Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại các bài tập trắc nghiệm hóa học theo mức độ tư duy

doc 15 trang sklop9 19/10/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại các bài tập trắc nghiệm hóa học theo mức độ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại các bài tập trắc nghiệm hóa học theo mức độ tư duy

Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại các bài tập trắc nghiệm hóa học theo mức độ tư duy
 “Phân loại các bài tập trắc nghiệm Hoá học theo mức độ tư duy”
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài.
 Do nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân 
lực trong giai đoạn mới, do sự phát triển của khoa học công nghệ và yêu cầu thực 
hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần chuyển nền giáo dục nặng về 
truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng 
lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh, trong 
đó có yêu cầu về đổi mới về phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, bởi vì kiểm tra 
đánh giá là khâu quan trọng giúp điều chỉnh hoạt động dạy và học, góp phần cải 
thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu.
 Trong nhà trường THCS, việc sử dụng phối hợp các hình thức đánh giá, kết 
hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận giúp giáo viên nắm được nguyên tắc, 
yêu cầu khi ra đề kiểm tra, ngoài ra hướng dẫn được học sinh chuẩn bị tốt nội dung 
kiểm tra. Phương pháp ra đề trắc nghiệm kết hợp với tự luận giúp nội dung đánh giá 
ở mức rộng hơn, bao quát được chương trình học. Đề thi trắc nghiệm còn giúp học 
sinh tự ôn tập kiến thức trên máy tính bằng hình thức học trực tuyến, rèn khả năng tự 
học của học sinh. Đề tài nghiên cứu thành công sẽ được vận dụng để giáo viên ra 
đề kiểm tra theo ma trận đề. Nội dung đề kiểm tra như nhau, nếu trộn đề ta sẽ thu 
được nhiều đề kiểm tra, tránh được hiện tượng trao đổi bài của học sinh. Không 
những thế, đề tài còn là đề cương giúp giáo viên và học sinh có tư liệu dùng trong 
các tiết luyện tập và ôn tập kiến thức, trong các tiết dạy chính khóa, bồi dưỡng nhu 
cầu, bồi dưỡng học sinh giỏi môn khoa học lớp 9 (IJSO)
 Gần đây, việc ra đề thi tuyển sinh đại học , đề thi vào lớp 10 THPT của bộ 
giáo dục, sở GD và đào taọ nhiều môn sử dụng 100% câu hỏi trắc nghiệm, trong đó 
có môn hóa, câu hỏi chủ yếu dạng câu hỏi nhiều lựa chọn (hiện đang thực hiện với 
4 lựa chọn). Câu hỏi này gồm hai phần: Phần dẫn là câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn 
thành (bỏ lửng). Phần trả lời gồm 4 phương án, phải chọn phương án đúng. Để giúp 
học sinh không những làm quen, làm thành thạo các bài tập trắc nghiệm đồng thời 
giúp giáo viên dễ dàng thiết lập ma trận đề kiểm tra, tôi xây dựng và nghiên cứu đề 
tài “Phân loại các bài tập trắc nghiệm hóa học theo mức độ tư duy” 
 II. Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của đề tài
 1. Mục đích 
 Trang 1/15 “Phân loại các bài tập trắc nghiệm Hoá học theo mức độ tư duy”
 B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
 I. Cơ sở lý thuyết
 1. Thực trạng
 Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học các môn học ở trường THCS, thí 
dụ như đánh giá trong tiết học, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra miệng, củng cố kiến thức sau 
mỗi tiết dạy, kiểm tra học kìĐánh giá này giúp giáo viên biết được mức độ nắm 
kiến thức, kĩ năng một bài, một nội dung đồng thời biết được sự nắm kiến thức kĩ 
năng của học sinh còn yếu ở chỗ nào để giáo viên có thể bổ sung, điều chỉnh nội 
dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Hệ thống câu hỏi và bài tập đảm bảo 
đánh giá những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà học sinh cần đạt được trong quá trình 
học tập theo chuẩn kiến thức , kĩ năng của chương trình.
 Nội dung môn hóa học không chỉ gồm những kiến thức về chất và những biến 
đổi của chúng, ứng dụng và điều chế các chất mà còn bao gồm cả những kiến thức 
về phương pháp để chiếm lĩnh kiến thức đó, tức là phương pháp giải toán tự luận và 
trắc nghiệm. Thực tế nhiều học sinh chưa có kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, có em 
tập trung quá nhiều thời gian cho một câu hỏi, không biết lọc câu hỏi theo mức độ tư 
duy để làm câu dễ trước, câu khó sau, có khi chưa làm xong bài, chính vì thế em đó 
không đạt điểm cao. Kết quả khi chưa áp dụng đề tài trong đề kiểm tra 15 phút, kiểm 
tra học kì năm học 2017-2018 như sau:
 Số học sinh Điểm dưới 5 Điểm 5 – 6 - 7 Điểm 8 – 9 - 10
 97 40 = 41% 44 = 45% 13 = 14%
 Qua kết quả kiểm tra tôi thấy chất lượng bộ môn còn thấp, ngoài ra khi chưa 
áp dụng đề tài kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố của tôi cũng chưa 
cao, các em tham dự kì thi học sinh giỏi cấp huyện đều đạt giải nhưng hầu hết các 
em chỉ đạt giải ba, giải khuyến khích cấp huyện.
