Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ

doc 18 trang sklop9 16/10/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài:
 Trong những năm học phổ thông, học sinh không chỉ được học những kiến 
thức cơ bản mà còn được rèn dạy về đạo đức. Những giá trị đạo đức căn bản ( tính 
trung thực, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương...) sẽ giúp chon con người sống 
tốt đẹp hơn. Nhưng dường như những giá trị này đang bị xuống cấp, thể hiện qua 
những hành vi bạo lực trong nhà trường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi 
gian lận ở nhiều cấp độ... Vấn đề này đang là sự quan tâm của toàn xã hội hiện 
nay. 
 Bác Hồ đã từng nói “ Có tài mà không có đức sẽ trở thành người vô dụng”. 
Câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị và sẽ có giá trị mãi mãi ở bất kì trong giai đoạn 
nào.
 Trường THCS Nguyễn Trường Tộ đóng chân trên địa bàn Phường Thống 
Nhất cách xa trung tâm Thị xã Buôn Hồ 7 km. Đây là một trong những địa phương 
có truyền thống hiếu học. Để xây dựng được thương hiệu đối với nhà trường, được 
phụ huynh học sinh tin tưởng là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với tập thể CBVC 
đặc biệt là đối với BGH nhà trường. Điều này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực phải hết 
mình của cả thầy và trò, phụ huynh học sinh mà cần thiết không kém phần quan 
trong đó là có sự quan tâm của toàn xã hội. 
 Là một Hiệu trưởng hiện đang công tác tại trường THCS Nguyễn Trường 
Tộ, sau mỗi một năm học kết thúc tôi vẫn băn khoăn trăn trở làm thế nào để xây 
dựng một ngôi trường thật sự có nề nếp, trường ra trường lớp ra lớp đem lại niềm 
vui, niềm tin yêu của phụ huynh học sinh mong đợi, xứng tầm với ngôi trường đã 
đạt chuẩn quốc gia. Việc tìm kiếm “ Những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong 
việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ” làm nền tảng 
cho việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường là một trong những nhiệm 
vụ luôn được nhà trường quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
 a. Mục tiêu: 
 Trên cơ sở đánh giá chất lượng hai mặt của học sinh trường THCS Nguyễn 
Trường Tộ, Phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, rút ra những kết luận làm căn cứ 
khoa học, tìm những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho 
học sinh trong những năm tiếp theo.
 b. Nhiệm vụ:
 Tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng về chất lượng đạo đức năm học 
2012 – 2013 đến năm học 2014 - 2015 tìm ra những ưu điểm cần phát huy và 
những tồn tại cần khắc phục, từ đó tìm những biện pháp phù hợp nhằm không 
ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là chất lượng đạo đức một cách có 
hiệu quả.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ.
 4. Giới hạn của đề tài: 
 Nghiên cứu chất lượng đạo đức học sinh 3 năm học liền kề từ năm học 2012 
– 2013 đến năm học 2014– 2015. II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận về Giáo dục đạo đức:
 Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn 
mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, 
hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và 
con người với tự nhiên. 
 Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học 
sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học 
sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã 
hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và với chính 
mình. Trong tất cả các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức 
quan trọng. Do vậy việc giáo dục đạo đức là mặt trận hàng đầu, của trường phổ 
thông.
 Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và 
trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp 
hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt 
giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất 
lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với 
các mặt giáo dục khác.
 Đặc điểm Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ 
khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể 
hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Quá trình dạy học 
chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức 
không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt 
động có thể có trong nhà trường. Đối với học sinh THCS, kết quả của công tác 
giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo 
đức của người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em. 
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức 
quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự 
tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. 
