Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS

docx 12 trang sklop9 31/05/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS
 “Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS”
 MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................2
 I. Cơ sở lý luận...................................................................................................2
 1. Phương pháp dạy học (PPDH) tích cực là gì? ...............................................2
 2. Tích cực học tập là gì? ...................................................................................2
 3. Các biểu hiện của tính tích cực học tập: ........................................................3
 4. Các cấp độ của tính tích cực học tập: ............................................................3
 II. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................4
B. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ...............................................................................5
C. KẾT LUẬN ......................................................................................................9
D. BẢNG SO SÁNH ĐỐI CHỨNG ...................................................................10
E. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ.............................................................................11
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................12
G. LỜI CAM ĐOAN VÀ LỜI CẢM ƠN ...........................................................12
 Trang 1/12 “Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS”
3. Các biểu hiện của tính tích cực học tập:
 Có nhiều trường hợp tính tích cực học tập biểu hiện ở những hoạt động cơ 
bắp nhưng quan trọng là sự biểu hiện ở những hoạt động trí tuệ, hai hình thức 
biểu hiện này thường đi liền với nhau. Theo G.I. Sukina có thể nêu những dấu 
hiệu của tính tích cực hoạt động trí tuệ như sau:
 - Học sinh khát khao tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, 
bổ sung câu trả lời cho bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu 
ra.
 - Học sinh nêu thắc mắc, đòi hỏi phải giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo 
viên trình bày chưa đủ rõ.
 - Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học 
để nhận ra vấn đề mới và vận dụng vào thực tiễn.
 - Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin 
mới lấy từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn 
học.
 Ngoài những biểu hiện nói trên mà giáo viên dễ nhận thấy còn có những 
biểu hiện về mặt cảm xúc, khó nhận thấy hơn, như thờ ơ hay hào hứng, phớt lờ 
hay ngạc nhiên, hoan hỉ hay buồn chán trước một nội dung nào đó của bài học 
hoặc khi tìm ra lời giải cho một bài tập. Những dấu hiệu này biểu hiện khác 
nhau ở từng cá thể học sinh, bộc lộ rõ ở các lớp học sinh bé, kín đáo ở học sinh 
lớp trên. G.I. Sukina còn phân biệt những biểu hiện của tính tích cực học tập về 
mặt ý chí:
 - Tập trung chú ý vào vấn đề đang học
 - Kiên trì làm xong bài tập
 - Không nản trước những tình huống khó khăn
 - Thái độ phản ứng khi chuông báo hết tiết học: tiếc rẻ cố làm cho xong 
hoặc vội vã gấp vở chờ lệnh ra chơi.
4. Các cấp độ của tính tích cực học tập:
 Có thể phân biệt tính tích cực ở ba cấp độ khác nhau, từ thấp lên cao:
 - Bắt chước: Học sinh tích cực bắt chước hoạt động của giáo viên, của bạn 
bè. Trong hoạt động bắt chước cũng phải có sự gắng sức của thần kinh và cơ bắp
 - Tìm tòi: Học sinh tìm cách độc lập giải quyết nhiệm vụ hay bài tập nêu 
ra, mò mẫm những cách giải khác nhau để tìm ra lời giải hợp lí nhất
 Trang 3/12 “Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS”
 B. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
 Trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh là chủ thể của hoạt động 
học, được cuốn hút vào các hoạt động học do giáo viên tổ chức, hướng dẫn qua 
đó học sinh tự lực khám phá những điều chưa biết. Từ đó học sinh nắm được 
kiến thức kỹ năng mới, nắm được phương pháp tìm ra kiến thức kỹ năng đó, bộc 
lộ phát huy tiềm năng sáng tạo. Theo phương pháp này, giáo viên cần thực hiện 
một số việc sau:
 Biện pháp 1: - Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết 
học tiếng Anh, lợi ích của việc học Tiếng Anh để tạo động cơ học tập. Ví dụ, khi 
giỏi tiếng Anh học sinh có thể xem phim, nghe nhạc, đọc báo bằng tiếng Anh, 
có thể tra cứu các tài liệu quốc tế. Trước mắt môn Tiếng Anh là một trong 
những môn học bắt buộc thi tuyển sinh vào lớp 10 đối với các em và trong 
tương lai nếu có vốn tiếng anh tốt các em sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm với 
mức lương cao.
