Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9

pdf 11 trang sklop9 30/04/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long. 
 Tôi ghi tên dưới đây: 
 S Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình Tỷ lệ (%) 
 T tháng tác (hoặc danh độ đóng góp 
 T năm nơi thường chuyên vào việc 
 sinh trú) môn tạo ra sáng 
 kiến 
 1 NGUYỄN 25/09/ Trường TH- Giáo ĐHSP 100% 
 THỊ NHƯ 1983 THCS viên dạy Giáo dục 
 QUỲNH Thanh Phú – môn chính trị 
 TX Bình Giáo dục 
 Long – Bình công dân 
 Phước (lớp 
 6,7,8,9) 
 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Phương pháp nâng cao 
chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục công dân lớp 9". 
 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả, đồng thời là chủ đầu tư tạo ra 
sáng kiến. 
 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Giáo dục công dân) 
 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 06/01/2020 
 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 5.1. Tính mới của sáng kiến: 
 Trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay, Giáo dục công dân là môn 
học góp phần quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách, đạo đức cho người 
học. Giúp hình thành ở người học nhân sinh quan lành mạnh, những ứng xử 
mang tính nhân văn, là cơ sở quan trọng để góp phần xây dựng con người mới 
đáp ứng công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam. Môn Giáo dục công 
dân có vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ, là 
môn học trực tiếp cung cấp lí luận và thực tiễn về những chuẩn mực đạo đức và 
pháp luật. 
 Đảng và Nhà nước ta xem việc bồi dưỡng nhân tài là một phần quan trọng 
trong quốc sách phát triển con người. Trong nhiệm vụ chuyên môn của nhà 
trường, ngoài công tác giảng dạy, thì bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là nhiệm vụ 
 3 
 Giáo viên luôn ý thức trau đồi trình độ chuyên môn, nỗ lực tìm tòi, tham 
khảo tài liệu để phục vụ cho công tác ôn thi. 
 Khó khăn: 
 Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở 
trường TH-THCS Thanh Phú còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể như sau: 
 Môn Giáo dục công dân được xem như là một môn học phụ nên học sinh 
và cả phụ huynh coi thường, không xem trọng nên không chọn được học sinh 
tham gia vào đội tuyển. 
 Học sinh học chương trình chính khóa, chéo buổi, cộng thêm tham gia các 
hoạt động phong trào trong nhà trường nên cũng có ảnh hưởng phần nào đến 
thời gian tự học ở nhà và ôn luyện ở trường. 
 Bên cạnh đó, môn giáo dục công dân không có tài liệu phục vụ cho công 
tác ôn thi học sinh giỏi. Giáo viên phải tự tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm tư liệu để 
phục vụ công tác này. 
 Chính những lí do trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thi học sinh 
giỏi qua các năm. Kết quả thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân ở các trường 
tuy đã đạt được một số thành quả nhất định nhưng chưa cao. 
 Vậy làm thế nào để khắc phục được những vấn đề tồn tại nêu trên? Qua quá 
trình làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân, tôi nhận 
thấy có rất nhiều phương pháp nhưng cần phải làm tốt những nội dung sau: 
 a. Phát hiện và tuyển chọn học sinh vào đội tuyển 
 Có thể nói việc lựa chọn học sinh vào đội tuyển là bước đầu tiên quan trọng 
quyết định sự thành công của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trường TH-
THCS Thanh Phú đặc thù rất ít học sinh, tỉ lệ học sinh khá, giỏi rất ít nên việc 
lựa chọn học sinh vào đội tuyển rất khó khăn đối với tất cả các môn, đặc biệt là 
môn Giáo dục công dân. 
 Ở trường trung học cơ sở, môn Giáo dục công dân được xem như là một 
môn học phụ không có ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập và phát triển của 
học sinh, không thi tuyển sinh vào lớp 10. Chính vì vậy, từ bậc phụ huynh cho 
đến học sinh thậm chí các thầy cô giáo cũng không thật xem trọng và không đầu 
tư cho môn học này. Theo định hướng của cha mẹ, thầy cô, học sinh càng chú 
trọng hơn tới các môn học liên quan tới các kì thi tuyển sinh cuối cấp, vì thế 
môn Giáo dục công dân lại càng không được quan tâm đến. Một số ít em có học 
lực tốt chỉ muốn tham gia ôn thi học sinh giỏi các môn chính như Toán, Văn, 
Anh,... Các em không muốn tham gia bồi dưỡng môn Giáo dục công dân. 
