Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong phân môn học hát ở trường THCS

pdf 19 trang sklop9 23/12/2024 20
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong phân môn học hát ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong phân môn học hát ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong phân môn học hát ở trường THCS
 1 
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VỤ BẢN 
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN GÔI 
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
 HỒ (Tên SƠ sáng ki SÁNGến) KIẾN 
“Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong 
 Phân môn học hát ở trường thcs” 
 Tác gi ả:................................................................... 
 Trình độ chuyên môn:........................................... 
 Tác giả: Nguyễn Quỳnh Anh 
 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Âm nhạc 
 Chức vụ:................................................................. 
 Chức vụ: Giáo viên 
 NơiNơi công công tác tác: :...................................................................Trường THCS Thị trấn Gôi 
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
 Vụ Bản, ngày 12 tháng 9 năm 2023 
 3 
 5 
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 
 Âm nhạc là một món ăn tinh thần trong đời sống của mỗi con người, đặc 
biệt với các em học sinh âm nhạc không chỉ là món ăn tinh thần hàng ngày mà 
âm nhạc còn giúp các em phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm 
chất tâm lý của lứa tuổi học trò, tạo điều kiện để các em phát triển về tâm hồn, 
trí tuệ và thể chất. Âm nhạc còn là một trong những phương tiện hiệu quả để 
thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, góp phần giáo dục học sinh 
toàn diện, hình thành nhân cách con người. 
 Giáo dục Âm nhạc là hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù, là 
một môn học mang tính nghệ thuật cao, luôn tạo nguồn cảm hứng, sôi động, tự 
tin, nhiệt huyết cho các em để các em được thoải mái, học theo phương châm 
“Học vui - vui học”. Bản thân tôi nhận thấy trong bộ môn Âm nhạc ngoài việc 
mỗi ngày lên lớp giáo viên dạy làm sao, dạy thế nào để ngoài việc các em nắm 
vững được kiến thức học hát, tập đọc nhạc đúng, chuẩn cao độ và lời ca, các em 
còn được rèn những kỹ năng bản lĩnh tự tin trước đám đông và các em luôn cảm 
thấy say mê và yêu thích bộ môn môn Âm nhạc từ đó giúp học sinh có tinh thần 
sảng khoái, ươm mầm những ước mơ tươi đẹp. 
 Bên cạnh đó chúng ta cần hiểu rõ đối tượng học sinh THCS đang trong 
thời kì phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều 
suy nghĩ và ước mơ về cuộc sống. Trong quá trình học Âm nhạc, đây là giai 
đoạn rất thích hợp để phát huy sự sáng tạo của học sinh. 
 Học sinh hiểu được nghệ thuật âm nhạc là một món ăn tinh thần góp phần 
phát triển, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, nhân cách học sinh. Nhất là 
trong thời đại hiện nay, thời đại của công nghệ tin học thì có rất nhiều mặt tích 
cực song cũng có rất nhiều tiêu cực đang ảnh hưởng tới hoạt động học tập hàng 
ngày cuả các em, bộ môn âm nhạc nói chung, phân môn học hát nói riêng ngày 
càng trở nên cần thiết bởi âm nhạc gắn liền với đời sống tinh thần của các em, 
nó diễn tả được tâm tư tình cảm của con người, vui, buồn, đoàn kết, yêu thương 
 7 
 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 
 2.1. Các giải pháp 
 a. Tổ chức hoạt động nhóm:. 
 - Môn âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những diễn viên, 
nhạc sĩ, ca sĩ...mà chính là thông qua môn học để tác động vào đời sống tinh 
thần của các em, góp phần cùng với các môn học khác thực hiện mục tiêu giáo 
dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu của bậc học. Nhận thức này 
hết sức quan trọng để từ đó định ra nội dung học tập và phương pháp giảng dạy 
thích hợp. 
 - Hoạt động nhóm trong giờ học nhạc đặc biệt là trong phân môn học hát 
cự kỳ quan trọng đối với các em, các em được trao đổi kinh nghiệm, rèn kỹ năng 
tập thể tìm tòi ra nội dung kiến thức trong bài học mới, các em được phát huy 
khả năng cảm thụ cũng như là phát huy năng khiếu bản thân. Bên cạnh đó các 
em được trải nghiệm khi đứng trước đám đông. 
 - Thông qua việc hoạt động nhóm hình thành và phát triển năng lực cảm 
thụ âm nhạc của học sinh. 
