Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí Lớp 9
MỤC LỤC Mục lục ................................................................................................................. 1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 3 I. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 3 II.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4 1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 III.Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát thực nghiệm ................................ 4 1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4 2. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm ................................................................... 4 IV.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5 V.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu ....................................................................... 5 1. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5 2. Kế hoạch nghiên cứu ..................................................................................... 5 Chương I: Khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí. Lí luận và thực tiễn .............................................................................. 6 I. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 6 1. Một số khái niệm chung ................................................................................ 6 2. Ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí ở trường THCS ............................................................................ 6 2.1. Đặc trưng của môn Địa lí ở trường THCS ............................................... 6 2.2.Ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí ở trường THCS ................................................................... 7 3. Vị tí và mục tiêu của chương trình Địa lí Việt Nam ở lớp 9 THCS ................ 9 3.1. Vị trí ....................................................................................................... 9 3.2. Mục tiêu ................................................................................................. 9 4. Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí ở trường THCS ..................................................................... 10 4.1. Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam ....................................................... 10 4.2. Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí ở trường THCS ...................................................... 10 II. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 13 Chương II: Phương pháp khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 9 ................................................................................. 15 I. Phương pháp khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam ............... 15 1. Tiến trình khai thác, sử dụng bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam ................ 15 2. Phương pháp sử dụng phối hợp các bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam ...... 20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đồi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ ra giải pháp “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” Trong hệ thống giáo dục ở trường THCS, môn Địa lí có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân sinh quan và thế giới quan khoa học cho thế hệ trẻ. Môn Địa lí bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, kinh tế, xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, nhất là kĩ năng về bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới. Atlat Địa lí Việt Nam là tập các bản đồ về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành, kinh tế vùng của Việt Nam, chủ yếu được phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy địa lí lớp 8, 9 và 12. Atlat là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng giúp giáo viên và học sinh có thể khai thác kiến thức phục vụ cho dạy và học địa lí có hiệu quả. Do đó việc hình thành kĩ năng sử dụng Atlat trong học tập Địa lí cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên Địa lí. Trên thực tế, việc sử dụng Atlat trong dạy học ở trường THPT đã được đẩy mạnh và thu được kết quả cao. Tuy nhiên ở cấp THCS, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam còn rất hạn chế, chưa đem lại kết quả gì đáng kể. Ở nhiều nơi, giáo viên Địa lí cho rằng học sinh THCS còn nhỏ, chưa cần thiết phải hình thành kĩ năng này, để học tốt môn Địa lí thì hệ thống các lược đồ có trong sách giáo khoa là đủ. Hơn nữa khi học sinh học tiếp lên bậc học THPT cũng sẽ được rèn luyện kĩ hơn. Do đó, giáo viên Địa lí THCS đẩy nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho giáo viên Địa lí THPT. Ngay kể cả những tiết học có sử dụng Atlat, nhiều giáo viên chỉ dừng lại ở việc thay thế cho các lược đồ trong sách giáo khoa, những bản đồ giấy cồng kềnh. Như vậy càng làm cho việc khai thác tri thức từ Atlat của học sinh trở nên phức tạp hơn do học sinh THCS chưa có kĩ năng làm việc với Atlat. 3 Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những quan điểm, nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục Địa lí, đào tạo thế hệ trẻ. Ngoài ra, đề tài còn dựa vào quan điểm lý luận dạy học của giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học địa lý Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc trên, tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các nguồn tài liệu về tâm lý học, giáo dục học đặc biệt là lý luận dạy học bộ môn liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng khai thác bản đồ, khai thác Atlat trong dạy học Địa lý. - Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lý ở trường. - Tìm hiểu, nghiên cứu chương trình SGK Địa lí lớp 9 để xác định vị trí, kiến thức trọng tâm từ đó đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả bài học, phát huy tính tích cực của học sinh. - Thực nghiệm sư phạm và rút ra nhận xét, kết luận. V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí Việt Nam ở lớp 9 THCS 2. Kế hoạch nghiên cứu Từ năm học 20010 - 2011 đến nay, tôi và các giáo viên Địa lý đã sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí lớp 8,9 tại trường THCS. Qua nhiều năm triển khai, tôi đã rút ra quy trình khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và một số kinh nghiệm, giải pháp trong việc rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 8,9. Sau đó, tôi tiến hành thực nghiệm quy trình và các giải pháp trên tại lớp 9A, 9B từ tháng 8/2015. 5 địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và xu thế thời đại. Đồng thời, bộ môn Địa lí còn bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng về bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới. 2.2. Ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí ở trường THCS Atlat Địa lí Việt Nam là tập các bản đồ về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành và kinh tế các vùng của Việt Nam, chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy địa lí lớp 8, 9 và 12. Atlat Địa lí Việt Nam có kích thước nhỏ gọn, màu sắc đẹp, trình bày khoa học và phù hợp với nội dung giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. a. Đối với giáo viên: Atlat Địa lí Việt Nam vừa là nguồn tri thức vừa là phương tiện dạy học trực quan nên nó cần thiết cho giáo viên trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Trong khâu chuẩn bị bài giảng, giáo viên dự kiến các bản đồ, số liệu thống kê, biểu đồ và tranh ảnh trong Atlat Địa lí Việt Nam có liên quan đến nội dung bài giảng để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Trên cơ sở Atlat, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi, các dạng bài tập nhận thức cho học sinh. Đồng thời, giáo viên cũng bổ sung, hiệu chỉnh để nội dung của sách giáo khoa và Atlat thống nhất với nhau trên cơ sở đảm bảo tính chính xác và khoa học. Trong khâu giảng bài mới, giáo viên sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Ngoài việc giúp cho học sinh khắc sâu những tri thức đã lĩnh hội được, Atlat còn giúp cho giáo viên phát triển cho học sinh năng lực quan sát, phân tích tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết. Atlat giúp cho GV có thêm điều kiện thuận lợi để trình bày bài giảng một cách đơn giản, đầy đủ, sâu sắc, tiết kiệm được thời gian, truyền thụ kiến thức một cách sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu. Đặc biệt tạo trạng thái tâm lí thoải mái, kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, làm cho bài học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Giáo viên còn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để kiểm tra, đánh giá học sinh về mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng địa lý. Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh phải làm việc với Atlat đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để hiểu sâu hơn. Giáo viên sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam nhằm củng cố những kiến thức mà học sinh tiếp thu được trong giờ học, mở rộng và tạo điều kiện lĩnh hội tài liệu một cách sâu sắc hơn. Giáo viên sử dụng các loại bài tập đa dạng làm ở nhà theo các nguồn kiến thức sẽ củng cố mối liên hệ giữa công việc làm ở lớp và công việc làm ở nhà bằng Atlat sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_khai_thac_su_dung_atlat_di.pdf