Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp làm bài nghị Luận văn học Lớp 9

doc 15 trang sklop9 28/10/2024 430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp làm bài nghị Luận văn học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp làm bài nghị Luận văn học Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp làm bài nghị Luận văn học Lớp 9
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 Mỗi tác phẩm văn chương là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ thuộc 
một thời kì văn học nhất định. Tác phẩm dù nhỏ nhất là một câu tục ngữ, một bài 
ca dao hay lớn hơn là một bài thơ, một truyện ngắn... đều có giá trị về nội dung và 
nghệ thuật của nó. Làm thế nào giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng 
nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ của giáo viên dạy Ngữ văn. 
Lep Tôn- xtôi nói: “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thế nào để 
biết được quả đất tròn”. Chân lí là quý báu, nhưng cách tìm ra chân lí còn quý bàu 
hơn nhiều. Vì thế cái khó trong việc dạy Văn nhất là dạy Tập làm văn kiểu bài 
Nghị luận văn học là làm sao hướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp trong các 
tác phẩm để các em không những làm được bài văn đúng mà còn phải viết được 
bài văn hay. Thế nhưng một thực tế là số học sinh lớp 9 nắm chắc phương pháp, có 
kĩ năng làm bài rất ít. Ý nghèo nàn, chữ viết cẩu thả, khả năng diễn ý hành văn 
kém. Các em học văn một cách thụ động, thường dựa vào bài văn mẫu hoặc ý thầy 
cô cho sẵn, chưa tự mình tìm ra các ý mới, ý sâu sắc do chính bản thân cảm nhận 
được. Rồi hiện tượng học sinh lười học Văn, không yêu thích môn Văn cũng là vấn 
đề nan giải. Vậy làm thế nào giúp học sinh hiểu rõ kiểu bài Nghị luận văn học và 
yêu thích môn Tập làm văn. Điều này quả là khó đối với giáo viên dạy Văn. Từ 
thực tế giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, ôn luyện cho học sinh thi vào lớp 10, và bồi 
dưỡng học sinh giỏi môn Văn khiến tôi rất trăn trở. Những trăn trở này thôi thúc 
tôi phải tìm tòi, nghiên cứu tìm giải pháp để dạy học sinh lớp 9 làm bài văn nghị 
luận văn học hiệu quả. Và sau một năm thực nghiệm phương pháp dạy học sinh 
lớp 9 làm bài Nghị luận văn học của mình, tôi đã đúc rút được kinh nghiệm quý 
báu. Kinh nghiệm ấy được kết hợp với những nguyên tắc lí thuyết nhằm đưa ra 
một phương pháp phù hợp để giúp học sinh xây dựng được một bài văn hoàn 
chỉnh, bài làm đạt chất lượng cao. Đề tài: “Phương pháp làm bài nghị luận văn 
học lớp 9” là tôi trình bày những sáng kiến, những suy nghĩ của mình về việc dạy 
học sinh lớp 9 viết đúng, tiến tới viết hay bài nghị luận văn học. Từ đó giúp các em 
nắm chắc những yêu cầu cơ bản, có kiến thức đầy đủ về kiểu bài, có kĩ năng làm 
bài tốt. Các em thêm yêu quý môn Văn, tự tin khi làm bài Tập làm văn
 làm cho việc học Văn, thi Văn của các em ngày càng đạt kết quả cao.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
 Nghiên cứu đề tài “Phương pháp làm bài nghị luận văn học lớp 9” với 
mục đích của tôi là rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh. Cụ thể là cung cấp 
cho các em những kiến thức cơ bản nhất về kĩ năng, phương pháp làm bài nghị 
luận văn học. Từ chỗ làm được bài văn đúng tiến tới làm được bài văn hay theo 
 1 nghị luận là: Kiến thức văn học sử (các giai đoạn, các thời kì trong tiến trình phát 
triển lịch sử văn học); kiến thức tác phẩm (với thơ phải thuộc, với tác phẩm văn 
xuôi phải nắm được chi tiết, sự kiện, nhân vật, cốt truyện); kiến thức ngôn ngữ 
(dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, tạo lập văn bản); kiến thức làm văn (xác định kiểu 
bài, bố cục, tìm ý, lập ý, diễn ý, hành văn, lập luận). 
