Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập di truyền chương trình Sinh học 9
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập di truyền chương trình Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập di truyền chương trình Sinh học 9
Phương pháp giải bài tập di truyền chương trình Sinh học lớp 9 PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 9 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Sinh học là môn khoa học cơ bản, đã rất quen thuộc với các em học sinh ngay từ tiểu học, song việc dạy tốt và học tốt môn Sinh học đang là yêu cầu và mong muốn của toàn xã hội, nó góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở khoa học để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động và tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Khi giảng dạy môn Sinh học khối 9, các thầy cô đều nhận thấy kiến thức môn Sinh đang ngày trở nên sâu hơn, rộng hơn. Do vậy việc dạy tốt môn Sinh đang là một vấn đề hết sức quan trọng, với mong muốn cung cấp và hình thành cho học sinh bước đầu có những kĩ năng cơ bản để giải các bài tập Sinh học vì đây cũng là nền tảng ban đầu để các em học sinh có thể học tốt môn Sinh ở bậc THPT. Trong những năm gần đây di truyền học đã phát triển rất mạnh mẽ là do khối lượng kiến thức về di truyền học ngày càng đa dạng và phong phú. Dung lượng bài tập nhiều hơn và phức tạp hơn vì vậy việc vận dụng lý thuyết vào việc giải các bài tập của học sinh phải ở mức độ cao hơn. Do đó cần phải tìm ra một phương pháp giải bài tập phù hợp với trình độ năng lực của học sinh. Phương pháp giải bài tập phần các quy luật di truyền nó không những có ý nghĩa đối với học sinh và giáo viên đang giảng dạy phần di truyền đồng thời giải thích các hiện tượng di truyền một cách chính xác, khoa học; Góp phần nâng cao kiến thức cho học sinh. Khi vận dụng phương pháp giải bài tập phần các quy luật di truyền có hiệu quả thì nó không những giúp học sinh học tốt phần này mà nó còn kích thích tính hứng thú học tập để các em học tốt các phần tiếp theo. Hiện nay đã có các tài liệu đưa ra được phương pháp giải bài tập. Tuy nhiên để phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh cần triển khai áp dụng một cách cụ thể chi tiết hơn. * Với những lý do trên vì thế tôi chọn đề tài “ Phương pháp giải bài tập di truyền chương trình Sinh học lớp 9” với mục đích là nâng cao mức độ hiểu biết của bản thân; Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng, tạo hứng thú học tập cho học sinh. 2. Điểm mới của đề tài Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi chú trọng đến phần kỹ năng giải bài tập phần di truyền cơ bản, sau đó phân dạng bài. Một mặt xây dựng được cơ sở lý thuyết cơ bản giúp cho học sinh nắm vững kiến thức thuộc phần các quy luật di truyền. Mặt khác tôi hướng dẫn các em học sinh cách nhận biết và phân loại các dạng bài tập, cách biện luận, cách giải bài tập đơn giản sau đó nâng cao dần các dạng bài tập. Với phương pháp này sẽ giúp các em học sinh có hứng thú với môn học, nhất là học sinh yếu, và khuyến khích các em học sinh tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi các cấp. * Phạm vi áp dụng - Phần lai một tính trạng, lai hai tính trạng thuộc quy luật phân ly độc lập. - Học sinh lớp 9 bậc trung học cơ sở tại đơn vị tôi đang công tác. - Giáo viên dạy Sinh học 9 THCS. Page 1 Phương pháp giải bài tập di truyền chương trình Sinh học lớp 9 nơi bản thân tôi đang công tác trong năm học 2012 - 2013 dạng toán giải bài tập di truyền. Kết quả như sau: Số bài Giỏi Khá T. Bình Yếu, kém Lớp kiểm tra SL % SL % SL % SL % 9A 31 2 6,5 5 16,1 13 41,9 11 35,5 9B 35 3 