Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp đọc diễn cảm trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy văn ở THCS

pdf 10 trang sklop9 13/06/2024 850
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp đọc diễn cảm trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy văn ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp đọc diễn cảm trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy văn ở THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp đọc diễn cảm trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy văn ở THCS
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
PHƢƠNG PHÁP ĐỌC DIỄN CẢM TRONG VIỆC 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY VĂN Ở THCS 
 II - Mục đích, nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu : 
 1, Mục đích nghiên cứu : 
 Xuất phát từ mục đích yêu cầu đào tạo cho nên mục đích nhiên cứu đề tài 
này là giải quyết phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giờ dạy văn ở THCS 
bằng phương pháp đọc diễn cảm 
 Cụ thể là : Phân tích tác dụng của phương pháp đọc diễn cảm, cơ sở đó đề 
xuất các biện pháp, hình thức đọc diễn cảm để rèn luyện cho học sinh. 
 2, Nhiệm vụ nghiên cứu : Bài viết gồm hai nhiệm vụ 
 Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lý thuyết - Cơ sở lÝ luận của việc đọc nói chung 
 Nhiệm vụ2 : Nghiên cứu thực tiễn 
 - Tác dụng của phương pháp đọc diễn cảm trong giờ học văn ở trường 
THCS 
 - Các hình thức, biện pháp, phương pháp đọc diễn cảm và kết quả thực 
hiện. 
 3, Phƣơng pháp nghiên cứu : 
 Chủ yếu là miêu tả, thống kê, nhận xét và ứng dụng trong quá trình dạy 
văn. 
 B - Nội dung 
 I - Cơ sở lÝ luận của việc đọc nói chung : 
 1, Đọc diễn cảm là cơ chế xâm nhập tác phẩm : 
 Con đường đi vào tác phẩm văn học nhất thiết là từ đọc. Đọc là một 
hình thức đặc thù có tính đặc thù của nhận thức văn học. Đọc sẽ kích thích quá 
trình tâm lý cảm thụ, tri giác tưởng tượng , xúc cảm, đưa người đọc vào thế giới 
của tác phẩm tạo nên trạng thái tâm lý cần có cho người đọc, người nghe. 
 Thực tế có nhiều giáo viên thất bại trong giờ dạy văn vì chưa phát huy 
được sức mạnh của nghệ thuật đọc diễn cảm, giờ học khô khan thiếu cảm xúc 
nặng về diễn giải. Vì vậy mà đọc diễn cảm gắn bó trong suốt quá trình giảng văn 
 và hình thức đọc của tác phẩm. Đọc diễn cảm đòi hỏi cả giáo viên và học sinh 
phải có cảm xúc.Nếu gã bó ép buộc sẽ là đọc giả cảm xúc của tác giả. Đọc diễn 
cảm không phải ai cũng đọc được mà phải tuỳ chất giọng, trình độ nhận thức để 
giáo viên yêu cầu học sinh đọc. Đọc diễn cảm có tác dụng giúp người ta hiểu 
được tác phẩm, và khi hiểu về tác phẩm giúp cho đọc diễn cảm tốt hơn, càng 
hiểu càng diễn cảm tốt. 
 II- Tác dụng của Phương pháp đọc diễn cảm trong việc nâng cao hiệu quả 
giờ dạy văn ở THCS . 
 1, Tác dụng đào tạo: 
 Đọc diễn cảm có tác dụng đào tạo phát triển trí tuệ cho học sinh, thông qua 
việc đọc học sinh thực sự là chủ thể của sự cảm thụ, khám phá tác phẩm văn 
chương. Đọc diễn cảm có tác dụng đào tạo năng lực cảm thụ văn học cho học 
sinh, giúp học sinh hiểu rõ được giá trị đích thực của tác phẩm văn chương. 
 Đọc diễn cảm giúp học sinh nắm vững khái niệm lý luận văn học làm cơ sở 
cho học sinh hiểu cách thức phương pháp phản ánh, đối tượng phản ánh của văn 
học. Thông qua đó, học sinh có thể hiểu được những khái niệm âm thanh, nhịp 
điệu của lời văn, cú pháp thi ca, vần điệu. Nắm chắc được những đặc điểm thể 
loại, khám phá được những đặc điểm phong cách của tác giả. 
 2, Tác dụng giáo dục: 
 Đọc diễn cảm giúp học sinh hình thành thế giới quan nhân sinh quan cộng 
sản chủ nghĩa. Đây là một trong những hoạt động rất mệt nhọc đòi hỏi sự sáng 
tạo. Nó đem lại cho các em niềm vui sướng trong sáng tạo, niềm say mê yêu 
thích lao động và những sản phẩm làm ra kích thích lao động rèn luyện những kỹ 
năng lao động. 
 Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục bồi dưỡng đạo đức thẩm mĩ cho 
các em học sinh bởi giáo dục thẩm mĩ và giáo dục đạo đức bao giờ cũng gắn liền 
với nhau.Nó giúp cho các em cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn học làm cho học 
sinh yêu thích văn học từ đó có ý thức rèn luyện đọc diễn cảm. Ngoài ra, đọc 
diễn cảm còn góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, nâng cánh ước 
mơ cho học sinh nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, giúp học sinh nhận 
 * Đọc trên lớp, đọc chính khoá, đọc thêm, đọc ngoài giờ 
 * Thể hiện thái độ tình cảm của tác giả, nắm được kỹ năng, đặc điểm thể 
loại, phong cách 
 Chú ý : Khi đọc diễn cảm giáo viên phải có sự đánh giá đúng đắn đối với 
học sinh, phải có thái độ khách quan phải uốn nắn cho các em nếu không sẽ mất 
hết cảm xúc và mất hết cả sự thông hiểu khi đọc. 
 2,Kết quả : 
 Từ những lý luận trên tôi thấy được rác dụng của đọc diễn cảm trong việc 
cảm thụ đánh giá tác phẩm văn học trong một giờ văn. Chính vì vậy tôi đã phát 
huy vai đọc diễn cảm trong giờ học văn và đã thu được kết quả đáng khích lệ. 
Đặc biệt tôi đã ứng dụng vào một bài dạy cụ thể để đối chiếu so sánh với những 
bài khác và bước đầu tôi đã thu được kết quả. 
 Sau đây tôi xin giới thiệu qua hình thức hướng dẫn học sinh cảm thụ tác 
phẩm nhìn từ góc độ phát huy vai trò của phương pháp đọc diễn cảm. 
 Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến DuËt 
 ( Văn học 9 - tập 2 ) 
 1- Những yêu cầu cần đạt : 
 Thông qua việc đọc diễn cảm để giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của 
hình ảnh các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn và làm sống dậy không 
khí của cuộc kháng chiến chống Mĩ của quân và dân ta. Để từ đó khơi dạy các 
em lòng yêu quê hương, đất nước. 
 2 - Hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm thông qua việc đọc diễn cảm 
 2.1 Hƣớng dẫn học sinh tái hiện hình tƣợng thơ 
 GV đọc mẫu thật diễn cảm sau đó gọi học sinh đọc lại ( Có thể gọi hai em học 
sinh đọc toàn bài thơ - mỗi em đọc một đoạn ). Sau khi học sinh đọc giáo viên 
cần chú ý sửa chữa uốn nắn cho học sinh rồi ra câu hỏi cho học sinh tái hiện hình 
tượng thơ. 
Ví dụ: Hãy trình bày cảm nhận ban đầu của em sau khi đọc bài thơ ? 
 2.4. Hƣớng dẫn học sinh đọc luyện tập: 
 Sau khi học sinh đọc để chiếm lĩnh tác phẩm, giáo viên tiếp tục cho học sinh 
đọc lại bài thơ để đánh giá bài thơ và trình bày những cảm xúc của mình về bài 
thơ. 
 GV cho một học sinh đọc lại thật diễn cảm toàn bộ bài thơ, sau đó chọn một 
vài câu thơ hay thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ để đọc. 
 Ví dụ: Xe vẫn chạy từ Miền Nam phía trước 
 Chỉ cần trong xe có một trái tim 
 Trên đây là cách thức hướng dẫn học sinh cảm thụ tiếp nhận tác phẩm văn 
chương cơ thể là nhìn từ góc độ áp dụng phương pháp đọc diễn cảm để nâng cao 
hiệu quả giờ dạy. Những vấn đề mà tôi đưa ra để áp dụng vào “ Bài thơ về tiểu 
đội xe không kính” đã sử dụng tối đa phương pháp đọc diễn cảm. Song việc tiếp 
nhận tác phẩm văn chương không chỉ có đọc mà người giáo viên phải kết hợp 
với các phương pháp khác như : Nêu vấn đề, bình giảng, phân tíchsong tất cả 
việc sử dụng các phương pháp trên đều được thực hiện trên nền đọc diễn cảm. 
 Là một giáo viên mới ra trường kinh nghiệm chưa có là bao, song tôi đã áp 
dụng phương pháp đọc diễn cảm vào bài dạy “ Bài thơ về tiểu đội xe không 
kính”.Tuy kết quả đạt được chưa cao nhưng tôi được anh chị em đồng nghiệp 
đánh giá cao giờ dạy này, bản thân tôi cũng nhận thấy học sinh hiểu bài hơn và 
có hứng thú học tập hơn. 
 C - Kết luận 
 Đọc diễn cảm là một phương pháp trong hệ thống các phương pháp dạy học 
văn ở trường THCS. Nó là cơ chế xâm nhập tác phẩm giúp cho học sinh hiểu giá 
trị đích thực của tác phẩm văn học. Vì vậy cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng 
đọc diễn cảm để làm cơ sở cho việc phân tích tác phẩm, hiểu cái hay, cái đẹp của 
tác phẩm văn chương, tạo cho giờ học văn sôi nổi hấp dẫn. Hơn nữa đọc 
diễncảm mang lại hiệu quả trong việc đào tào trí tuệ năng lực cảm thụ văn học 
vốn tri thức ngôn ngữ nói cho học sinh cùng với những phẩm chất đạo đức nhằm 
phát triển con người toàn diện. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_doc_dien_cam_trong_viec_na.pdf