1.2. Hiểu và phân tích được cái hay của văn
 Tác phẩm văn học chứa đựng tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ lớn lao của người 
nghệ sĩ. Cách diễn đạt nội dung ấy được thông qua một loạt các hình ảnh, nhân vật, 
nhịp điệu Muốn phân tích một tác phẩm, một đoạn trích tương đối hoàn chỉnh 
trong tác phẩm người viết phải tuân thủ các bước:
 - Bước 1: Phải đọc tác phẩm nhiều lượt, vừa đọc vừa suy ngẫm để cảm thụ tinh 
thần chung của tác phẩm và những nét tài nghệ lớn của tác giả. Nếu là thơ trữ tình 
thì sự cảm thụ nên hướng nhiều hơn về tình cảm. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ 
chi phối mạnh mẽ ở hình ảnh, màu sắc, nhịp điệu còn nếu là tác phẩm truyện 
ngắn hay thơ tự sự thì cảm thụ hướng nhiều về cốt truyện và khắc họa tính cách 
nhân vật. 
 - Bước 2: Phân tích, bình giảng chi tiết. Đó là phân tích, bình giảng từng phần, 
từng mặt của các đặc sắc nghệ thuật lớn trong tác phẩm: một nhân vật, một tình 
tiết, một hình ảnh, một câu, một từ, một âm điệu, một thủ pháp nghệ thuật nào 
đó Các chi tiết được chọn cũng không nên phân tích bình giảng một cách bình 
quân mà có đậm, có nhạt tùy theo vị trí quan trọng của chi tiết ấy đối với cái tinh 
thần chung và những nét đặc sắc nghệ thuật lớn cũng tùy theo yêu cầu của đề bài. 
Tuy nhiên phân tích chi tiết không được lạc ra ngoài sự cảm thụ tổng quát ban đầu 
về tinh thần chung và đặc sắc nghệ thuật chung của tác phẩm, của từng đoạn. Nó 
chẳng qua là đi vào thâm nhập sâu hơn, tỉ mỉ hơn mà thôi.
 2. Thực trạng của đề tài
2.1. Quan điểm về cách dạy Làm văn nghị luận 
 Nội dung chính của Làm văn nghị luận là dạy cho học sinh biết cách tạo ra 
ý, làm phong phú ý và biết lập luận, phản bác, để bảo vệ ý kiến của mình Nghĩa 
là tăng cường rèn luyện tính chủ động, tích cực trong suy nghĩ của người học. Học 
sinh phải có năng lực vận dụng các thao tác làm văn một cách linh hoạt, sáng tạo 
như: phân tích, giải thích, bình luận, so sánh Những thao tác nghị luận này phải 
được kết hợp nhuẫn nhuyễn trong bài văn. Học sinh được thực hành, ứng dụng làm 
bài văn nhiều hơn, bớt lí thuyết về các kiểu bài, tăng cường cung cấp kiến thức liên 
quan đến việc đọc- hiểu các văn bản tương ứng để thực hiện dạy học tích hợp. 
2.2. Thực trạng học sinh (khảo sát thực tế)
 3 + Cái hay ấy được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật nào (cốt truyện, chi tiết, 
hình ảnh, nhịp điệu,)? Hình thức đó được xây dựng bằng thủ pháp nghệ thuật gì?
 - Để tìm ý được phong phú, tôi dạy học sinh cách tích lũy “vốn ý” từ những giờ 
giảng văn trên lớp của thầy, từ việc đọc những bài văn hay của các nhà văn, nhà lí 
luận phê bình để vừa học cách viết cụ thể vừa học cách lập ý, sau đó tập tóm tắt 
bài viết ấy thành một dàn ý theo hệ thống. Ví dụ như: Bài viết về vấn đề gì? Mở 
bài đến đâu và nêu luận đề gì lớn? Thân bài gồm mấy phần, mỗi phần có mấy ý 
lớn, trong mỗi ý lớn có thể phân chia thành mấy ý nhỏ? Kết bài nêu ý gì? 
Ví dụ: Tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài:
 “Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân”.