 2. Cơ sở khoa học
 Khi sử dụng đề tài tôi thấy rất thuận lợi khi ra đề kiểm tra theo ma trận đề, 
trộn đề. Hệ thống câu hỏi đã được phân loại theo mức độ tư duy giúp người học tự 
nghiên cứu, kiến thức bao quát toàn bộ chương trình. Số lượng câu hỏi tỉ lệ với số 
tiết theo quy định. Đề tài còn giúp học sinh có kỹ năng phân loại đề theo mức độ tư 
duy, giúp các em có kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm
 Trang 3/15 “Phân loại các bài tập trắc nghiệm Hoá học theo mức độ tư duy”
II. Ngân hàng câu hỏi trắc nhiệm theo mức độ tư duy– Phương pháp giải và vận 
dụng câu hỏi ra đề kiểm tra.
 1. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo mức độ tư duy.
 CHƯƠNG II: KIM LOẠI
 Tổng số câu hỏi : 60
 Mã Nội dung Mức độ tư duy
 Tổng 
 đơn 
 Tên chương số 
 vị Nhận Thông Vận 
 (Phần hoặc Tên cụ thể đơn vị câu 
 kiến biết hiểu dụng
 chủ đề) kiến thức hỏi
 thức
 II. KIM 
 60 30 18 12
 LOẠI
 01 Tính chất của kim loại 20 10 6 4
 Dãy hoạt động hóa học 
 02 10 5 3 2
 của kim loại
 Nhôm, sắt và hợp kim 
 03 30 15 9 6
 của sắt
Câu 1: HH0901CSB
Kim loại có tính chất vật lý nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có ánh kim
B. Tính dẻo, tính đàn hồi, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt
C.Tính dẻo, tính đàn hồi, tính dẫn nhiệt, có ánh kim
D. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 2: HH0901CSB
Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Cu B. Fe C. Au D. Ag
Câu 3. HH0901CSB
Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với H2SO4 loãng là:
 A. Na ; Cu ; Mg ; Fe B. Zn ; Mg ; Al ; Fe
 C. Na ; Fe ; Cu ; Al D. K ; Na ; Ag ; Zn
Câu 4: HH0901CSB
Kim loại nào vừa phản ứng được với dung dịch axit, vừa phản ứng được với dung 
dịch bazơ?
 Trang 5/15 “Phân loại các bài tập trắc nghiệm Hoá học theo mức độ tư duy”
Cho 5 gam hợp kim của kim loại Na tác dụng với nước dư, để trung hòa lượng kiềm 
cần phải dùng 50ml dung dịch H 2SO4 1M. Thành phần phần trăm của Na trong hợp 
kim là:
A. 20% B. 38% C. 46% D. 50%
Câu 12: HH0901CSV
Thả một miếng đồng vào 200ml dung dịch AgNO 3 phản ứng kết thúc người ta thấy 
khối lượng miếng đồng tăng thêm 1,52 gam so với ban đầu. Nồng độ mol của dung 
dịch AgNO3 đã dùng là:
A. 0,1M B. 0,2M C. 0,3M D. 0,4M
Câu 13: HH0901CSV
Hòa tan hết 7,2 gam một kim loại trong dung dịch HCl, dung dịch thu được cho phản 
ứng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa, lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng 
không đổi thu được 12 gam chất rắn. Kim loại đó là:
A. Cu B. Al C. Fe D. Mg
Câu 14: HH0901CSB
Đồng có thể phản ứng được với:
A. Dung dịch NaOH C. Dung dịch HCl
B. Dung dịch H2SO4 loãng D. Dung dịch HNO3
Câu 15: HH0901CSH
Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay do:
A. Nhôm có giá thành rẻ hơn các kim loại khác B. Nhôm rất nhẹ và bền
C. Nhôm có ánh kim đẹp D. Nhôm cứng và dẫn điện tốt
Câu 16: HH0901CSH
Lấy một ít bột Fe cho vào dung dịch HCl vừa đủ rồi nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến 
dư vào dung dịch. Hiện tượng xảy ra là:
A. Có khí bay ra và dung dịch có màu xanh lam
B. Không thấy hiện tượng gì
C. Ban đầu có khí thoát ra, sau đó xuất hiện kết tủa trắng xanh rồi chuyển thành kết 
tủa nâu đỏ
D. Có khí thoát ra và tạo kết tủa trắng xanh đến khi kết thúc
Câu 17: HH0901CSH
Nhóm kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường
A. Na, Ca, Ba, Zn C. Na, Ba, Ca, K
B. Mg, Fe, Ba, Sn D. Mg, Fe, Cu, Ag
 Trang 7/15 “Phân loại các bài tập trắc nghiệm Hoá học theo mức độ tư duy”
Cho 10 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu và Al vào dung dịch H2SO4 dư thấy thoát ra 8,96 
lít khí H2(đktc). Phần trăm của Cu trong hỗn hợp là:
A. 72% B. 28% C. 40% D. 60%
Câu 28: HH0902CSV
Ngâm lá sắt có khối lượng 70 gam vào dung dịch Cu(NO3)2, sau một thời gian, lấy lá 
sắt ra rửa nhẹ, cân nặng được 71,6 gam. Khối lượng Fe phản ứng là:
A. 5,6 gam B. 6,72 gam C. 7,84 gam D. 11,2 gam
Câu 29: HH0902CSH
Phát biểu nào sau đây là đúng khi cho một thanh Cu tác dụng với dung dịch AgNO3?