 Biện pháp 2: Truyền đạt và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh, 
và cách truyền đạt của giáo viên. Giáo viên không chỉ truyền đạt tri thức còn 
phải hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh, và cách truyền đạt của giáo viên 
sẽ quyết định việc học sinh có thích học môn này hay không. Khi đã tạo cho học 
sinh cảm giác thích thú, việc học trở nên rất dễ dàng. Hứng thú học tập là yếu tố 
hàng đầu quyết định đến chất lượng và kết quả học tập của học sinh. Có 
hứng thú học tập mới khiến học sinh yêu thích môn học, nhiệt tình tham gia 
giờ học và không ngại khó tìm tòi và nâng cao hiệu quả học tập. Ngược lại, khi 
không không có động cơ học tập rõ ràng và hứng thú học tập kém, học sinh sẽ 
thiếu tự tin, ngại khó và có nhìn nhận không đúng hướng về môn học. Do vậy, 
vai trò của giáo viên là ngoài truyền đạt kiến thức, cần tích cực tìm tòi đổi mới 
các biện pháp nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, thu hút các em chủ 
động đến lớp, chủ động nghe giảng, tích cực tham gia các hoạt động trên lớp và 
tự học nhiều hơn, thường xuyên nâng cao nhận thức về sự cần thiết học tập tiếng 
Anh và bồi dưỡng phương pháp học tập tiếng Anh.
 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò. Bên cạnh 
việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, việc 
thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa người dạy và người học, 
giữa học sinh với học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu 
không khí thân thiện dễ chịu trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả người 
dạy và người học. Đây là điều quan trọng làm cho học sinh cảm thấy yêu thích 
môn học và tiết học. Các biện pháp cụ thể như nhớ tên, nhớ mặt học sinh ngay 
 Trang 5/12 “Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS”
 Biện pháp 6: Sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hiện đại phục vụ hoạt 
động dạy học đặc biệt là thời gian này phòng chống dịch Covid-19. Thiết bị bao 
gồm các phương tiện dạy học, hệ thống loa đài, máy tính, màn chiếu, Internet, 
kết hợp sử dụng một số phần mềm học tập và giảng dạy trực tuyến như zoom, 
google meet, microsoft office 365, google form, quizizz, jumper story..... Cơ sở 
vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại là một trong những nhân tố quan trọng 
góp phần làm tăng sự hứng thú học của cho học sinh. Trong thời đại 4.0 việc sử 
dụng CNTT, thiết bị hiện đại trong giảng dạy môn Tiếng Anh là một trong 
những thứ không thể thiếu để giáo viên áp dụng phương pháp dạy học nhằm 
phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 
 Biện pháp 7: Sáng tạo trong phương pháp dạy học tiếng Anh như sử 
dụng trò chơi trong dạy và học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. 
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi 
trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật 
chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có 
sự hợp tác và sự tự đánh giá. Sử dụng trò chơi trong học tập để hình thành kiến 
thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
 Trong các phương pháp trên, dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp 
gây nhiều hứng thú cho người học nhất nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của 
người dạy. Để có thể vận dụng tối ưu phương pháp này cần phân biệt các mức 
độ sử dụng trò chơi trong dạy học và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực 
hiện phương pháp. 
 Sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học được áp dụng theo các mức độ 
sau:
 Mức độ 1 - Sử dụng trò chơi trước khi học: Giáo viên tổ chức cho người 
học chơi để kích hoạt không khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho học sinh trước 
khi học tập.
