Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy bài nghị luận truyện (đoạn trích) cho học sinh Lớp 9

doc 30 trang sklop9 13/06/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy bài nghị luận truyện (đoạn trích) cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy bài nghị luận truyện (đoạn trích) cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy bài nghị luận truyện (đoạn trích) cho học sinh Lớp 9
 Phương pháp dạy bài nghị luận truyện (đoạn trích) cho học sinh lớp 9.
 PHẦN I: ĐĂT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
 Dạy văn nói chung, dạy phân môn tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác 
phẩm văn học (phần truyện hoặc đoạn trích) nói riêng ở khối lớp 9 trường 
Trung học cơ sở là dạy cho các em học sinh lứa tuổi 14, 15 - lứa tuổi hồn nhiên, 
trong sáng, năng động và nhạy cảm biết tìm tòi, khám phá ra thế giới văn 
chương nghệ thuật. Tác phẩm văn chương dù là một câu tục ngữ, một bài ca 
dao, hay là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn đến một bộ tiểu thuyết 
đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó. Làm thế nào để giúp học sinh 
đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là 
nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên dạy Ngữ văn.
 Lep – Tôn - XTôi đã từng nói: “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn 
mà là làm thế nào để biết được quả đất tròn?”. Chân lí là quý báu! Nhưng cách 
tìm ra chân lí còn quý hơn nhiều. Vì thế, cái khó trong việc dạy văn, nhất là dạy 
Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện là làm sao hướng cho học 
sinh tìm ra cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm. 
 Tác phẩm văn học là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và phương 
thức biểu đạt, hay còn gọi là nghệ thuật. Nghị luận một tác phẩm truyện (đoạn 
trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ 
đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét, đánh giá phải xuất 
phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật 
trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá 
về tác phẩm truyện trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập 
luận thuyết phục. Bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) phải có bố cục 
chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng có lời văn chuẩn xác, gợi cảm. Như vậy, để đáp ứng 
yêu cầu làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích), giáo viên 
cần cho học sinh hiểu rõ tính chất tổng hợp của kiểu bài nghị luận này. Trong 
 1 Phương pháp dạy bài nghị luận truyện (đoạn trích) cho học sinh lớp 9.
 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận
 Giáo sư Lê Trí Viễn cũng có lời nhắn nhủ: “Dạy văn lấy cảm làm đầu”. 
Người giáo viên dạy học sinh phương pháp làm bài văn Nghị luận về tác phẩm 
truyện (đoạn trích) không thể nghèo nàn cảm xúc. Bởi những trang truyện hay, 
những số phận của các nhân vật trong truyện đều có cuộc đời riêng, có tư 
tưởng, tình cảm, nội tâm phong phú và đa dạng. Cho nên trong hướng gợi ý 
học sinh trình bày những cảm nhận, đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề  
trong tác phẩm truyện phải xuất phát từ những rung cảm chân thật, thẩm mĩ. 
Đồng thời biết kết hợp linh hoạt nhiều phép lập luận (giải thích, chứng minh, 
phân tích,). Trong khi hướng dẫn học sinh cách làm bài và luyện tập, giáo 
viên cần chú ý phát huy, động viên tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng 
học sinh chứ không gò ép theo những khuôn mẫu. Người giáo viên phải biết 
khơi gợi những cảm xúc của học sinh, kích thích và nuôi dưỡng, phát triển ở 
học sinh những nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới qua hình 
tượng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, ...Vì vậy, nếu ai đó tự cho rằng 
mình đã gợi đầy đủ các ý tưởng của tác phẩm qua từng trang truyện thì chưa 
hẳn là một giáo viên dạy tốt, nắm chắc phương pháp hướng dẫn học sinh cách 
làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện.
 3 Phương pháp dạy bài nghị luận truyện (đoạn trích) cho học sinh lớp 9.
 Mặt khác, đa số các em học sinh thường không tìm hiểu kĩ đề bài và tìm ý 
trước khi bắt tay vào làm bài viết của mình nên thường lệch lạc kiểu bài, nhầm 
lẫn các dạng đề. Đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường có các dạng đề 
mệnh lệnh và “mở”. Các mệnh lệnh thường gặp là “suy nghĩ” (về nhân vật, tác 
phẩm), “cảm nhận của em” (về nhân vật, tác phẩm)..
2.Nguyên nhân
 Về phía giáo viên, không ít thầy cô còn e ngại khi dạy phân môn Tập làm 
văn. Qua nhiều năm theo dõi phong trào thi đua dạy giỏi các cấp và dạy tốt ở 
trường, giáo viên thường chỉ đăng kí dạy phân môn Giảng văn và Tiếng Việt. 
