Sáng kiến Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ văn 9 phần thơ hiện đại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ văn 9 phần thơ hiện đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm ôn thi môn Ngữ văn 9 phần thơ hiện đại Việt Nam
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH ------------------- o0o ------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “KINH NGHIỆM ÔN THI MÔN NGỮ VĂN 9 PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM” Lĩnh vực/ Môn: Ngữ văn Cấp học: Trung học cơ sở Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2021-2022 1 khó khăn, tồn tại về nội dung, phương pháp.....nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đạt kết quả cao hơn trong kì thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn. II. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh nắm vững kiến thức, biết vận dụng và phát huy những kiến thức đã học để làm tốt phần thơ hiện đại Việc Nam. III- Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm 1- Đối tượng nghiên cứu - Các phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Các phương pháp dạy học ôn tập văn bản thơ hiện đại Việt Nam - Bộ môn Ngữ văn 9 ( chủ yếu là phần thơ hiện đại Việt Nam) 2- Đối tương khảo sát. thực nghiêm: học sinh lớp 9C IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đọc tài liệu, nghiên cứu lý thuyết -Phương pháp nghiên cứu thực tế. - Phương pháp vấn đáp trò chuyện -Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp bổ trợ khác..... V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 1. Phạm vi nghiên cứu - Khái quát những vấn đề có liên quan đến văn bản thơ hiện đại VN. - Đề tài nghiên cứu trọng tâm là phương pháp tổ chức và hướng dẫn học sinh ôn tập phần thơ hiện đại VN trong sách giáo khoa ngữ văn 9 gồm các bài cơ bản: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Bếp lửa (Bằng Việt), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Viếng lăng Bác (Viễn Phương). . . 2. Kế hoạch nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2021 – 2022 3 mới cách học, cách tiếp cận với những vấn đề đặt ra trong môn Ngữ Văn để học sinh có thể nắm chắc, nhớ lâu nội dung bài học tự tin để làm bài thi vào lớp 10 đạt kết quả cao. II- Các biện pháp thực hiện * Đối với giáo viên: - Hướng dẫn HS soạn kĩ ở nhà, , có biện pháp nhắc nhở, phê bình nếu HS có biểu hiện soạn chống đối như soạn sơ sài, ... - Tìm hiểu bài kĩ lưỡng để xác định vấn đề trọng tâm đặt ra trong văn bản thơ. - Xây dựng kế hoạch dạy học và lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng vấn đề, từng dạng bài. * Đối với học sinh: - Cần thuộc hết các bài thơ hiện đại VN trong chương trình Văn 9, bao gồm cả hoàn cảnh sáng tác. - Cần chuẩn bị bài và tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn của hệ thống câu hỏi trong SGK, trong tài liệu ôn thi do Sở giáo dục phát hành và sự hướng dẫn của giáo viên. - Ngoài hệ thống câu hỏi trong SGK, bài tập trong tài liệu ôn, HS cũng cần đọc sách báo, xem thời sự, truy cập thông tin, tranh ảnh về những vấn đề liên quan đến nội dung bài học để có những phát biểu đánh giá theo sự cảm nhận riêng của mình. Sau khi thực hiện các công việc trên, trong quá trình dạy học, dẫn dắt học sinh tiếp cận với những tác phẩm thơ ca hiện đại theo hướng tích cực, tôi sử dụng biên pháp sau: 1- Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm phong cách thơ của tác giả và ý nghĩa nhan đề tác phẩm 1.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm phong cách thơ của tác giả Ví dụ 1. Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu): giáo viên giúp học sinh nắm được: * Tác giả 5 - 1964, sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông gia nhập binh đoàn vận tải Trường Sơn và hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ. - Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước . * Hoàn ảnh sáng tác: Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Bài thơ được đưa chí đồng đội gắn bó tình yêu đất nước thiết tha. . . Nam thời kì chống Mỹ Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền đê nhà tho chiến sĩ khắc họa thành công chân dưng người chiến sĩ lái xe: ung dung tụ tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, tình đồng chí đồng đội gắn bó tình yêu đất nước thiết tha. . . 1.2 Hướng dẫn học sinh nắm được cấu tạo nhan đề. Mỗi nhan đề thường gửi gắm chủ đề và những điều tác giả muốn nói . Học sinh nắm được ý nghĩa nhan đề là có thể hiểu được chủ đề của bài thơ. Trong một số đề thi vào lớp 10 của SGD Hà Nội có đề hỏi về ý nghĩa nhan đề. Đây là loại câu hỏi thường đạt từ lđ - l,25đ. Vì vậy giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm loại câu hỏi này theo các bước sau: + Nhan đề được cấu tạo bởi từ loại nào? + Nhan đề có cấu trúc ngữ pháp' như thế nào?( trật tự thông thường hay là đảo ngữ tác dụng của trật tự sắp xếp đó? + Nhan đề có ý nghĩa như thê nào đối với việc thể hiện chủ đề tác phẩm? Ví dụ 1: Ý nghĩa nhan đề bài thơ. Mùa xuân nho nhỏ ( đề thi vào lớp 10 của và Nội năm 2013-2014) - Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Danh từ mùa xuân vốn là khái niệm trừu tượng kết hợp với tính tù nho nhỏ khiên cho mùa xuân trở nên hữu hình cụ thê, xinh xắn đáng yêu. . . Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy nhất đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời con người. 