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc 
điểm Tâm-Sinh-Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể 
của từng em để định ra sự tác động thích hợp. Giáo dục đạo đức là một quá trình 
lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều 
lần.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 Trường THCS Nguyễn Trường Tộ được thành lập ngày 19 tháng 01 năm 
2005 theo quyết định số 57/QĐ-UBND quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân 
huyện Krông Buk kí (nay là thị xã Buôn Hồ). Đây là một trong những trường có 
quy mô lớn, sau khi thành lập trường có 38 lớp với 1583 học sinh, trong đó HS dân 
tộc thiểu số là 189 em. Đến năm học 2017 – 2018 trường còn 29 lớp với tổng số 
học sinh 839 em, trong đó học sinh dân tộc 79 em. Qua quá trình phấn đấu không 
ngừng trường THCS Nguyễn Trường Tộ đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia 
vào năm 2012, được công nhận lại sau 5 năm vào năm 2018, đây là một vinh dự rất 
lớn đối với nhà trường. Có thể tóm tắt những thuận lợi và khó khăn về chất lượng 
 3 thẳng, không được vui chơi giải trí, áp lực học tập quá lớn, nên dẫn đến xung đột 
trong các mối quan hệ.
 Ngoài thời gian học ở trường, thời gian còn lại các em lao vào trò chơi vô 
bổ, bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh, lạnh 
lùng vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Một bộ phận học sinh xưng hô với 
người lớn trống không, thiếu lễ phép, thái độ ngỗ ngược, nói tục, phát ngôn thiếu 
văn hóa. Thật đáng buồn là một bộ phận học sinh gặp thầy cô trong sân trường 
cũng không chào hoặc chào miễn cưỡng với thầy cô dạy môn mình mà thôi. Tệ hại 
hơn có học sinh còn vô lễ với thầy cô, xúc phạm danh dự người khác. Một bộ phận 
học sinh khi nhìn nhận sự việc là lãng tránh, thờ ơ, chưa nhận ra sự sai trái của 
mình. Tinh thần thái độ học tập chưa tốt, một số học sinh thiếu chuyên cần trong 
học tập. Một số học sinh có biểu hiện gian lận trong thi cử, thiếu trung thực với 
bạn bè. Thật đáng buồn khi ý thức cộng đồng của một số em rất kém, chưa có ý 
thức bảo vệ của công và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nên bàn ghế, tường còn bị 
viết bậy, bôi bẩn, ghi chép câu từ thiếu văn hóa. Một bộ phận ăn mặc lố lăng, đầu 
tóc không phù hợp với tuổi học trò.
 Sự phát triển của công nghệ thông tin nhất là nền văn hóa ngoại lai đã ảnh 
hưởng rất lớn đến hành vi của các em. Có thể nói ở lứa tuổi này các em bắt chước 
làm người lớn nhưng chưa có kinh nghiệm sống, kỹ năng sống, suy nghĩ và hành 
động chưa đúng đắn, chưa phân biệt được tốt xấu đúng sai rõ ràng, chưa tự chủ nên 
dễ bị lôi kéo.
 Có gia đình xung đột bạo hành, cha mẹ ly hôn, buông lỏng việc quản lý con 
cái, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường“ trăm sự nhờ thầy” Một số phụ huynh 
chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nhân cách cho các em. Có gia đình quá 
nuông chiều con cái, nhiều gia đình sử dụng quyền uy một cách cực đoan, sử dụng 
vũ lực trong việc dạy dỗ con cái. Một số hoàn cảnh quá éo le, cha mẹ bươn chải 
trong cuộc sống mưu sinh dẫn đến bỏ quên con cái.
 Trên thực tế sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội thiếu chặt chẽ, 
thiếu thường xuyên. Cha mẹ gặp gỡ thầy cô chỉ vào những dịp họp phụ huynh còn 
giáo viên gặp gỡ phụ huynh cũng ít dần và hình như thiếu sự thân thiện. Sự liên hệ 
phụ huynh và giáo viên chủ yếu trao đổi qua điện thoại. Điều này ảnh hưởng rất 
lớn tới việc giáo dục đạo đức học sinh.
