Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 9

doc 14 trang sklop9 30/04/2024 1010
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 9
 PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC 
 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài.
 Môn Giáo dục công dân (GDCD) trong nhà trường nói chung và ở trường THCS 
nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để 
phát triển toàn diện nhân cách học sinh, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà 
trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định trong đó môn Giáo dục Công dân có vị trí đặc 
biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ. 
Nhờ được cung cấp hệ thống những tri thức, tình cảm, kĩ năng hành vi phù hợp với 
những yêu cầu, tiêu chuẩn của cuộc sống xã hội mà học sinh của chúng ta có thể sống 
hòa nhập trong xã hội với tư cách là một công dân thực thụ, đầy năng động và sáng tạo, 
có đủ bản lĩnh để sống hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay với những năng lực 
cơ bản của con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: năng lực tự 
hoàn thiện, tự khẳng định mình; năng lực giao tiếp ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; 
năng lực họat động xã hội; năng lực hợp tác...
 Môn Giáo dục công dân là môn học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ 
thống các chuẩn mực giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cần thiết đối với người công 
dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi. Qua đó, học sinh(HS) được trang bị những phương 
thức ứng xử cần thiết có đạo đức, có văn hóa phù hợp với những quy định của pháp luật, 
giúp HS biết sống hòa nhập trong đời sống xã hội hiện đại với tư cách là một chủ thể 
tích cực, năng động và làm một công dân có ích trong tương lai.
 Thế nhưng hiện nay, chất lượng và hiệu quả dạy học môn GDCD vẫn chưa cao, vẫn 
còn tình trạng học sinh chán học môn GDCD, nhất là học sinh lớp 9. Vậy, vấn đề đặt ra 
là giáo viên dạy môn GDCD như thế nào để học sinh học, thích học, không chán học 
môn này. Theo tôi, vấn đề cốt lõi là ở chỗ phương pháp dạy học (PPDH) của giáo viên. 
PPDH môn GDCD rất đa dạng, phong phú bao gồm các PPDH truyền thống và hiện đại 
như: Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi, động não, giải quyết tình 
huốngTùy từng nội dung bài học, từng phần, từng điều kiện dạy học của nhà trường 
mà giáo viên lựa chọn và sử dụng các PPDH một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất. 
Trong đó, theo tôi nghĩ sử dụng phương pháp trò chơi sẽ tạo được sự hứng thú cho học 
sinh, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, vì thế mà nâng cao hiệu quả dạy học.
 Để thực hiện yêu cầu trên, với mục đích giúp học sinh năng động, tích cực có 
những kiến thức và rèn luyện những kĩ năng cần thiết thông qua giờ học Giáo dục công 
dân, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong 
dạy học môn GDCD 9 ở Trường THCS Lý Thường Kiệt.” để làm sáng kiến kinh 
nghiệm.
 II. Phạm vi nghiên cứu:
 Đây là đề tài được áp dụng đối với học sinh lớp 9 ở trường THCS Lý Thường Kiệt. 
Với đề tài này bản thân tôi chỉ nêu ra những vấn đề cụ thể mà trong quá trình giảng dạy 
 1 Qua thăm lớp dự giờ các đồng nghiệp tôi nhận thấy: khi sử dụng các PPDH tích cực, 
trong đó có phương pháp trò chơi vào giảng dạy môn GDCD- khi mà có sự tích hợp 
nhiều vấn đề, nhất là giáo dục kĩ năng sống thì nhiều giáo viên còn lúng túng, chưa biết 
sử dụng phương pháp này như thế nào cho có hiệu quả, đạt được mục tiêu của bài học 
GDCD. Và cũng nhiều giáo viên rất ngại khi sử dụng phương pháp trò chơi vì họ sợ: 
mất thời gian, “cháy giáo án”, không đạt được mục tiêu của bài học, lớp ồn ảnh hưởng 
đến lớp khác.
 Hiện nay môn GDCD thường được HS gọi là “3K”( khó, khô, khổ) và cũng chẳng 
mấy HS mặn mà khi học môn GDCD, đặc biệt là HS lớp 9- khi phải chịu áp lực học 
tăng tiết, thi cử. Vì vậy, để tiết học GDCD sinh động, lôi cuốn và tạo được sự hứng thú 
học tập cho học sinh, giáo viên cần áp dụng các PPDH tích cực, đặc biệt là phương pháp 
trò chơi vào dạy học.
II. Nội dung
 1. Những vấn đề chung.
 a. Bản chất của phương pháp trò chơi( trò chơi học tập).
 Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể 
nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập 
nào đó.
 Bản chất của phương pháp trò chơi là dạy học thông qua tổ chức hoạt động cho 
HS. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trong đó 
mục đích của trò chơi truyền tải mục tiêu của bài học.
 b. Quy trình thực hiện:
 Bước 1: Giáo viên( hoặc GV cùng HS) lựa chọn trò chơi, giới thiệu trò chơi và mục 
tiêu.
 Bước 2: Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi. Bước này bao 
gồm những việc làm sau:
 - Tổ chức người tham gia trò chơi: số người tham gia, số đội tham gia(mấy đội tham 
gia)
 - Các dụng cụ cần thiết dùng để chơi(nếu có).
 Bước 3: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
 - GV nêu cách chơi (luật chơi): Từng việc làm cụ thể của từng người chơi hoặc đội 
chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm.
 - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi
 Bước 4: Thực hiện trò chơi
 Bước 5: Đánh giá sau trò chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
 - GV nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội,của cá nhân, những việc làm 
chưa tốt để rút kinh nghiệm.
 - Công bố kết quả của từng đội, cá nhân và tuyên dương, ghi điểm, trao phần 
thưởng(nếu có).
 Bước 6: Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. HS nêu kiến thức, kĩ năng 
trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
 Bước 7: GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực qua trò chơi.
 3 5. Theo bạn, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai?
 Kết thúc trò chơi, GV kết luận toàn bài: Bảo vệ hòa bình là bảo vệ cuộc sống bình 
yên, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột bằng thương lượng, đàm phán. Bảo vệ hòa bình 
là trách nhiệm của mọi người
 *.Trò chơi “Băng reo”.
 Để kết thúc bài học: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, GV có thể tổ chức cho HS chơi trò 
“ Băng reo” như sau:
 Giáo viên hô “Thanh niên” học sinh đáp lại “Việt Nam”.
 Khi Giáo viên hô “sẵn sàng” học sinh đáp lại “Bảo vệ Tổ quốc”
 Giáo viên hô “thanh niên Việt Nam” học sinh đáp lại “sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc”.
 *.Trò chơi ô chữ: GV có thể dựa vào nội dung bài học để tạo một ô chữ tóm lược 
 lại những nội dung đã học hay những gì học sinh cần ghi nhớ.
 Ví dụ : Khi dạy bài 7- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, GV 
 có thể sử dụng ô chữ sau để củng cố bài học:
 - GV tổ chức cho cả lớp cùng chơi
 - GV gợi ý HS giải ô chữ bằng cách trả lời các câu hỏi: Trả lời các câu hỏi hàng 
 ngang để tìm ra ô chữ hàng dọc(11 chữ cái)
 - HS lựa chọn ô chữ hàng ngang- câu hỏi:
 1. Áo dài là một (9 chữ cái) truyền thống của dân tộc Việt Nam.
 2. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay?( 7 chữ cái).
 3. Câu ca dao: 
 “Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chùm lại nên hòn núi cao”
 Muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?(7 chữ cái)
 4. Đây là một trong những truyên thống của dân tộc ta trong lĩnh vực giáo dục?(7 
chữ cái)
 5. Ngày xưa, khi cha ông ta chiến thắng quân giặc, thường cung cấp lương thực quần 
áo và tha cho tù binh được trở về nhà họ. Điều này thể hiện truyền thống gì của dân tộc 
ta?(9 chữ cái).
 T
 1 T R A N G P H Ụ C
 U
 2 Y Ê U N Ư Ớ C
 Ề
 3 Đ O À N K Ế T
 T
 4 H I Ế U H Ọ C
 Ố
 5 N H Â N N G H Ĩ A
 G
 5 chủ” làm cho giờ ôn tập sinh động hơn, tránh khô khan, nhàm chán. Các em được học 
mà chơi, chơi mà học. Cách tiến hành như sau:
 - GV chuẩn bị các câu hỏi đã ghi sẵn vào tờ giấy, gắn vào cây hoa(gây hứng thú 
 cho HS).
 - GV gọi từng HS lên hái hoa, HS đọc to câu hỏi cho cả lớp nghe và trả lời câu 
 hỏi.
 - GV nhận xét và ghi điểm.
 *.Trò chơi “thi hát các làn điệu dân ca quê hương, các vùng miền- đọc ca dao , 
tục ngữ”.
 Ví dụ: Khi dạy xong bài: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, 
 GV tổ chức cho HS thi hát các làn điệu dân ca của quê hương, các vùng miền .
