Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề môn Địa lí 9
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề môn Địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề môn Địa lí 9
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: "Phát huy tính tích cực của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề môn Địa lí 9" 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Địa lí 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2016 đến nay. 4. Tác giả: Họ và tên: Phạm Quang Thuấn Năm sinh: 02/01/1982 Nơi thường trú: Liên Minh - Vụ Bản - Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Địa lí Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường THCS Quang Trung - Vụ Bản - Nam Định. Điện thoại: 01647.530.001 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 100%. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Quang Trung - Vụ Bản - Nam Định. Địa chỉ: Xã Quang Trung - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định. - 1 - II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Trước những yêu cầu của xã hội, thời đại và sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, mục tiêu dạy học môn Địa lí ngày nay không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh mà qua đó phải góp phần cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người có tính sáng tạo, năng động, năng lực công tác làm việc, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tình huống, những vấn đề của cuộc sống xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh có nhiều hình thức, nhiều con đường để lĩnh hội tri thức mới trên cơ sở phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo của học sinh. Môn Địa Lí 9 nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lí Tỉnh, Thành phố nơi các em đang sinh sống và học tập, góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức Địa Lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời đại mới. Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là “Tình huống có vấn đề” hoặc “Tình huống học tập”. Qua thực tế giảng dạy cho thấy: Tư duy của học sinh chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề, tức là ở đâu không có vấn đề thì ở đó không có tư duy. Tình huống có vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần phải giải quyết, một vướng mắc cần phải tháo gỡ. Do đó, kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là tiếp thu tri thức mới, nhận thức mới hoặc phương pháp hành động mới. Dạy học giải quyết vấn đề phải dựa trên các yếu tố sau: - Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của học sinh. - Có sự kiếm tìm những tri thức và phương thức hành động chưa biết. - Khả năng trí tuệ của học sinh thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực. Nó xuất hiện nhờ tính tích cực nghiên cứu của chính học sinh. Để đạt được mục tiêu nói trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng. Do đó khi đổi mới phương pháp dạy học phải chú ý đến đặc trưng và phương pháp của môn học. Một trong những đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí là phương pháp giải quyết vấn đề. Vì vậy, trong dạy học Địa lí việc rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp giải quyết vấn đề là rất quan trong nhằm góp phần nâng cao chất lương dạy học. Trong những năm gần đây Bộ giáo dục đào tạo đã triển khai đại trà chương trình sách giáo khoa mới. Với dung lượng kiến thức và yêu cầu của kiến thức mới bắt buộc giáo viên phải có một phương pháp dạy học phù hợp thì lượng kiến thức truyền đạt đến học sinh mới có chất lượng cao. Trong chương trình SGK Địa lí bậc THCS hiện nay rất chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng suy luận trên cơ sở hình ảnh minh họa trực quan, sinh động hoặc mô hình, bản đồ, lược đồ, biểu đồ để từ đó học sinh rút ra kiến thức và cách trình bày lập luận mang tính lôgíc, tạo ra một chuỗi hệ thống lôgíc về mặt khoa học. Để đạt được yêu cầu đó, khi dạy học Địa lí giáo viên cần chú trọng đến các phương pháp giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua kênh hình và kênh chữ ở SGK. Chính vì lẽ đó mà việc rèn luyện tính cực học tập của - 3 - Ví dụ: Khi dạy bài “Vùng Đông Nam Bộ” (Phần tình hình phát triển kinh tế). Đây là vùng trọng điểm cây công nghiệp của cả nước. Giáo viên nêu vấn