Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9

doc 41 trang sklop9 16/04/2024 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9
 UBND HUYỆN GIA LÂM
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC 
 CÔNG NGHỆ 9
 Tác giả: Nguyễn Thị Uyên
 Môn: Công nghệ 9
 Cấp học: THCS
 NĂM HỌC 2016-2017 Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CH: Câu hỏi
GV: Giáo viên
HS(hs): Học sinh
SGK: Sách giáo khoa
KL: Kết luận
nx: Nhận xét
bs: Bổ sung
ICT: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
 2 Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9
rèn kĩ năng sống, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, hoàn 
thành tốt nhiệm vụ dạy học là “ Thông qua dạy chữ mà dạy tư duy, dạy làm 
người” 
 4 Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9
"Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo 
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của 
người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại 
học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; 
kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi".
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ 
bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của 
người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng 
lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho 
học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, 
truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực 
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, 
khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo 
dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.
 Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động 
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc 
tế xác định “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả 
giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá 
trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền 
giáo dục phát triển”...
 Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường 
pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng 
bộ phương pháp dạy học, kiển tra đánh giá theo định hướng năng lực người học. 
II. Thực trạng vấn đề.
Hiện nay chúng ta thấy chương trình giáo dục phổ thông đang có những định 
hướng đổi mới là:
1. Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình 
định hướng năng lực
 a. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học
 Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục 
“định hướng nội dung” dạy học hay “định hướng đầu vào” (điều khiển đầu 
vào). Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú 
trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy 
 6 Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9
nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể 
của quá trình nhận thức.
 Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định 
hướng năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản 
phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển 
từ việc “điều khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập của 
học sinh.
 Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội 
dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá 
trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội 
dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực 
hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong 
chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập 
mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực (Competency). 
Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá 
được. Học sinh cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương 
trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng 
giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra. 
 Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện 
quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận 
dụng của học sinh. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý 
đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và 
tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết 
quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện. 
 Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm 
năng lực được sử dụng như sau:
 - Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy 
học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành.
 - Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết 
với nhau nhằm hình thành các năng lực.
 - Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn...
 - Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá 
mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy 
học về mặt phương pháp.
 - Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình 
huống: ví dụ như trình bày quy trình chiết cành ... Nắm vững và vận dụng được 
quy trình trồng cây ăn quả ...
 8 Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9
 Đánh giá Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu 
 kết quả dựng chủ yếu dựa trên sự ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình 
 học tập ghi nhớ và tái hiện nội học tập, chú trọng khả năng vận dụng 
 của học dung đã học. trong các tình huống thực tiễn. 
 sinh
 Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu 
trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các 
thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động 
được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, 
năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.
 2. Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương 
trình giáo dục cấp trung học cơ sở 
 Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển, đối chiếu 
với yêu cầu và điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà khoa 
học giáo dục Việt Nam đã đề xuất định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và 
năng lực của chương trình giáo dục trung học cơ sở những năm sắp tới như sau:
 a. Về phẩm chất
 - Yêu gia đình, quê hương, đất nước
 - Nhân ái, khoan dung
 - Trung thực, tự trọng, chí công vô tư
 - Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
 - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi 
trường tự nhiên.
 - Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật 
 b. Về các năng lực chung
 Các 
 năng 
 Biểu hiện
 lực 
 chung
 1. a) Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động, tự đặt được 
 Năng mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
 lực b) Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp, thực hiện 
 tự học các cách học. Hình thành cách ghi nhớ của bản thân, phân tích 
 nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: 
 các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, internet, 
 lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cương chi tiết, 
 10 Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9
 hưởng xấu tới sức khoẻ và tinh thần trong môi trường sống và học 
 tập.
5. Năng a) Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan 
lực trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
giao tiếp b) Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, nhận ra được bối 
 cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp. 
 c) Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp 
 với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
6. Năng a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; 
lực xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng 
hợp tác hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.
 b) Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ 
 thể, phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải 
 thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm 
 tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công.
 c) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như 
 kết quả làm việc nhóm, dự kiến phân công từng thành viên trong 
 nhóm các công việc phù hợp.
 d) Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh 
 thúc đẩy hoạt động chung, chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
 e) Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; 
 nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
7. Năng a) Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, 
lực sử nhận biết các thành phần của hệ thống ICT cơ bản, sử dụng được các 
dụng phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau, tổ chức và lưu 
công trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng.
nghệ b) Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm kiếm 
thông được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù 
tin và hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; 
truyền xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập được và 
thông dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống.
(ICT)
8. Năng a) Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện 
lực sử kể, lời giải thích, cuộc thảo luận, nói chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu, 
 12 Phát huy năng lực của học sinh trong giờ học Công nghệ 9
III. Các biện pháp đã tiến hành:
1. Xác định sự thay đổi giữa 2 phương pháp khi dạy:
 BÀI 7: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI (TIẾT 2)
 Các phần bài Phương pháp Phương pháp phát huy năng lực của 
 dạy định hướng nội học sinh
 dung
 Mở bài: GV dẫn dắt luôn - HS sưu tầm tranh, ảnh một số giống 
 vào bài quả cây có múi. Giáo viên chọn nhóm có 
 kết quả sưu tầm đa dạng và phong phú 
 nhất lên thuyết trình sau đó giáo viên 
 mới dẫn dắt vào bài 
 Phát Phần III: 
 triển Kỹ thuật 
 bài: trồng và 
 chăm sóc
 2. Nhân - Cá nhân HS - HS quan sát tranh 1 các phương pháp 
 giống đọc thông tin nhân giống cây ăn quả + nội dung SGK 
 SGK trả lời câu hỏi việc nhân giống cây ăn 
 - GV đặt câu hỏi quả có múi được thực hiện bằng những 
 - HS trả lời phương pháp nào?
 Rút ra KL. GV: yêu cầu học sinh liên hệ thực tế ở 
 địa phương
 GV: đưa ra tình huống trước sân nhà cô 
 có một cây cam 5 tuổi hàng năm cây ra ít 
 quả, trái nhỏ và chua theo các con cô có 
 nên chặt bỏ cây cam đó đi không? Vì 
 sao?
 HS thảo luận và trả lời 
 - GV cho HS trả lời, các học sinh khác 
 nhận xét bổ sung
 - GV nhận xét và chiếu tranh 2 Cây ngũ 
 quả ( mang lại giá trị dinh dưỡng và giá 
 trị kinh tế cao)
 GV dẫn dắt học sinh tự rút ra kết luận
 14

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_nang_luc_cua_hoc_sinh_trong_g.doc