 Một số giáo viên có những định kiến, thiếu thiện cảm khi hành xử với học 
sinh cá biệt. Có lúc, có nơi thầy cô thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục. Uy 
tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị nhìn nhận 
một cách méo mó, vật chất hóa. Tình trạng lạm dụng việc dạy thêm, học thêm đã 
tác động không tốt đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ học sinh và con mắt 
của không ít phụ huynh. Một số giáo viên chủ nhiệm còn non về nghiệp vụ và 
chuyên môn. Do bộn bề công việc lo toan cho cuộc sống nên sự quan tâm đến trò 
còn hạn chế, khoảng cách thầy trò ngày càng cách xa. Thầy cô chưa hiểu được tâm 
tư tình cảm của học sinh vì vậy uốn nắn học sinh chưa kịp thời, các em gặp vướng 
mắc trong cuộc sống chưa được chia sẻ.
 Chúng ta thấy sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ. 
Những hạn chế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường của thời kỳ “mở cửa, hội 
nhập”, những “tư tưởng văn hoá xấu, ngoại laicó cơ hội xâm nhập. Đây đó, còn 
có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối 
 5 lớn, hay bắt chước kể cả điều không tốt, nhu cầu cá nhân nhiều khi lệch lạc. chúng 
ta phải tìm hiểu và nắm vững đối tượng này.
 Về bản chất con người dù là trẻ em hư đến đâu bao giờ cũng có những mặt 
tốt, mặt nhân tính, những ước mơ, nguyện vọng thầm kín, chính đáng đầy nhân bản 
và hồn nhiên. Các em thích được khen ngợi và yêu thương. Nếu nhà trường và gia 
đình nắm được những nguyên nhân sâu xa, có sự đồng cảm và hiểu được các em, 
có sự thống nhất về phương pháp giáo dục thì chắc chắn cảm hóa được các em.
Mục tiêu giáó dục đạo đức là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã 
hội thành những phẩm chất nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ 
đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói 
quen chấp hành các quy định của pháp luật.
 Chức năng giáo dục đạo đức là làm cho học sinh thấm nhuần thế giới quan 
Mác Lê nin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng, sống 
có kỷ cương, có nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với con 
người, giữa con người với tự nhiên.
 Đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở là giai đoạn các em đang phát triển 
mạnh về thể chất và tinh thần, là giai đoạn các em dể bị kích động, lôi kéo. Các em 
thường xuyên tìm tòi cái mới nếu không có sự kiểm soát định hướng thì dể mắc sai 
lầm. Làm cho giáo viên thấy được tầm quan trọng về công tác giáo dục đạo đức là 
để các em phát triển toàn diện và hoàn thiện về nhân cách.
 Phụ huynh nhận thức được vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh để học 
sinh trở thành con ngoan trò giỏi, tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp. 
Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức. Đây là 
yếu tố thuận lợi trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Học sinh cũng được giáo dục để các em biết rằng phẩm chất tốt đẹp của học 
sinh là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, cần cù trong lao động, đoàn kết thương yêu 
giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt cần giáo dục cho các em ý thức cộng đồng, kỹ năng 
sống, ý thức chấp hành pháp luật.
 Nhà trường không phải là một ốc đảo tách khỏi xã hội, tách xa thực tiễn. 
Thực tiễn cuộc sống đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến nhà 
trường. Xã hội ô nhiễm, luồng văn hóa ngoại lai, bạo lực len lỏi vào mọi tầng lớp 
nhân dân rất dễ gây ấn tượng và ảnh hưởng sâu đậm đối với trẻ.
 Đẩy mạnh sự phối hợp giữa gia đình- nhà trường-xã hội và các tổ chức đoàn 
thể trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống cho học sinh là việc 
làm vô cùng quan trọng.
 b.2. Những giải pháp thực hiện:
 - Tăng cường quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức của 
Đảng, Nhà nước. 
 Hiểu rõ quan điểm của Đảng, nhà nước, ngành về giáo dục về đạo đức cho 
học sinh để đào tạo con người mới Xã hội chủ nghĩa. Việc đã làm là tuyên truyền, 
quán triệt các loại văn kiện của đảng, nhà nước, nghành giáo dục về giáo dục đạo 
đức cho học sinh.
 - Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong 
nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 Mục đích làm cho các thành viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò trách 
nhiệm của mình trong công tác này. Để giúp cho việc giáo dục đạo đức cho học 
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_giai_phap_thuc_hien_co_hieu_qua.doc