 - GV chia lớp thành 2 nhóm- các nhóm bốc thăm, nhóm nào thi trước.
 - GV quy định thời gian chơi.
 - Các nhóm lần lượt trình bày.
 - Hết thời gian, nhóm nào trình bày được nhiều hơn, hay hơn thì nhóm đó thắng 
 cuộc.
 GV kết luận bài học và nhắc nhở HS sinh phải biết giữ gìn, kế thừa và phát huy 
 truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt là các làn điệu dân ca đang ngày bị mai 
 một trong lớp trẻ.
 Khi dạy xong bài: Dân chủ và kỉ luật, giáo viên tổ chức cho các em thi đọc các 
 câu nói, câu tục ngữ, cao dao nói về dân chủ và kĩ luật.
 - GV chia nhóm( 2 nhóm)- các nhóm bốc thăm, nhóm nào đọc trước.
 - GV quy định thời gian chơi
 - Các nhóm lần lượt trình bày.
 - Hết thời gian, nhóm nào trình bày được nhiều hơn, hay hơn thì nhóm đó thắng 
 cuộc.
 GV kết luận bài học. Chúng ta có thể tham khảo những câu sau:
 + Câu nói của Bác Hồ:
 - Dễ trăm lần không dân cũng chịu .
 Khó vạn lần dân liệu cũng xong
 - Không có gì quý hơn độc lập tự do. 
 + Tục ngữ:
 - Muốn tròn phải có khuôn,
 Muốn vuông phải có thước.
 - Quân pháp bất vị thân.
 - Nhập gia tùy tục.
 - Đói tự do hơn no luồn cúi. 
 - Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay. 
 - Đất có lề, quê có thói. 
 - Nước có vua, chùa có bụt. 
 - Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn. 
 - Thượng bất chính, hạ tắc loạn. . 
 7 HS chơi đóng vai với tiểu phẩm:
 Mười( vừa đi vừa ngân nga):
 - Dù ai buôn bán trăm bề
Mồng mười tháng tám thì về chọi trâu
 - Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
 Lợi: Cậu lãng mạn thật đấy. Biết ngâm thơ từ bao giờ thế! Cậu có biết ý 
nghĩa của các câu ca dao đó không?
 Mười (gãi đầu): Tớ tớớ!
 Trân: A! Câu ca dao nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về 
những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân 
tộc ta.
 Tuyết Minh: Vậy “Truyền thống” là gì? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của 
dân tộc?
 Tiểu phẩm kết thúc, GV chuyển vào giới thiệu bài mới: Để giải đáp câu hỏi của bạn 
Hằng, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
 *. Trò chơi tiếp sức:
 Khi dạy bài: Ôn tập học kỳ I chúng ta sử dụng trò chơi tiếp sức để tạo tâm lý hứng 
thú cho học sinh khi học bài mới.
 GV chia nhóm( 2 nhóm), quy định thời gian chơi( thời gian chơi 3 phút)
 GV nêu nhiệm vụ cần thực hiện: Kể tên các bài đạo đức đã học trong chương 
 trình GDCD 9 học kỳ I ? 
 GV nêu luật chơi và cách chơi: mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng ghi một bài 
 đạo đức đã học, sau đó về chỗ để bạn khác trong nhóm lên ghi, tiếp tục cho đến hết 
 thời gian quy định( mỗi bạn chỉ thực hiện 1 lần). Hết thời gian, nhóm nào có nhiều 
 đáp án nhất, nhóm đó thắng cuộc).
3. Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm chính của 
đề tài.
 Qua quá trình tổ chức thực hiện“Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học 
môn GDCD 9 ở Trường THCS Lý Thường Kiệt.” cũng câu hỏi và đối tượng ấy, tôi thu 
được kết quả đáng mừng, có 11/12 em thích học môn này. Các em cho rằng khi học môn 
GDCD có sử dụng trò chơi học tập, các em cảm thấy giờ hoc sôi nổi hơn, giảm được 
căng thẳng, áp lực học tập. Các em có cơ hội vừa học vừa chơi, kiến thức lại được khắc 
sâu- khi các em được tự khám phá. Đặc biệt các em rất hứng thú chờ đợi tiết học GDCD 
tiếp theo.
 • Điều tra kết quả yêu thích môn học cuối năm học 2015-2016
 Lớp Sĩ số Học Lực Ghi chú
 G K TB Y
 9A1 41 32 4 5 Trước khi áp dụng
 9A2 42 30 8 10 0 Trước khi áp dụng
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_gay_hung_thu_trong_day_hoc.doc