 Việc thành lập đội tuyển học sinh giỏi môn Giáo dục công dân gặp rất 
nhiều khó khăn. Thực tế có một số em muốn tham gia đội tuyển học sinh giỏi 
môn Giáo dục nhưng bố mẹ không đồng ý vì họ cho rằng mất thời gian cho môn 
học này là không cần thiết. Bên cạnh đó, nó còn làm ảnh hưởng đến tâm lý, sự 
tự tin của những học sinh muốn tham gia đội tuyển. Các em sợ bị coi thường, 
 5 
đủ những tố chất theo yêu cầu. Vì vậy, giáo viên cần phải phát hiện và lựa chọn 
học sinh có những tố chất cơ bản của bộ môn. Cụ thể là lựa chọn những học sinh 
có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh nhẹn, chính xác, có 
thái độ tích cực trong học tập, nắm vững kiến thức bài học, biết lập luận để giải 
quyết các vấn đề. Chỉ chọn những học sinh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, 
không lựa chọn tràn lan dẫn đến việc ôn thi không hiệu quả. 
 b. Xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch bồi dưỡng. 
 Một trong những khó khăn lớn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn 
Giáo dục công dân là không có tài liệu hướng dẫn ôn thi. Để xây dựng chương 
trình bồi dưỡng giáo viên phải nghiên cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau. Giáo 
viên phải tự biên soạn nội dung ôn tập cho học sinh. Vì thế, soạn thảo chương 
trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như giáo 
viên không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Cần biên soạn nội dung bồi 
dưỡng dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khoá 
tiến dần tới chương trình nâng cao, khắc sâu kiến thức cơ bản trước, sau đó mới 
vận dụng để mở rộng và nâng cao dần. 
 Việc xác định nội dung bồi dưỡng môn Giáo dục công dân phải căn cứ vào 
cấu trúc đề thi học sinh giỏi tỉnh các năm mà sở GD&ĐT ban hành. Giáo viên 
cần phải dựa vào cấu trúc đề thi trong từng năm để xây dựng nội dung chương 
trình ôn tập cho sát. Tránh ôn tràn lan dẫn đến quá tải cho học sinh mà lại không 
có kết quả tốt. 
 Cấu trúc đề thi học sinh giỏi tỉnh các năm đều có 5 chủ đề. Ở mỗi chủ đề 
quy định hệ thống kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9. Giáo viên cần xác định chính 
xác nội dung các bài có liên quan đến chủ đề. Tránh tình trang bị bỏ sót nội 
dung ôn tập hoặc ôn không đúng nội dung. 
 Ví dụ: Ở chủ đề Hội nhập, hợp tác, hòa bình, hữu nghị, truyền thống dân 
tộc. Với chủ đề này, giáo viên thường xác định phạm vi kiến thức rất rộng. Tuy 
nhiên, việc xác định nội dung các bài nhiều khi vượt ra khỏi yêu cầu của chủ đề, 
không cần thiết và tốn nhiều thời gian. Do vậy, giáo viên cần xác định nội dung 
kiến thức tập trung vào những bài sau: Hợp tác cùng phát triển (GDCD 9), Tình 
hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới (GDCD 9), Kế thừa và phát huy truyền 
thống tốt đẹp của dân tộc (GDCD 9), Bảo vệ hòa bình (GDCD 9), Tôn trọng và 
học hỏi các dân tộc khác (GDCD 8). Sau khi xác định những bài có nội dung 
liên quan đến chủ đề giáo viên sẽ xác định những kiến thức cần ôn luyện cho 
học sinh. 
 Nội dung kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên cần dựa vào chuẩn 
kiến thức kĩ năng chương trình giáo dục phổ thông và phải mở rộng, nâng cao 
kiến thức chuyên môn một cách hợp lý, khoa học, có hệ thống. Giáo viên cần 
định lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh trong từng chủ đề. Bồi dưỡng 
cho học sinh kiến thức nâng cao theo hướng đào sâu, mở rộng. 
 7 
 Ví dụ, với câu hỏi: Hợp tác là gì? Vì sao phải hợp tác? Tại sao nói trong 
bối cảnh thế giới hiện nay thì hợp tác quốc tế là một vấn đề tất yếu? Đây là 
những câu hỏi tương đối khó đòi hỏi học sinh phải phải biết cách phân tích, so 
sánh, khái quát và tổng hợp kiến thức, đặc biệt là phải vận dụng những hiểu biết 
của bản thân về tình hình thế giới. Nếu học sinh chỉ thuộc bài mà không tư duy 
thì khó có thể làm được các dạng câu hỏi này. Do vậy trong quá trình ôn tập, 
giáo viên cần rèn cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức và hiểu biết để phân 
tích vấn đề. Từ đó, có thể thấy vai trò hướng dẫn của người thầy là cực kỳ quan 
trọng trong dạy học nói chung, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. 