Bởi dạy phân môn Tập làm văn nhất là kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện 
(đoạn trích), giáo viên phải tìm tòi nghiên cứu kĩ về tác phẩm, phải thực sự 
nhập tâm vào cốt truyện, vào nhân vật, phải đặt mình trong hoàn cảnh nhân vật 
sống, nhân vật suy nghĩ và hành động đòi hỏi giáo viên phải vận dụng, tổng 
hợp nhiều kiến thức, kể cả vốn sống, vốn tư tưởng tình cảm. Thế là giáo viên 
phải tìm ra phương pháp tích hợp giữa văn và đời, giữa thực tại và hư cấu Có 
thực hiện được như thế, mới có thể đảm bảo được đặc trưng của phân môn : 
“Dạy văn - Dạy người” như nhà văn M. Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”.
 Là giáo viên nhiều năm dạy Ngữ văn trong Trường THCS, tôi luôn tâm 
đắc câu nói của dân gian : “Cho cá không thích bằng nhận được cần câu”. Nếu 
ví bộ cần câu là phương pháp và cá ăn là kiến thức thì sự đánh giá về vai trò, 
tầm quan trọng của hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh là phải tìm 
tòi và sáng tạo. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trân trọng, 
đánh giá cao những bài làm có nét riêng, thể hiện được những cảm xúc chân 
thật, những nhận xét, phân tích tinh khôi, sáng tạo của các em đối với một tác 
phẩm, một nhân vật (một vấn đề hay một khía cạnh của vấn đề thể hiện trong 
tác phẩm). Đó cũng chính là nguồn động viên không nhỏ giúp tôi đầu tư và 
quyết định viết kinh nghiệm này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của 
giáo viên - học sinh. 
 5 Phương pháp dạy bài nghị luận truyện (đoạn trích) cho học sinh lớp 9.
 - Trình bày những cảm nhận, đánh giá phải có lí lẽ, lập luận, đồng thời 
phải qua phân tích, chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể.
 - Kết hợp đồng thời, linh hoạt nhiều phép lập luận (giải thích, chứng 
minh, phân tích,...).
 Trong khi hướng dẫn cách làm bài và luyện tập, giáo viên cần chú ý 
phát huy động viên tính tích cực sáng tạo của học sinh, rất nên khuyến khích 
những suy nghĩ, những cách trình bày có màu sắc riêng của các em, tránh gò ép 
định hướng quá rõ cho học sinh theo những khuôn mẫu. 
1. Giải pháp 1. Hướng dẫn học sinh phân tích đề
 Đây là khâu vô cùng quan trọng, trước đây khi chưa áp dụng sáng kiến 
kinh nghiệm này tôi thường xem nhẹ khâu này cho nên trong quá trình làm bài 
vẫn còn hiện tượng một số học sinh làm sai đề, lạc đề. Một đề bài Tập làm văn 
còn được xem là một bài toán nghệ thuật ngôn từ. Bởi bao giờ trong một đề bài 
Tập làm văn cũng có những yêu cầu bắt buộc mà người thực hiện đề bài phải 
tìm ra phương pháp giải. Vì thế, bước phân tích đề được xem là khâu đầu tiên, 
có vai trò quyết định “dẫn đường, chỉ lối” cho người làm bài. Nếu phân tích 
đúng yêu cầu của đề bài thì sẽ tìm ra được hướng đi đúng. Ngược lại, nếu phân 
tích sai thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của đề, đôi khi còn bị lệch đề, lạc đề 
. Chính vì thế mà người giáo viên phải hướng dẫn học sinh phải biết phân tích 
kĩ đề. Một đề bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện không bao giờ đồng nhất 
một dạng đề đơn điệu. Trái lại, nó có rất nhiều dạng, nhưng chủ yếu ỏ lớp 9 
dạng thường gặp 3 dạng đề cơ bản sau đây:
Dạng đề I: Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh nhân vật, 
tác phẩm. Ví dụ như các đề
 + Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích “Mã Giám 
Sinh mua Kiều” của Nguyễn Du (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - tập 2 - trang 65 ) 
 7 Phương pháp dạy bài nghị luận truyện (đoạn trích) cho học sinh lớp 9.
Lân, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cảm nhận, suy nghĩ về nét nổi bật của 
nhân vật này là tình yêu làng quyện với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến 
được bộc lộ trong tình huống nào? Tình cảm ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ 
thể lúc bấy giờ? (Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?) 
Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động. thú vị tình yêu làng 
và lòng yêu nước ấy (về tâm trạng, cử chỉ, lời nói ) Trong khi đó yêu cầu của 
dạng đề II (phân tích nhân vật, tác phẩm hay một khía cạnh về nhân vật, tác 
phẩm) là yêu cầu người viết tìm hiểu, đánh giá và nhận xét đầy đủ từng đặc 
điểm nhân vật, từng giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
 Đối với dạng đề III: Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một 
vấn đề, người giáo viên phải biết tích hợp các kiến thức chương trình Tập làm 
văn ở các lớp dưới để nâng cao yêu cầu giải quyết đề bài văn dạng này. Ví dụ 
đối với đề bài: “Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua 
tuyện ngắn: "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng (Sách giáo khoa Ngữ 
văn 9 trang 65 ), học sinh không phải đơn thuần tập trung phân tích những biểu 
hiện cụ thể tình cảm cha con của hai nhân vật ông Sáu và bé Thu mà còn phải 
trình bày những cảm nhận của mình về tình cảm cha con hết sức cảm động 
trong hoàn cảnh éo le của thời chiến tranh: chịu đựng nhiều thiệt thòi mất 
mát; khơi gợi nhiều xúc cảm cho người đọc niềm cảm động, khâm phục, quý 
mến  Từ đó suy nghĩ về tình cảm cha con, tình cảm gia đình trong hoàn cảnh 
hiện tại: phải biết trân trọng, giữ gìn, vun đắp
 Từ việc phân tích ba dạng đề nêu trên, giáo viên giúp học sinh nhận thức 
được tầm quan trọng của việc phân tích, tìm hiểu đề và biết vận dụng thành 
thạo, linh hoạt để hình thành những thao tác và kĩ năng phân tích đề chính xác, 
làm cơ sở cho việc tìm ý. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi dạng đề (như nghị luận 
toàn bộ tác phẩm, nghị luận một vấn đề trong tác phẩm hay nghị luận có kết 
hợp giải quyết một vấn đề có liên quan) mà xác định nội dung và trình tự phân 
 9 Phương pháp dạy bài nghị luận truyện (đoạn trích) cho học sinh lớp 9.
Viết về vấn đề gì? Viết về đối tượng nào? Viết cho ai? Viết như thế nào? Họ đã 
phải thay nghén tác phẩm truyện - đứa con tinh thần của họ - suốt bao tháng, 
bao năm. Họ đã phải chọn lựa từng hình ảnh có thực trong thực tế rồi khái quát 
lên thành nhân vật, dùng ngòi bút vẽ nên bức chân dung của xã hội sao cho phù 
hợp với từng thời điểm lịch sử. Họ phải nghiền ngẫm từng chi tiết, đắn đo từng 
câu, chữ, từng lời ăn tiếng nói, từng hành động của mỗi nhân vật đặt trong 
những tình huống cụ thể, mấu chốt của tác phẩm. 
 Ví dụ với đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn 
Làng của Kim Lân. Nếu học sinh không đọc kĩ tác phẩm này, thì không thể tìm 
ra được những ý hay, ý đặc sắc. Các em sẽ dễ dàng rơi vào công thức chung 
chung, suy nghĩ hời hợt, không khám phá ra nét mới trong tình cảm đối với làng 
quê của nhân vật ông Hai. Đó là một trường hợp tiêu biểu cho những chuyển 
biến mới trong đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng 
chiến chống thực dân Pháp. Tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương là một 
đặc điểm có tính truyền thống nhưng nét đăc sắc ở đây là nhà văn Kim Lân, 
bằng vốn sống, vốn am hiểu về tâm lí của người nông dân đã đặt ông Hai vào 
một tình huống gay cấn, thử thách lòng yêu nước tuyệt đối của nhân vật, để 
buộc nhân vật phải đấu tranh tư tưởng gay go, quyết liệt để chọn lựa một trong 
hai giữa tình yêu làng và tình yêu nước, trung thành với kháng chiến, với Bác 
Hồ. Nếu học sinh không đọc kĩ từng trang truyện, thì làm sao thấu hiểu được 
nỗi lòng của ông Hai với cuộc đấu tranh nội tâm đau đớn, vật vã để cuối cùng 
nhân vật mới đi đến quyết 
định dứt khoát: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”. 
Rõ ràng để có được những suy nghĩ và nhận xét sâu sắc về nhân vật ông Hai 
trong truyện ngắn Làng làm sao các em có thể không đọc kĩ tác phẩm. Có đọc 
kĩ tác phẩm các em mới cảm thụ hết những tình huống thú vị , các chi tiết hay 
trong tác phẩm. Từ đó ý tứ mới tuôn trào, suy nghĩ về nhân vật mới sâu sắc. 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_bai_nghi_luan_truyen_d.doc