Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí ở cấp THCS

doc 21 trang sklop9 16/04/2024 2090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí ở cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí ở cấp THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí ở cấp THCS
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Môi trường không phải chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn 
là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất, 
đồng thời là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhưng môi trường 
hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi 
trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính 
toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đã 
làm đổi mới xã hội Việt Nam, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy nhiên 
sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, những 
hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. 
Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi 
Quốc gia. Việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn 
Vật lí là việc làm cần thiết giúp học sinh hiểu biết được mối quan hệ giữa môi 
trường tự nhiên, môi trường xã hội và vai trò của con người trong đó. Từ đó sẽ 
có thái độ thân thiện với môi trường, yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng di 
sản văn hóa và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh.
 Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các 
nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm 
nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí, 
hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lở, lũ lụt, hạn 
hán. Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung để tích hợp giáo dục bảo vệ môi 
trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị 
cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ
 môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng 
cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
 Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi và trình độ nhận thức kiến 
thức bộ môn Vật lí của học sinh THCS, qua thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi 
các đồng nghiệp, qua công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình 
hình môi trường ở địa phương. Tôi nhận thấy rằng việc tích hợp giáo dục bảo vệ 
 1 Qua sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi 
trường trong dạy học môn Vật lí ở cấp THCS” sẽ giúp học sinh có ý thức tự 
giác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ năng nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, 
tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. Đồng thời sẽ có hành động cụ thể 
để bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ 
môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
 3 2. Các biện pháp giải quyết vấn đề: 
 Hiện nay chúng ta đang đứng trước tình trạng môi trường bị suy thoái 
nghiêm trọng. Nguyên nhân do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công 
nghiệp đã thải ra môi trường một lượng khí thải rất lớn, làm ô nhiễm nghiêm 
trọng đến môi trường sống. Tuy nhiên việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường 
như trước sẽ không đem lại hiệu quả, học sinh sẽ không hiểu biết về tác động 
của môi trường đối với loài người, như thế sẽ làm môi trường ngày càng mất cân 
bằng về sinh thái, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống con người. Để cho nội 
dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu quả tôi mạnh dạn trình bày 
một số biện pháp tích hợp.
 2.1. Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học.
 Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống, 
từ đó có những hành động cụ thể phù hợp để bảo vệ môi trường thì trước hết cần 
chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học, phù hợp với 
nhận thức của các em. Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục bảo vệ môi trường 
cho học sinh cần thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong chương 
trình học.
Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh: 
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để học 
sinh tìm hiểu.
- Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em. 
 2.2. Thu thập tài liệu về môi trường sinh động và có sức thuyết phục.
 Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm 
kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều 
kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp 
bảo vệ môi trường nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên 
tìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu, 
 5 đồng bằng ven biển trong đó có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu 
Long của Việt Nam.
- HS nhận thức: Để giảm thiểu tác hại của việc mực nước biển dâng cao, các 
nước trên thế giới (đặc biệt là các nước phát triển) cần có kế hoạch cắt giảm 
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (là nguyên nhân gây ra tình trạng Trái Đất 
nóng lên). 
*Ví dụ 2: Bài 30-31 : SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (LỚP 6)
- Địa chỉ tích hợp: Sự bay hơi phụ thuộc vào ba yếu tố:nhiệt độ,gió và diện tích 
mặt thoáng của chất lỏng.Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.
- Phương pháp tích hợp: Quan sát các hình vẽ và làm thí nghiệm kiểm tra để 
hình thành kiến thức sự bay hơi phụ thuộc vào ba yếu tố:nhiệt độ,gió và diện 
tích mặt thoáng của chất lỏng.
GV:Trong không khí luôn có hơi nước , độ ẩm của không khí luôn phụ thuộc 
vào khối lượng nước có trong 1m3 không khí.
 - Việt nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, độ ẩm không khí 
thường dao động trong khoảng từ 70% đến 90% ảnh hưởng đến sản xuất làm 
kim loại chóng bị ăn mòn đồng thời cũng làm dịch bệnh dễ phát sinh. Nhưng 
nếu độ ẩm quá thấp dưới 60% cũng ảnh hưởng đến con người và gia súc gây ra 
hạn hán ảnh hưởng đến nông nghiệp.
GV:Làm thế nào để hạn chế sự bay hơi ở ruộng lúa? 
-HS:Ngoài ruông nên thả nhiều bèo hoa dâu ngoài cung cấp chất dinh dưỡng 
cho ruộng lúa còn hạn chế sự bay hơi ở ruộng. 
- Tăng cường trồng cây xanh giữ cho các sông hồ trong sạch.
- Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành sương mù cần có biện pháp đảm 
bảo an toàn giao thông .
* Ví dụ 3: Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH 
SÁNG (LỚP 7)
- Địa chỉ tích hợp: Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ 
nguồn sáng truyền tới.
- Phương pháp tích hợp: Làm thí nghiệm H3.1;H3.2 - SGKVL7, để hình thành 
kiến thức bóng tối, sau đó kết hợp giáo dục BVMT cho học sinh
GV: Trong sinh hoạt và học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối?
HS nhận thức: Trong sinh hoạt và học tập ta cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có 
bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì lắp đặt một bóng đèn 
 7 HS nhận thức: Dòng sông ở địa phương chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm 
nghiêm trọng, vì vậy chúng ta không được vứt rác thải xuống sông, nhắc nhở 
cha mẹ không được bơm các chất độc hại từ vườn, chuồng trại xuống sông, 
tuyên truyền cho mọi người xung quanh ý thức giữ gìn môi trường. 