 - Để đạt hiệu quả cao trong giờ học hát giáo viên nên cho các em nghe 
nhạc, khám phá giai điệu, tiết tấu của những bản nhạc ở phân môn học hát, các 
em sẽ làm quen với kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hát, kỹ năng nhìn cao độ và 
trường độ của nốt nhạc. 
 - Cần phải giáo dục thị hiếu âm nhạc tốt cho HS để các em biết yêu thích 
âm nhạc lành mạnh, giàu tính nhân văn, đậm bản sắc dân tộc. Giáo dục thị hiếu 
âm nhạc tốt sẽ góp phần làm trong sáng tình cảm đạo đức và làm phong phú đời 
sống tinh thần của các em trong hiện tại và tương lai. 
 b. Kỹ năng sáng tạo: 
 * Về giáo viên: 
 - Giáo viên phải là người nắm bắt được tâm lí học sinh, luôn đưa ra những 
biện pháp phù hợp với nội dung bài dạy cũng như tâm sinh lí học sinh, giáo viên 
thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để thường xuyên đổi 
mới trong công tác giảng dạy, biết ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. 
 9 
 - Giáo viên cần có phương pháp truyền thụ gắn gọn, đầy đủ, khoa học 
nhằm giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất; 
 - Giáo viên nên có lời nói nhẹ nhàng, có nét mặt tươi tắn, niềm nở, vui 
tươi, hồn nhiên, thân thiện với các em. Trang phục gọn gàng, biết cách thu hút 
và gây được hứng thú cho học sinh qua cách truyền đạt, luôn làm chủ được kiến 
thức, biết cách giải quyết tình huống, thể hiện và tạo ra những điểm nhấn, trọng 
tâm của bài giảng; 
 - Chuẩn bị tốt các phương pháp kỹ năng thực hành đổi mới trong phần 
học hát như: 
 + Các động tác vận động biểu diễn ứng dụng trong bài; 
 + Các động tác vận động cơ thể trong bài; 
 + Các động tác thể hiện diễn cảm trong bài; 
 + Các hình thức biểu diễn của các nhóm đa dạng và phong phú. 
 * Về phía học sinh: 
 + Học sinh phải có đầy đủ vở ghi, SGK, các đạo cụ chuẩn bị như thanh 
phách, chai đựng hạt, tranh ảnh tự sưu tầm, và các hình thức biểu diễn đã chẩn 
bị trong khả năng sáng tạo của bản thân. 
 2.2. Các phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (còn gọi là Phương pháp nghiên cứu 
tài liệu): Nghiên cứu tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học nói chung, 
phương pháp dạy Âm nhạc THCS nói riêng Đặc biệt nghiên cứu Sách giáo 
khoa, sách giáo viên. 
 - Phương pháp thống kê - phân tích tổng hợp - so sánh đối chiếu và 
phương pháp thực nghiệm: Tiến hành khảo sát thống kê số liệu học sinh, đồng 
thời tiến hành thực nghiệm cụ thể ở 3 lớp 6 với cùng 1 bài để so sánh đối chiếu 
rồi đưa ra kết luận. 
 - Phương pháp điều tra sư phạm: Trao đổi với các đồng nghiệp về các 
phương pháp rèn kĩ năng học hát qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các 
chuyên đề cấp cụm, cấp Huyện 
 2.3. Ví dụ minh họa 
 11 
 ? Các nốt cần lưu ý trong bài hát 
 ? Nội dung bài hát 
 - Bài viết ở nhịp 4/4 
 - Tiết tấu: Hơi nhanh, sôi nổi 
 - Cao độ: Đồ, rê, mi, son, la, si 
 - Trường độ: Nốt trắng chấm dôi, nốt đen, nốt đen chấm dôi, nốt móc đơn 
 - Nội dung bài hát: Thể hiện mong ước của tuổi thơ trên khắp hành tinh 
muốn được kết bạn với nhau và được sống trong hòa bình, nhân ái. 