7 những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác. Mạch cảm xúc như trên đã tạp nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp lý của bài thơ. * Bố cục: 4 phần - Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. - Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác. - Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác. - Khổ cuối: Cảm xúc của tác giả khi ra về. 2.2. Hướng dẫn học sinh khai thác các tín hiệu nghệ thuật trong trong mỗi khổ thơ. Ví dụ l: Phát hiện và phân tích các tín hiệu nghệ thuật ở khố đầu bài thơ Viếng Lăng Bác (Viễn Phương) Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện ra cặp câu với những hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi: Mặt trời trên lăng là hình ảnh thực: một mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng. Câu dưới là hình ảnh ẩn dụ - hình ánh Bác Hồ. Màu sắc "rất đỏ" làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác. -> Thông qua hình ảnh ẩn dụ trên, tác giả vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời), vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. - Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh thực: ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ thương. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trâm như bước chân dòng người vào lăng viếng Bác. - Dâng "bảy mươi chín mùa xuân" : hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm lên những mùa xuân cho đất nước, cho con người . Ví dụ 2: Tín hiệu nghệ thuật trong khố đầu bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) Một bếp lửa chờn vờn sương sớm 9 Câu hát căng buồm cùng gió khơi". + Câu thơ khiến ta hình dung được cả một đoàn thuyền, chứ không phải là một con thuyền đơn độc ra khơi. Từ"lại'điễn tả công việc lao động thường ngày. + Ở đây tác giả tả khí thế của đoàn thuyền đó ra khơi qua hình ảnh câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đó là một ẩn dụ hay, biến cái ảo thành cái thực -> khí thế phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh người lao động trên biển, làm chủ cuộc đời đang chinh phục biền khơi. 3- Biện pháp 3: Hướng dẫn HS cách viết đoạn văn nghị luận văn học về một đoạn thơ, khổ thơ có sử dụng các yếu tố tiếng Việt . Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chi hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn nghị luận về một khổ thơ, đoạn thơ chứ không phân tích cả bài. Bởi lẽ mục đích chính của kinh nghiệm là nhằm giúp các em đạt điểm cao trong kì thi vào lớp 10 phần thơ hiện đại. Theo xu hướng đề thi của Sở giáo dục Hà Nội thì đề thi chỉ yêu cầu thí sinh viết được đoạn văn khoảng 12 -14 câu để phân tích một khổ thơ chứ không yêu cầu các em viết cả bài văn nghị luận. Tuy nhiên, để viết được đoạn văn này cũng không phải là điều dễ dàng bởi trong đoạn văn còn yêu cầu về kiểu đoạn văn, về phép liên kết trong đoạn văn và cả sử dụng một số yêu cầu về tiếng Việt như trong đoạn văn có sử dụng câu ghép, câu bị động hoặc câu phủ định hoặc cũng có thể là các thành phần biệt lập.....loại bài tập này thường chiếm khoảng từ 3 đến 3,5- điểm trong thang điểm 10. Để làm được điều này ,tôi hướng dẫn học sinh theo các bước sau . 3.1. Củng cố kiến thức cho học sinh về hình thức các kiểu đoạn văn cơ bản. Có rất nhiều hình thức viết đoạn văn như đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, đoạn vàn so sánh, đoạn văn tổng- phân hợp......Tuy nhiên, có ba kiểu đoạn văn mà học sinh hay sử dựng nhất là đoạn diễn dịch, quy nạp và tổng - phân – hợp. Vì vậy cần phải hướng dẫn học sinh kĩ càng hơn đối với ba loại đoạn văn này a. Đoạn văn diễn dịch Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thê. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng 11 Đoạn văn tông phân hơn là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, đê từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề. -> Mô hình đoạn văn : Câu mở đâu đoạn văn là câu chủ đề nêu nội dung chính của đoạn văn cần phân tích các câu tiếp theo làm nhiệm vụ phân tích, chứng minh để làm rõ cho câu chủ đề. Câu cuối ( câu chốt khẳng định lại nội dung và mở rộng nâng cao kiến thức).Đây là đoạn văn quy nạp. 3.2. Củng cố kiến thức về các phép liên kết trong đoạn văn. Trong bất kì một đoạn văn nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu liên kết về nội dung và hình thức.Vì vậy giáo viên cần củng cố để học sinh nắm chắc đặc điểm của đoạn văn để đoạn văn đó được mạch lạc. Sự liên kết trong đoạn văn gồm: * Liên kết nội dung: Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dưng, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề... * Liên kết hình thức: + Phép nối: sử dựng ở câu đứng sau các từ ngũ có tác dựng liên kết với câu đứng trước như các từ: tóm lại, nói tóm lại, bởi vậy, vì thế, cho nên,và.. ... Ví dụ: Hình ảnh hàng tre là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ kiên cường của dân tộc. Cho nên nhà thơ không khỏi xúc động trước hình ảnh quen thuộc ấy bên lăng Bác. + Phép lặp: sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước để liên kết . Ví dụ: Hàng tre là hình ảnh thực, là loài cây gần gũi quen thuộc trong làng quê đất nước VN. Hàng tre cũng là hình ảnh mang tính biểu tượng cho dân tộc việt Nam ngay thắng, kiên trung. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_on_thi_mon_ngu_van_9_phan_tho_hien_dai.doc