8,6 5 14,3 14 40,0 13 37,1 Qua kết quả kiểm tra cho thấy tỷ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi còn thấp. Học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên chưa cao. Trong lúc đó tỷ lệ học sinh điểm yếu, kém còn nhiều. Qua thực tế giảng dạy và kết quả kiểm tra của học sinh tôi thấy kỷ năng làm của bài học sinh còn sai sót nhiều dẫn đến kết quả làm bài điểm còn thấp như: chưa xác định được tính trạng trội lặn, tỷ lệ Do vậy để các em học sinh nắm bắt được kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình và phù hợp với vùng miền. Tôi đã đưa ra một số dạng bài tập cơ bản ứng với lí thuyết đã học, để rèn kỹ năng giải bài tập Sinh học lớp 9. Tạo cho các em có thêm hứng thú với môn học. 2. Các giải pháp thực hiện: Từ những kết quả trên tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nội dung, kinh nghiệm về phương pháp giải bài tập di truyền để giải quyết các vấn đề nói trên nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 2.1.Giáo viên nắm bắt sâu nội dung kiến thức - Chuyển tải đến học sinh kiến thức cơ bản về bộ môn đặc biệt là kiến thức cơ bản về di truyền. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN I. Lai một cặp tính trạng 1. Định luật đồng tính của F1 a. Thí nghiệm: Cho giao phấn giữa hai giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau. - Thí nghiệm 1: P: Hạt trơn x Hạt nhăn F1: 100% Hạt trơn - Thí nghiệm 2: P: Thân cao x Thân thấp : F 1 100% Thân cao b. Nhận xét: Các cơ thể lai F1 đồng nhất mang tính trạng của một bên bố hoặc mẹ. c. Định luật: Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ nhất đều đồng tính nghĩa là mang tính trạng nhất loạt với nhau. d. Cơ sở tế bào học của định luật đồng tính. Quy ước: Gen A quy định tính trạng cơ thể cao Gen a quy định tính trạng cơ thể thấp. Vì P thuần chủng nên trong cây thân cao mang cặp gen AA, cây thân thấp mang cặp gen aa. Page 3 Phương pháp giải bài tập di truyền chương trình Sinh học lớp 9 F2: ♂ A a ♀ A AA Aa a Aa aa Tỷ lệ kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa Tỷ lệ kiểu hình: 3 vàng: 1 xanh. 3. Phép lai phân tích: Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử AA hay dị hợp tử Aa. Trong phép lai phân tích nếu đời sau (FB) là đồng tính thì chứng tỏ cơ thể mang tính trội là đồng hợp tử. Ví dụ: P: AA x aa GP: A a F1: 100% Aa Nếu (FB) phân ly theo tỷ lệ 1: 1 thì chứng tỏ cơ thể mang tính trạng trội là thể dị hợp. Ví dụ: P: Aa x aa GP: 0,5A : 0,5a; 1a F1: 1Aa: 1aa 4. Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính và định luật phân tính: Định luật đồng tính và định luật phân tính chỉ nghiệm đúng trong các điều kiện sau: - Các cặp bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai. - Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. - Số cá thể phân tích phải lớn. II. Lai hai cặp tính trạng 1. Định luật phân ly của các cặp tính trạng: a. Thí nghiệm: P: Đậu hạt trơn, màu vàng x hạt nhăn, màu xanh F1: 100% hạt trơn, màu vàng b. Nhận xét: F2: 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn Nếu xét riêng từng tính trạng: F2: Vàng 12 vàng 3 = = Xanh 4 xanh 1 Trơn 12 trơn 3 = = Nhăn nhăn 1 Như vậy, mỗi cặp tính trạng tương phản đều phân ly theo đúng định luật 2 của Menđen và không phụ thuộc vào nhau. Page 5 Phương pháp giải bài tập di truyền chương trình Sinh học lớp 9 Dạng 1: Đề bài đã cho biết tính trội, lặn của tính trạng hay gen quy định tính trạng và kiểu hình của P. Xác định kiểu gen, kiểu hình, và tỷ lệ phân ly về kiểu gen và kiểu hình ở F. * Phương pháp giải: Bước 1: Viết ký hiệu gen quy định tính trạng. Bước 2: Từ kiểu hình P xác định kiểu gen