 * Tìm hiểu đề: Đặt và trả lời câu hỏi:
 Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? 
 - Đề yêu cầu nêu những suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của 
Kim Lân. Nêu được tình yêu làng gắn với lòng yêu nước của ông Hai, một nét rất 
mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
 Giải quyết vấn đề ấy cần đến kiến thức nào?
 - Tư liệu chính là truyện ngắn Làng của Kim Lân. Tuy nhiên để làm nổi bật 
được thứ tình cảm mới mẻ của người nông dân trong kháng chiến, học sinh phải 
mở rộng vùng tư liệu ở các tác phẩm khác như truyện “Lão Hạc”, đoạn trích “Tức 
nước vỡ bờ” để so sánh làm nổi bật vấn đề của đề bài.
 Đề yêu cầu kiểu bài gì?
 - Kiểu bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm: Nêu suy nghĩ, nhận xét, 
đánh giá về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai. 
 * Tìm ý: Đặt và trả lời câu hỏi
 Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai là gì ? 
 - Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai là tình yêu làng, yêu nước thống nhất với 
tinh thần kháng chiến.
 Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào? 
 - Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ rõ nhất ở tình huống khi ông 
nghe tin đồn làng mình theo giặc và khi nghe tin cải chính.
 Tình cảm ấy có đặc điểm, ý nghĩa gì trong hoàn cảnh thời kì đầu của cuộc 
kháng chiến chống thực dân Pháp?
 - Tình cảm ấy là biểu hiện của tình yêu nước, niềm tin vào cách mạng, vào 
Đảng, nhiệt tình tham gia ủng hộ kháng chiến. 
 Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động, thú vị tình yêu làng 
và lòng yêu nước ấy của ông Hai?
 5 + Luận cứ 3: Ông Hai luôn tìm cách theo dõi tin tức kháng chiến, ruột gan sung 
sướng khi nghe được nhiều tin hay, tin chiến thắng của quân ta (dẫn chứng, phân 
tích, nhận xét)
 - Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai 
được bộc lộ sâu sắc và cảm động khi ông nghe tin làng mình theo giặc.
 + Luận cứ 1: Phản ứng tâm lí khi ông Hai mới nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: 
bàng hoàng, sững sờ, tủi thẹn (dẫn chứng, phân tích, nhận xét)
 + Luận cứ 2: Nỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông Hai từ khi cái tin dữ xâm chiếm 
trở thành sự sợ hãi lo lắng (dẫn chứng, phân tích, nhận xét).
 + Luận cứ 3: Xung đột nội tâm khi ông Hai phải lựa chọn giữa tình yêu quê hương 
và tình yêu Tổ quốc (dẫn chứng, nhận xét).
 + Luận cứ 4: Cuộc trò chuyện với con khẳng định tình yêu quê hương vẫn chan 
chứa trong lòng ông Hai.
 - Luận điểm 3: Niềm vui khi nghe tin cải chính.
 + Luận cứ 1: Ông Hai đi khoe tin làng ông bị giặc đốt, nhà ông bị giặc đốt.
 + Luận cứ 2: Ông Hai mua quà chia cho các con (dẫn chứng, phân tích, nhận xét) 
 - Tiểu kết: Khẳng định vẻ đẹp của tình yêu làng, yêu nước của ông Hai gắn bó, 
bền chặt, thiêng liêng. 
 - Liên hệ, so sánh: So sánh với nhân vật Lão Hạc (“Lão Hạc” - Nam Cao), để 
thấy được những điểm tiến bộ vượt bậc trong nhận thức, tâm hồn tình cảm và tính 
cách của người nông dân khi có ánh sáng của Đảng, Bác Hồ giác ngộ.
 - Luận điểm 4: Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
 + Lựa chọn tình huống truyện độc đáo là sự thử thách bên trong bộc lộ chiều sâu 
tâm trạng 
 + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
 + Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện rõ cá tính nhân vật. 
C. Kết bài: 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh kết bài theo các ý: 
 - Đánh giá chung về thành công của tác phẩm, sức hấp dẫn của nhân vật, ý nghĩa 
biểu tượng của hình tượng nhân vật.
 - Cảm nghĩ của mình từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về tâm hồn, tình 
cảm của nười dân Việt Nam.