 Bên cạnh đó, giáo viên còn phải làm tốt công tác hướng dẫn học sinh biết 
vận dụng kiến thức vào thực tế một cách hợp lý thông qua việc xử lý các tình 
huống. Việc giúp học sinh biết cách ứng xử tốt đẹp, vận dụng nội dung kiến thức 
đã học vào thực tế sẽ tạo nên sự hứng thú, say mê học tập học sinh, giúp các em 
nhận thức được sự cần thiết của việc học tập môn Giáo dục công dân. 
 Ngoài việc ôn tập trung tại trường, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh tự 
học, giáo viên kiểm tra, đánh giá. Bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng giải quyết vấn 
đề, xử lí tình huống và phương pháp tự học vì tự học là điều kiện tốt nhất để 
phát triển tư duy độc lập và tư duy sáng tạo cho học sinh giúp học sinh đạt được 
hiệu quả trong học tập. 
 d. Ôn tập thông qua việc thành lập các nhóm trên mạng xã hội. 
 Một trong những khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đó là 
thời gian ôn của các em trong trường bị hạn chế vì ngoài học chính khóa các em 
còn phải tham gia học chéo buổi và phụ đạo chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp. 
Chính vì vậy, giáo viên cần thông qua mạng xã hội để kết nối học sinh ngoài giờ 
học. Trong quá trình ôn thi, giáo viên lập nhóm chung trên Zalo (hoặc 
Facebook) để trao đổi trong suốt quá trình học. Thông qua các nhóm này, giáo 
viên hướng dẫn học sinh khai thác và chia sẻ những tư liệu hay, có liên quan đến 
nội dung ôn tập để các em trau dồi vốn hiểu biết. 
 Đặc biệt, đầu năm 2020, khi dịch COVID - 19 bùng phát trong thời điểm 
học sinh đang ôn thi chuẩn bị cho kì thi cấp tỉnh năm học 2019 – 2020 thì việc 
lập các nhóm thông qua mạng xã hội đã phát huy được hiệu quả. Trong khoảng 
thời gian này, học sinh dừng đến trường nhưng vẫn thực hiện nhiệm vụ học tập 
và ôn thi học sinh giỏi. Để làm được điều này, ngoài việc giao đề cương và 
hướng dẫn các em tự ôn tập ở nhà thì thông qua các nhóm, giáo viên giao nhiệm 
vụ cho học sinh, yêu cầu học sinh thực hiện, trao đổi và phản hồi lại cho giáo 
viên kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức. Chính cách làm này đã giúp các 
em hoàn thành được kế hoạch ôn tập thi theo đúng kế hoạch và tham gia kì thi 
đạt kết quả tốt. 
 Như vậy, có thể thấy việc khai thác mạng xã hội thông qua việc thành lập 
các nhóm để hướng dẫn học sinh ôn tập trực tuyến đã mang lại hiệu quả thiết 
thực. 
 9 
 Sau mỗi chủ đề, giáo viên cần kiểm tra để đánh giá khả năng tiếp thu, vận 
dụng của các em từ đó giúp các em thấy được những sai sót để sửa chữa, hoặc 
giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng thêm. 
 Trong quá trình ôn tập, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thi thử để làm 
quen với các dạng đề, qua đó giúp các em rèn kĩ năng làm bài. Qua đó, giáo viên 
đánh giá được mức độ nhận thức của học sinh để có những hướng dẫn, điều 
chỉnh kịp thời và luyện cho các em thói quen khai thác đề ở nhiều góc độ, 
phương diện khác nhau. 
 Cần phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể trong nhà trường 
và phụ huynh để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh trong quá trình ôn thi. 
 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến 
lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): 
................................................................................................................................................................................................................................. 
................................................................................................................................................................................................................................. 
................................................................................................................................................................................................................................. 
................................................................................................................................................................................................................................. 
................................................................................................................................................................................................................................. 
................................................................................................................................................................................................................................. 
................................................................................................................................................................................................................................. 
................................................................................................................................................................................................................................. 
................................................................................................................................................................................................................................. 
................................................................................................................................................................................................................................. 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Thanh Phú, ngày 16 tháng 01 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Nguyễn Thị Như Quỳnh 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_boi_du.pdf