A. Khối lượng thanh đồng giảm B. Khối lượng thanh đồng tăng
C. Khối lượng thanh đồng không đổi D. Tất cả đều sai
Câu 30: HH0902CSB
Thả mẩu Natri vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
A. Có chất rắn màu đỏ tạo thành
B. Có chất khí bay ra
C. Có chất rắn màu xanh lơ tạo thành
D. Có chất khí bay ra và chất rắn màu xanh lơ tạo thành 
Câu 31: HH0902CSH
Cho các kim loại: Zn, Cu, Au, Al, Fe. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
A. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH là: Zn, Al
B. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl , H2SO4 loãng là: Au, Cu
C. Kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội là: Al, Fe
D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: Tất cả các kim loại trên
Câu 32: HH0903CSH
Nhôm bền trong không khí là do:
A. Nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao B. Nhôm không tác dụng được với nước
C. Nhôm không tác dụng được với oxi D. Có lớp nhôm oxit rất mỏng bảo vệ
Câu 33: HH0903CSB
Nhôm được sản xuất trong công nghiệp bằng cách
A. Dùng kim loại Mg đẩy Al khỏi dung dịch muối
B. Điện phân nóng chảy Al2O3 (Có nhiều trong quặng boxit)
C. Khử Al2O3 bằng CO 
D. Khử Al2O3 bằng H2
Câu 34: HH0903CSB
Cho Al vào dung dịch NaOH dư sẽ xảy ra hiện tượng:
 Trang 9/15 “Phân loại các bài tập trắc nghiệm Hoá học theo mức độ tư duy”
Câu 42: HH0903CSV
Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau một 
thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38 gam. Khối lượng nhôm đã phản ứng là:
A. 0,54 gam B. 0,81 gam C. 1,62 gam D. 1,89 gam
Câu 43: HH0903CSV
Cho 2,7 gam Al vào 200ml dung dịch HCl 2M. Khối lượng muối tạo thành là:
A. 17,8 gam B. 13,35 gam C. 20,1 gam D. 9,6 gam
Câu 44: HH0903CSB
Các chất tác dung được với NaOH là:
A. Al, Al(OH)3 B. Fe, FeO C. HCl, NaCl D. Cu, S
Câu 45: HH0903CSH
Có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết 3 gói bột: Al, Al(OH)3, Mg
A. NaCl và HCl B. NaOH C. HCl D. Quỳ tím ẩm
Câu 46: HH0903CSV
Điều chế đồng từ đồng (II) oxit bằng phương pháp nhiệt nhôm. Để điều chế được 
19,2 gam đồng cần dùng khối lượng nhôm là:
A. 5,4 gam B. 8,1 gam C. 4,5 gam D. 12,15 gam
Câu 47: HH0908CSB
Tính chất vật lý chỉ có ở kim loại Fe là:
A. Tính nhiễm từ C. Tính cứng
B. Tính dẻo D. Có ánh kim
Câu 48: HH0908CSH
Bình làm bằng sắt có thể dùng để đựng axit nào sau đây?
A. H3PO4 đặc nguội C. HCl
B. HNO3 đặc nguội D. HNO3 đặc nóng
Câu 49: HH0903CSH
Cho vài viên kẽm vào dung dịch axit HCl, hiện tượng xảy ra là:
A. Không có hiện tượng gì xảy ra
B. Kẽm tan dần, sủi bọt và có khí thoát ra
C. Kẽm bị hòa tan và không có chất khí thoát ra
D. Kẽm bị hoàn tan và dung dịch đổi màu xanh lam
Câu 50: HH0903CSB
Sắt không phản ứng được với dãy chất nào sau đây?
A. H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội, NaCl B. HNO3 đặc nóng, HCl, FeCl3
C. O2, CuCl2, CuSO4 D. S, HCl, Cl2
Câu 51: HH0908CSB
 Trang 11/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phan_loai_cac_bai_tap_trac_nghiem_hoa.doc