạt động chung của lớp. Đa số học sinh có lối sống lành mạnh, ngoan ngoãn và có tinh thần tự giác, tự lập cao. Không còn để giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần. Tất cả những biện pháp mà tôi đề ra trong báo cáo “Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan lớp 6A trường THCS.........”, đã thực tế được áp dụng tại lớp 6A Trường THCS........ Bản thân tôi sau khi thực hiện sáng kiến thấy kết quả đạt được rất khả quan. Tiến tới có thể sẽ được áp dụng trong khối 6 và một số lớp khác. Rất mong nhận được sự đóng góp của các cấp trên và các đồng nghiệp để đề tài của tôi có thể ứng dụng rộng rãi hơn ra các trường khác trong huyện. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng giải pháp của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng: + Đánh giá của em Phạm Thị Trúc Như em học sinh lớp 6A trường THCS & THPT.........: Cô..... là một giáo viên chủ nhiệm tận tâm, thương yêu học sinh cô đã tâm sự và chỉ bảo cho em rất nhiều điều hay bổ ích giúp em kịp thời nhận ra được những việc con em của mình. Đồng thời phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, thực sự là người thầy, người cô trong việc giáo dục, giáo dưỡng các em trên giảng đường; Không những thế mà giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng và cho cả năm học. Giáo viên cần phải nắm bắt được hoàn cảch gia đình của từng em và đặc điểm tâm sinh lý của từng em, để có biện pháp giáo dục học sinh, hướng các em đi vào nề nếp tốt. Luôn luôn gần gũi với học sinh, vừa là thầy, là cô. vừa là cha mẹ, cũng có lúc phải đóng vai là bạn của các em. Ngoài ra còn phải kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, địa phương,... Nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường và xã hội; 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn. Đối với nhà trường: Tạo điều kiện tổ chức hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, hội thi về Ban cán sự lớp giữa các lớp, đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm hơn nữa. Đối với cha mẹ học sinh: Cần quan tâm tới việc tự học, tự rèn và thái độ đạo đức của các em ở nhà nhiều hơn. .., ngày tháng năm 2022 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ÐẠO TÁC GIẢ ÐÕN VỊ NÕI TÁC GIẢ CÔNG TÁC (Ký, ghi rõ họ tên) Báo cáo biện pháp này áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó (Ký tên, ðóng dấu)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_hoc_sinh_ch.docx