P. Bước 3: Viết sơ đồ lai từ P đến F theo yêu cầu của bài toán, qua đó xác định kiểu hình, kiểu gen, tỷ lệ phân ly của F. * Ví dụ: Ở Cà chua quả đỏ là tính trội hoàn toàn so với quả vàng, gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. a. Cho cây có quả màu đỏ thuần chủng lai với cây có quả màu vàng. Xác định tỷ lệ phân ly về kiểu gen và về kiểu hình ở F2. b. Làm thế nào để xác định được cây có quả đỏ là thuần chủng hay không thuần chủng ở F2 trong phép lai trên. Giải: a. Bước 1: Quy ước: Gen A quy định tính trạng quả màu đỏ Gen a quy định tính trạng quả màu vàng. Bước 2: Do P thuần chủng nên cây có quả màu đỏ có kiểu gen AA, cây có quả màu vàng có kiểu gen aa. Bước 3: Sơ đồ lai. P: Quả đỏ x quả vàng AA aa GP: A a F1: Aa – Quả đỏ F1 x F1: Aa x Aa GF1: (1A, 1a ) (1A, 1a ) F2: Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa Kiểu hình: 3 đỏ: 1 vàng. b. Cà chua quả đỏ ở F2 gồm có các cây thuần chủng AA và các cây không thuần chủng Aa do đó muốn phân biệt được những dạng này cần tiến hành lai phân tích, nghĩa là cho chúng lai với cà chua quả vàng aa. P: Quả đỏ (F2) x quả vàng A- aa Nếu FB đều quả đỏ điều đó chúng tỏ Cà chua quả đỏ F 2 chỉ cho 1 loại giao tử mang A do đó nó phải là thể đồng hợp AA thuần chủng. Nếu FB có tỷ lệ 1 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng thì cà chua quả đỏ phải cho 2 loại giao tử là A và a do đó nó thể dị hợp – không thuần chủng Aa. Dạng 2: Đề bài cho biết P thuần chủng và sự phân ly kiểu hình ở F2. Xác định kiểu gen và kiểu hình P. * Phương pháp giải: Bước 1: Xác định tỷ lệ kiểu hình dựa vào các số liệu kiểu hình. Bước 2: Biện luận để suy ra kiểu gen và kiểu hình trên. Khi biện luận dựa vào quy luật hoặc căn cứ vào số tổ hợp kiểu hình. Page 7 Phương pháp giải bài tập di truyền chương trình Sinh học lớp 9 - TH 1: P: Thân xám (BB) x thân xám (BB) GP: B; B F1: BB – 100% thân xám - TH 2: P: Thân xám (BB) x thân xám (Bb) GP: B; B, b F1: 1BB: 1Bb – 100% thân xám - TH 3: P: Thân xám (BB) x thân đen (bb) GP: B; b F1: Bb – 100% thân xám b. Bước 1: Để có con thân đen thì ít nhất ở bố và mẹ đều mang 1 gen lặn. Để có con thân xám thì cả bố lẫn mẹ mang 1 gen trội hoặc chỉ 1 bên mang 1 gen trội. Vậy có những khả năng sau: - Thân xám (Bb) x thân xám (Bb) - Thân xám (Bb) x thân đen (bb) Bước 2: Sơ đồ lai: - TH 1: P: Thân xám (Bb) x thân xám (Bb) GP: B, b ; B,b F1: 1BB: 2Bb: 1bb 3 thân xám: 1 thân đen - TH 2: P: Thân xám (Bb) x thân đen (bb) GP: B, b; b F1: 1Bb: 1bb 1 thân xám: 1 thân đen Dạng 4: Đề bài cho biết kiểu hình của P và tính trạng do một gen quy định. Xác định kiểu gen của P. * Phương pháp giải: Bước 1: Dựa vào kết quả của phép lai để xác định tính chất trội lặn của tính trạng. Bước 2: Viết sơ đồ lai dựa vào kết quả của phép lai. * Ví dụ: Theo dõi sự di truyền màu sắc thân ở cà chua người ta thu được kết quả sau: a. Phép lai 1: Thân đỏ x thân đỏ F1: 100% thân đỏ b. Phép lai 2: Thân xanh x thân xanh F1: 100% thân xanh c. Phép lai 3: Thân đỏ x thân xanh F1: 50% thân đỏ: 50% thân xanh d. Phép lai 4: Thân đỏ x thân đỏ F1: 75,1% thân đỏ: 24,9% thân xanh Xác định kiểu gen của P trong các phép lai trên, viết sơ đồ lai cho từng trường hợp. Biết rằng màu sắc thân do 1 gen quy định. Giải: Bước 1: Phép lai 4: Vì F1 có 75,1% thân đỏ: 24,9% thân xanh = 3 thân đỏ: 1 thân xanh. Vậy tính trạng màu sắc thân di truyền theo định luật phân ly, trong đó thân đỏ là tính trạng trội ( A) còn thân xanh là tính trạng lặn (a) Bước 2: a. Phép lai 1: Vì F1 toàn thân đỏ do đó có các khả năng sau: P: Thân đỏ x thân đỏ Page 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_bai_tap_di_truyen_chu.doc