 Mức độ 2 - Sử dụng trò chơi như một hình thức học tập: Giáo viên tổ 
chức trò chơi để học sinh tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng. Ví 
dụ: Giáo viên dạy ngoại ngữ chia lớp thành 2 dãy tham gia trò chơi “đố vui để 
học” bằng cách yêu cầu học sinh một dãy lần lượt nêu danh từ số ít để học sinh 
dãy còn lại biến đổi sang danh từ số nhiều. Hay giáo viên chia lớp thành 3 dãy: 
Dãy 1 đọc động từ bất quy tắc dạng nguyên thể, dãy 2 đọc dạng quá khứ, dãy 3 
đọc quá khứ phân từ. Cả 3 dãy lần lượt đọc sẽ tạo thành một bản nhạc đơn giản 
nhẹ nhàng nhưng dễ nhớ. 
 Trang 7/12 “Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS”
phạm thuần thục và khả năng sáng tạo cao của người dạy từ khâu xây dựng, lựa 
chọn, tổ chức thực hiện trò chơi đến việc hướng dẫn người học tư duy, phát hiện 
tri thức từ trò chơi. Những nỗ lực sử dụng trò chơi trong dạy học bậc THCS 
không chỉ khẳng định tính khoa học và nghệ thuật của hoạt động dạy học mà 
còn chứng tỏ tinh thần đam mê nghề nghiệp của giáo viên. Từ đó làm tăng hứng 
thú, động cơ học tập của học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của 
nhà trường.
 C. KẾT LUẬN
 Qua quá trình giảng dạy Tiếng Anh THCS cùng với sự trải nghiệm, bản 
thân tôi đã vận dụng một số phương pháp nhằm tạo cho các em hứng thú và tự 
tin trong học tập. Tôi thấy kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, lớp học 
sôi nổi, các em thích thú giờ học ngoại ngữ hơn. Giờ nào, tiết nào tôi cũng động 
viên được hầu hết các học sinh trong lớp tham gia hoạt động. Những lớp tôi dạy 
theo phương pháp này đều có kết quả tốt. Bản thân tôi cũng nắm chắc được 
điểm mạnh, yếu của từng học sinh, rút ra và cần bổ sung cho các bài học trong 
giáo án của mình một số vấn đề sau:
 - Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ học tập của học sinh, giúp 
học sinh đánh giá đúng đắn sự cần thiết của Tiếng Anh cho tương lai của các em 
để từ đó học sinh có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực.
 - Không gây áp lực đối với học sinh yếu, học sinh lười học, thay vào đó 
động viên, khuyến khích để học sinh tự giác học.
 - Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần 
và phù hợp với từng nhóm học sinh.
 - Đánh giá đúng thực lực của học sinh để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp. 
 - Tạo thói quen tư duy bằng Tiếng Anh, hạn chế việc chuyển đổi ý tưởng từ 
tiếng Việt sang Tiếng Anh.
 - Động viên khuyến khích học sinh kịp thời với những tiến bộ của học sinh 
trong học tập.
 - Trang bị thêm một số đồ dùng tự làm để giúp học sinh dễ dàng tiếp thu 
kiến thức mới.
 - Bản thân giáo viên luôn luôn tự học tư rèn, liên hệ trao đổi với đồng 
nghiệp trong giảng dạy.
 - Không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ và có 
phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện 
 Trang 9/12 “Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS”
 E. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ 
 Để áp dụng được phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi một số yêu 
cầu sau:
 1. Đối với giáo viên: Giáo viên không những phải có trình độ chuyên môn 
sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, nghiệp vụ, phương 
pháp mà còn phải có hiểu biết biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết 
định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo 
được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức. Ngoài ra, người giáo viên 
phải có niềm đam mê, lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ.
 2. Đối với học sinh: Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần 
có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích 
cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm 
về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ 
học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện 
chứng, hình tượng, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế
 3. Chương trình và sách giáo khoa: Cần giảm bớt khối lượng kiến thức 
tạo điều kiện cho thầy, trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực, giảm bớt 
những kết luận áp đặt, tăng cường những gợi ý để học sinh tự nghiên cứu phát 
triển bài học, loại câu hỏi phát triển trí thông minh. 
 4. Thiết bị dạy học:
 Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai 
chương trình, sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới 
phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh, tạo 
điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt 
động nhóm. 
 Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức 
dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học 
hợp tác.
 Trang 11/12

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_gia.docx