đề: Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp trọng điểm của cả nước? Để giải quyết được vấn đề này học sinh phải dựa vào các điều kiện tự nhiên đã học ở lớp 8 và phần kiến thức tự nhiên - xã hội của vùng Đông Nam Bộ để hoàn thành nội dung theo yêu cầu. Ví dụ: Khi dạy bài “Vùng đồng bằng Sông Cửu Long” (Phần các ngành kinh tế). Đây là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của cả nước. Giáo viên phải xây dựng được vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết là: Vì sao Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta? Để giải quyết được vấn đề này học sinh phải dựa vào các điều kiện tự nhiên - xã hội đã học ở lớp 8 và phần đầu của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long để hoàn thành nội dung theo yêu cầu. 2.2. Giải quyết vấn đề: Sau khi đã tạo được tình huống có vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành giải quyết từng vấn đề. Tùy theo từng nội dung cần giải quyết mà áp dụng mức độ phù hợp từ dễ đến khó, theo các cách sau: 2.2.1. Mức độ 1: Nếu những nội dung giáo viên đưa ra khó học sinh không tự giải quyết được giáo viên nên áp dụng như sau: + Giáo viên đặt vấn đề rồi nêu cách giải quyết. + Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. + Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh. Ví dụ: Khi dạy phần địa hình Duyên Hải Nam Trung Bộ giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết như sau: Em hãy nhận xét dịa hình từ tây sang đông của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ? Đây là nội dung không phải học sinh nào cũng biết, vì vậy giáo viên phải hướng dẫn và nêu cách giải quyết vấn đề theo các bước sau: Gợi ý bằng các câu hỏi: Dựa vào sự bố trí màu sắc trên bản đồ từ đó suy ra địa hình phân bố từ tây sang đông như thế nào? Học sinh dựa vào đó sẽ nhận biết từ tây sang đông địa hình sẽ là núi, gò đồ, đồng bằng và thếm lục địa. Với phần này, giáo viên tự đánh giá kết quả trả lời của học sinh để khẳng định kiến thức. 2.2.2. Mức độ 2: Với câu hỏi ở mức độ dễ hơn, thì: + Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết. + Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. + Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. Ví dụ: Khi dạy Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, giáo viên nêu vấn đề: Vì sao diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở Đồng bằng Sông Hồng thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước? Để giải quyết vấn đề này giáo viên cần gợi ý cho học sinh các vấn đề như diện tích đất tự nhiên của vùng, số dân của vùng, từ đó học sinh sẽ nhận ra đây là vùng có diện tích đất tự nhiên nhỏ, trong khi dân số đông và tăng nhanh nên bình quân đất nông nghiệp bình quân theo đầu người thấp. 2.2.3. Mức độ 3: + Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống. - 5 - 2.4. Dạy học giải quyết vấn đề thông qua sử dụng các thiết bị dạy học: Thực tế dạy học cho thấy việc quan sát và khai thác kiến thức của học sinh đối với các thiết bị dạy học chỉ đạt hiệu quả nếu trước khi cho học sinh quan sát nhận xét, giáo viên đưa ra vấn đề cần giải quyết nhằm giúp học sinh biết được cần phải quan sát cái gì? Phân tích nội dung gì? Giải thích nguyên nhân, nhận xét và khai thác kiến thức như thế nào? Ví dụ: Khi dạy Vùng Đông Nam Bộ phần “công nghiệp” giáo viên cho học sinh khai thác lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Trước khi học sinh tiến hành khai thác lược đồ, giáo viên cần đưa ra các yêu cầu sau: ? Tìm trên lược đồ các trung tâm công nghiệp của vùng, các ngành công nghiệp của từng trung tâm. ? Giải thích vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng. Sau khi đã nắm được vấn đề cần giải quyết mà giáo viên đã định hướng trước, học sinh sẽ tập trung vào khai thác ngay nội dung chính để nắm được các trung tâm công nghiệp là: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều ngành công nghiệp nhất: Năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng cũng như của cả nước. 2.5. Hệ thống câu hỏi trong dạy học giải quyết vấn đề: Các câu hỏi phải thể hiện rõ ràng về yêu cầu và mức độ nhận thức khác nhau đối với học sinh. Câu hỏi để phân loại và phát triển tư duy địa lý cho học sinh cần có các mức độ khác nhau từ đọc các đối tượng địa lý đến phân tích, so sánh, xác định các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý. Câu hỏi có tác dụng dẫn dắt học sinh biết, hiểu được đặc điểm đặc trưng của các đối tượng địa lý và có cách nhìn tổng hợp giữa các đối tượng địa lý qua các mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ: Khi dạy bài 38 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo: Giáo viên cần đưa ra các câu hỏi: ? Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. ? Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Những câu hỏi như vậy thể hiện rõ mối quan hệ giữa các ngành kinh tế biển với nhau mà học sinh cần giải quyết, đòi hỏi học sinh phải tích cực vận dụng các mối quan hệ giữa các ngành kinh tế để trả lời câu hỏi. Để phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên phải dựa trên nội dung bài học, nội dung các thiết bị dạy học để nêu câu hỏi thành một số vấn đề cần làm sáng tỏ và hướng dẫn học sinh tự làm việc với các phương tiện học tập. Giáo viên cần chú ý yêu cầu học sinh khai thác các nội dung kiến thức “ẩn” trong mỗi phương tiện, dựa vào đó để phân tích, đánh giá, so sánh, giải thích... trong suốt quá trình dạy học ở trên lớp, ở nhà và trong cả khi kiểm tra, đánh giá... Chúng ta biết rằng, các đối tượng, sự vật địa lý tồn tại trong những mối quan hệ chặt chẽ. Trong dạy học địa lý, để giúp học sinh hiểu được đặc trưng của các đối tượng, sự vật địa lý và hiểu được bản chất của những mối quan hệ đó, giáo viên phải - 7 - - Trong học tập cần có sự so sánh, đối chứng, phân tích các bảng, biểu, lược đồ để nắm kiến thức một cách chắc chắn. - Yêu cầu học sinh phải có sự hợp tác tốt trong hoạt động nhóm, mạnh dạn thể hiện ý kiến của mình trước nhóm, tích cực tham gia tranh luận những vấn đề còn vướng mắc để cùng làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết. - Tập cho học sinh thói quen quan sát, ghi lại những hiện tượng, đối tượng địa lý và tự đặt câu hỏi, giải thích để đưa ra nhận định. - Thường xuyên làm bài tập, có thói quen tốt trong việc trao đổi với bạn nếu có những vấn đề chưa hiểu rõ. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI Với việc áp dụng cách dạy học như đã nêu trên kết hợp những giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, kết quả chất lượng bộ môn Địa lý 9 ở trường THCS Quang Trung qua đợt thi chất lượng cuối năm học 2016 - 2017 đạt được như sau: Tổng số HS tham gia dự thi là 76 em - Điểm 8,0 đến 10: 20 em đạt 26,3% - Điểm 5,0 trở lên: 74 em đạt 97,4% - Điểm dưới 5,0: 2 em đạt 2,6% - Trong kỳ thi kiểm tra chất lượng học kỳ 1, học kỳ 2 do sở giáo dục tổ chức thi chéo chấm chéo, môn Địa lí 9 trong bài tổ hợp luôn xếp vị trí cao: học kỳ 1 xếp thứ 2, học kỳ 2 xếp thứ 3/18 trường trong toàn huyện. - Kĩ năng: + Phần lớn học sinh lớp 9 đã có kĩ năng đọc, khai thác lược đồ, bản đồ để tìm ra kiến thức. + Có kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích, so sánh các bảng, biểu. + Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế xảy ra xung quanh. - Trải qua thực tế giảng dạy vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân thấy được những bài học kinh nghiệm bổ ích sau: + Người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, mẫu mực với học sinh, phải luôn luôn nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, áp dụng công nghệ thông tin để tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp có hiệu quả cao. + Giáo viên phải giúp học sinh tự mình lựa chọn phương pháp học thích hợp tùy theo từng kiểu bài + Giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng linh hoạt các phương pháp giải quyết vấn đề. + Trong tất cả các bài học giáo viên cần rèn luyên tính tích cực học tập của học sinh thông qua PPDH giải quyết vấn đề. + Giáo viên cần hiểu rõ từng khả năng tiếp thu bài của các đối tượng học sinh để từ đó đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp giúp học sinh hứng thú học tập và yêu thích môn Địa lí của mình hơn. Dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học tích cực nhằm tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện, giải quyết các vấn đề nhận thức có hiệu quả, học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong học tập. Để tổ chức các hoạt động học tập có hiệu quả giáo viên phải lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu bài học và trình độ - 9 -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_qu.doc