* Ví dụ 5: Bài 12: GƯƠNG CẦU LÕM (LỚP 7)
 - Địa chỉ tích hợp: Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia sáng song 
song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một 
chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song
- Phương pháp tích hợp: Làm thí nghiệm( H 8.2 – SGKVL7), kết hợp sử dụng 
hình ảnh về lợi ích của việc dùng gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày, đặt 
các câu hỏi có liên quan, giáo viên nhấn mạnh kiến thức BVMT.
GV: Các em hãy cho biết chùm sáng của Mặt Trời là chùm sáng hội tụ, song 
song hay phân kì?
HS: Chùm sáng Mặt Trời là chùm sáng song song.
GV: Chùm sáng của Mặt Trời có vai trò gì?
HS: Chùm sáng của Mặt Trời có một vai trò rất quan trọng cho sự sống trên Trái 
Đất, nó là một nguồn năng lượng vô tận.
GV: Vậy chúng ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng này không?
HD: Chúng ta vẫn có thể sử dụng được nguồn năng lượng này.
GV: Việc sử dụng nguồn năng lượng này có mang lại lợi ích gì không?
HS nhận thức: Việc sử dụng nguồn năng lượng này là một yêu cầu cấp thiết 
nhằm giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệm 
được tài nguyên đồng thời bảo vệ được môi trường.
Ngoài ra gương cầu lõm còn nhiều ứng dụng vào trong cuộc sống (như nấu 
nướng, nấu chảy kim loại) 
* Ví dụ 6: Bài 15 : CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN (LỚP 7)
 - Địa chỉ tích hợp: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, không 
những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con 
người mà nó còn ảnh hưởng đến tập tính cũng như môi trường sống của một số 
loài động vật trên thế giới.
 9 * Ví dụ 7: Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT (LỚP 7)
- Địa chỉ tích hợp: Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát
- Phương pháp tích hợp: Làm các thí nghiệm của bài để hình thành kiến thức có 
thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát, sử dụng hình ảnh về tác hại của sét và 
biện pháp làm giảm sét, kết hợp lấy ví dụ thực tế.
GV: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào ?
HS: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
GV: Trong tự nhiên vật có thể tự nhiễm điện được không? Em hãy cho ví dụ?
HS: Trong tự nhiên vật vẫn có thể nhiễm điện được mà không cần sự tác động 
của con người. Ví dụ, vào những lúc trời mưa giông, các đám mây bị cọ xát vào 
nhau nên nhiễm điện trái dấu. 
GV: Sự nhiễm điện này dẫn đến hiện tượng gì trong tự nhiên?
HS: Sự nhiễm điện trên dẫn đến sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa 
đám mây với mặt đất (sét).
GV: Hiện tượng trên có ảnh hưởng gì đến môi trường không?
HS: Hiện tượng trên vừa có lợi, vừa có hại cho cuộc sống con người.
+ Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm 
lượng ozon bổ sung vào khí quyển
+ Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính 
mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO, NO2).
GV: Vậy cần phải làm gì để làm giảm tác hại của sét ?
 HS ý thức : Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công 
trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi
* Ví dụ 8: Bài 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN (LỚP 7)
- Địa chỉ tích hợp: Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Phương pháp tích hợp: Tiến hành thí nghiệm H29.1, 29.2 SGKVL7, để nêu 
những tác hại của dòng điện đối với con người, liên hệ thực tế, hình ảnh sự cố 
chập điện.
GV : Khi chúng ta sử dụng điện thường gặp những sự cố nào?
 11 Hàn Quốc khiến 66000 thùng dầu thô bị tràn ra biển...) làm cho không khí 
không thể khuếch tán vào nước dẫn tới trong nước biển thiếu ôxi làm chết rất 
nhiều sinh vật sống trong lòng đại dương, đồng thời cũng ảnh hưởng đến nhiều 
loài sinh vật biển khác nữa.
 Biện pháp khắc phục: Các ngành chức năng cần kiểm tra tàu chở dầu 
trước khi lưu thông trên biển và cần đảm bảo các quy tắc an toàn trong suốt quá 
trình lưu thông. Các tàu thường xuyên liên lạc với trung tâm cũng như với các 
tàu khác trong khu vực lưu thông, tránh các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, không 
những gây thiệt hại cho người và tài sản mà còn làm ô nhiễm môi trường, rất lâu 
sau mới có thể khắc phục được. 
* Ví dụ 10: Bài 21: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT (LỚP 8)
- Địa chỉ tích hợp: Sau khi học sinh đã làm các bài tập vận dụng phần đối lưu. 
Đối lưu là sự truyền nhiệt năng bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đó là 
hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
- Tình huống tích hợp: Trong phòng ngủ đóng kín cửa không có đối lưu không 
khí sẽ rất ngột ngạt, khó chịu. 
 Biện pháp khắc phục: nên mở cửa sổ trước khi đi ngủ khoảng 15 phút để 
không khí lưu thông dễ dàng, không khí trong phòng thoáng sạch giúp giấc ngủ 
ngon hơn, sâu hơn.
- Tình huống tích hợp: Trong bếp lò hay các lò cao ở các xí nghiệp, nhà máy khi 
không khí trong lò bị đốt nóng sẽ rất ngột ngạt.
 Biện pháp khắc phục: Người ta dùng những ống khói rất cao để thông gió 
(tạo ra lực hút) khi đó không khí trong lò bị đốt nóng theo ống khói bay lên đồng 
thời không khí lạnh ở bên ngoài lùa vào cửa lò. Nhờ đó luôn có đủ không khí để 
đốt cháy nhiên liệu. Mặt khác ống khói cao làm cho khói thải ra bay lên cao, 
chống ô nhiễm môi trường.
 - Tình huống tích hợp: Khi dùng rơm, trấu, mạt cưa để nấu bếp, ta thấy có rất 
nhiều bụi làm không gian bếp ngột ngạt. 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_tich_hop_giao_duc_bao_ve_m.doc