3.3. Làm bài văn
 Một nhà phê bình văn học nói rằng giải một bài toán, tìm được đáp số là 
xong nhưng làm một bài văn, tìm được đáp số công việc xem như mới được một 
nửa. Đọc một bài thơ, một đoạn văn, một cuốn sách nhiều khi ai cũng thấy hay 
nhưng hay ở chỗ nào? Vì sao như thế lại hay? Nói cho ra nhẽ đã khó, đặt bút 
 7 Ví dụ: “ Một trong những điểm tạo nên sức hấp dẫn của truyện Chiếc lược ngà 
mà ta không thể không nói tới là cách xây dựng một cốt truyện khá chặt chẽ, có 
những yếu tố bất ngờ, tự nhiên nhưng hợp lí”.
3.3.1.3. Viết văn có hình ảnh
 Văn nghị luận là loại văn của tư duy, ý tứ cần chặt chẽ, sáng sủa, lập luận phải 
chắc chắn độ chính xác cao. Bài văn nghị luận hay là vừa giàu sức thuyết phục, 
vừa giàu hình ảnh. Biện pháp cơ bản để bài viết có hình ảnh là người viết biết dùng 
phép so sánh, liên hệ, đối chiếu. Đây là một yêu cầu cao giáo viên phải dành thời 
gian thích đáng để hướng dẫn các em biết vận dụng trong bài văn của mình. 
Ví dụ: Để làm nổi bật nét tinh tế, độc đáo khi viết về mùa thu trong bài thơ “Sang 
thu” của Hữu Thỉnh, ngay phần mở bài có thể dùng phép so sánh như sau: 
 “Trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, có thể nói mùa thu được chú ý nhiều 
hơn cả. Mùa thu đã sớm định hình trong trạng thái ổn định như mùa thu trong thơ 
Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, hoặc có vận động nhưng có cái gì đó phân chia như 
trong thơ Huy Cận, Xuân Diệu. Còn đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh, cách lựa 
chọn khoảnh khắc thời gian đã khác. Chưa có một sự định hình, nó bắc cầu giữa 
cái “không” và cái “có”. Chính cái cảm giác mơ hồ và tinh tế này chuyên chở hồn 
thu theo cái cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, mùa thu đến vừa lạ vừa 
quen, nó đánh thức tâm hồn ta những gì da diết”.
3.3.1.4. Lập luận sắc sảo, chặt chẽ
 Lập luận là dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, đề người đọc tin, 
hiểu và đồng tình với mình. Do đặc điểm và tính chất của nó, văn nghị luận ít dùng 
loại câu mô tả, trần thuật mà chủ yếu dùng loại câu nghi vấn, khẳng định và phủ 
định với nội dung hầu hết là các phán đoán hoặc những nhận xét, đánh giá sâu sắc. 
Để học sinh biết lập luận chặt chẽ, giáo viên dạy các em biết và sử dụng các từ ngữ 
lập luận như: thật vậy, đúng thế, cho nên, không chỉ, mà còn, trước hết, sau cùng, 
tóm lại, Có thể gọi chung là hệ thống từ lập luận. 
Ví dụ: “ Đúng thế, đời Kiều là một tấm gương oan khổ, một câu chuyện thê thảm 
về vận mệnh con người trong xã hội cũ. Dựng lên một con người, một cuộc đời 
như vậy là một cách Nguyễn Du phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề của 
thời đại. Lời phát biểu ấy trước hết là một tiếng kêu thương. Tiếng kêu não nùng 
đau đớn suốt trong tác phẩm lúc nào cũng văng vẳng bên tai.”
3.3.1.5. Dẫn chứng và trình bày dẫn chứng
 Nội dung bài nghị luận được tạo nên bởi những lí lẽ và dẫn chứng, cả hai cùng 
có một mục đích là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Nếu như lí lẽ nghiêng về việc 
làm cho người đọc hiểu thì dẫn chứng thiên về phía làm cho người ta tin. Vậy là cả 
hai đều có tầm quan trọng ngang nhau. Một bài văn không thể không chú ý tới vấn 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_lam_bai_nghi_luan_van_hoc.doc