 Bước 3: Học sinh lắng nghe giai điệu của bài hát 
 - Giáo viên mở video hoặc đánh đàn giai điệu bài hát “Tình bạn bốn 
phương” cho học sinh nghe 
 Bước 4: Học sinh chia câu 
 - Học sinh chia câu 
 - Bài nhạc được chia làm 2 đoạn nhạc: 
 Đoạn 1: Gồm 8 ô nhịp 
 Đoạn 2: Gồm 8 ô nhịp 
 Bước 5: Học hát từng câu 
 - Giáo viên hướng dẫn và hát mẫu từng câu sau đó học sinh hát theo 
 Đoạn 1: 
 - Câu 1: từ ô nhịp 1 ô nhịp 4 
 + Giáo viên đàn giai điệu từ 1-2 lần 
 + Giáo viên hát mẫu cho học sinh nghe 
 + Học sinh nghe rồi hát lại 2 lần 
 - Câu 2: từ ô nhịp 5 đến ô nhịp 8 
 + Giáo viên đàn giai điệu từ 1-2 lần 
 + Giáo viên hát mẫu cho học sinh nghe 
 + Học sinh nghe rồi hát lại 2 lần 
 - Ghép câu 1 và câu 2: ( 2 lần) 
 - Câu 3: từ ô nhịp 9 đến ô nhịp 12 
 + Giáo viên đàn giai điệu từ 1-2 lần 
 13 
 * Ví dụ 2: Ở bài hát “Đi cắt lúa” 
 Dân ca Hrê (Tây Nguyên) 
 Sưu tầm: Lê Toàn Hùng 
 Đặt lời mới: Lê Minh Châu 
 Bước 1: Giới thiệu về Tây Nguyên – bài hát “Đi cắt lúa” 
 - Giáo viên cho đại diện các nhóm lên báo cáo về phần chuẩn bị ở nhà về 
Tây Nguyên – bài hát “Đi cắt lúa”: 
 + Tây Nguyên là vùng đất có kho tàng âm nhạc dân gian đa dạng, phong 
phú, độc đáo và giàu bản sắc như: cồng chiêng, đàn đá, nhạc cụ tre nứa, các bài 
dân ca đặc sắc, 
 + “Đi cắt lúa” là một bài dân ca của dân tộc Hrê. Bài hát có cấu trúc 1 
đoạn, ngắn gọn, vui tươi, trong sáng, thể hiện cuộc sống hồn nhiên, lạc quan của 
đồng bào dân tộc Hrê. 
 Hình ảnh trang phục, phong tục Tây nguyên 
 Bước 2: Tìm hiểu tác phẩm 
 - Cho học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu bài hát tại lớp trong 3 phút; 
 - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả sau khi đã thảo luận. 
 Bước 3: Lưu ý các câu hát khó 
 - Ở bài này học sinh thường hát sai các pchỗ: 
 15 
 Bước 9: Trò chơi: “Ai nhanh nhất” 
 - Hình thức chơi: 
 + Cho học sinh nghe giai điệu một nét nhạc (lúc đầu là các bài đã học, nếu 
học sinh nghe tốt thì có thể đàn giai điệu bài hát ngoài chương trình học) để 
đoán lời ca nhằm phát triển tai nghe cho học sinh. 
 - Hình thức thưởng: 
 + Chấm điểm. 
 + Tuyên dương (nếu trả lời đúng). 
 *Ví dụ: Mỗi tổ đại diện một học sinh lên bảng. 
 - Giáo viên đánh đàn một đoạn bài hát: Việt Nam quê hương tôi (trang 13 
Âm nhạc 6 bộ sách Cánh Diều) 
 - Học sinh nào ghi nhanh và chính xác tên bài hát là thắng cuộc. 
 - Giáo viên chấm điểm – tuyên dương. 
 - Qua trò chơi này giúp phát triển tai nghe cho học sinh, giúp học sinh linh 
hoạt nhạy bén hơn. 
 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 
 Kết quả khảo sát sau khi thực hiện sáng kiến 
 Rất Không 
 Đối Số Tỷ lệ Yêu Tỷ lệ Tỷ lệ 
 Nội dung yêu yêu 
tượng lượng % thích % % 
 thích thích 
 Học sinh yêu 
Khối 6 103 thích môn 45 43,7% 58 56,3% 0 0% 
 học âm nhạc 
 Học sinh yêu 
Khối 7 103 thích môn 52 50,5% 51 49,5% 0 0% 
 học âm nhạc 
 Học sinh yêu 
 thích môn 
Khối 8 100 43 43% 57 57% 0 0% 
 học âm nhạc 
 Học sinh yêu 
Khối 9 65 thích môn 35 53,8% 30 46,2% 0 0% 
 học âm nhạc 
 17 
 19 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_chu_dong_sang_tao_trong.pdf