Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường phổ thông
UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: THCS Tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Chức vụ: Phó Hiệu trưởng NĂM HỌC 2018-2019 1 NĂM HỌC: 2018 - 2019 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Vấn đề nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt đối với một tổ chức. Nguồn nhân lực là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong các hoạt động của tổ chức. Điều đó đặt ra cho tất cả các tổ chức, trong đó có ngành giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, làm thế nào nâng cao năng lực, động cơ người lao động giúp cho tổ chức phát triển. Vì vậy việc quản lý nguồn nhân lực trong ngành giáo dục là hết sức quan trọng và cần thiết. Từ nhận thức đó, để xây dựng nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đan Phượng ngày càng hoàn thiện, tôi xin chọn đề tài “Quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường phổ thông ” làm mục tiêu nghiên cứu, nhằm góp phần giải quyết vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn. II. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý nguồn nhân lực trong ngành giáo dục. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của trường THCS Lương Thế Vinh thời gian qua - Đề xuất giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của trường THCS Lương Thế Vinh thời gian tới. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý, giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh, Thị Trấn Phùng huyện. Về thời gian: Năm học 2018-2019 IV. Đối tượng khảo sát, thử nghiệm - Đội ngũ giáo viên, công nhân viên nhà trường - Chi bộ Đảng nhà trường, Công đoàn nhà trường V. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lí luận; duy vật biện chứng, phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp phân tích so sánh, điều tra, khảo sát, phương pháp chuyên gia và các phương pháp khác. 3 + Điều 14 chương I nói rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo duc. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình”. + Điều 53- chương III: Quy định nhiệm vụ quyền hạn nhà trường là “quản lý giáo dục, cán bộ, nhân viên”. + Về nhiệm vụ nhà giáo, Luật Giáo dục yêu cầu nhà giáo phải có nhiều tiêu chuẩn, trong đó có các tiêu chuẩn “Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ” (Điều 61) + Điều 70 - Chương IV nói về chính sách đối với nhà giáo“Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo.” + Điều 29- Chương IV nêu nhiệm vụ giáo viên: “Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục”. • Điều lệ trường THPT quy định : + Điều lệ trường THPT- Điều 29, chương IV, mục 1, điểm c có ghi: “Giáo viên có nhiệm vụ rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy và giáo dục.” + Điều 31 nói về quyền của người giáo viên: Trình độ chuẩn của giáo viên THPT là tốt nghiệp ĐHSP. Giáo viên chưa đạt chuẩn được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn. + Điều 31, chương IV quy định về trình độ chuẩn Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học (2003-2004) của Bộ Giáo dục nêu: “ Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất chính trị, đạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ đào tạo. Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp, kỷ cương” Xuất phát từ những cơ sở trên, để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong trường THCS Lương Thế Vinh là một đòi hỏi hết sức cấp bách và tất yếu. 2. Những khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu 5 không khí tốt đẹp trong tập thể, nâng cao chất lượng công việc, nâng cao hiệu quả của nhà trường II. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH 1 Giới thiệu khái quát về trường THCS Lương Thế Vinh Đặc điểm tình hình trường THCS Lương Thế Vinh huyện Đan Phượng: - Địa điểm trụ sở chính: Số 216 – Phố Phùng Hưng- Thị trấn Phùng- huyện Đan Phượng- Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 0433 886 694. - Quá trình thành lập và phát triển: Trường được thành lập tháng 10 năm 1995 với chức năng là trường chuyên có nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện để dự thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố và cấp quốc gia. Năm 1997 nhà trường được đổi tên thành Trường THCS Lương Thế Vinh. Năm 2003 nhà trường được huyện bàn giao về Thị trấn Phùng quản lý. Trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2007. Trường đạt phổ cập trung học cơ sở từ năm 2007, đến nay đạt tỷ lệ 100%. Năm 2010 trường đạt cấp độ 3 về kiểm định chất lượng. - Những đặc điểm chính của đơn vị và địa phương: + Trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh đóng trên địa bàn phố Phùng Hưng - thị trấn Phùng - huyện Đan Phượng- thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 20km, nằm ven trục quốc lộ 32 là trung tâm kinh tế chính trị của huyện Đan Phượng với trình độ dân trí cao. + Cơ cấu tổ chức: Số lớp: 21; số học sinh: 886; nhiều năm không có HS bỏ học. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, hợp đông: 51( Biên chế: 42, H Đ 68: 4, HĐ trường: 5) Chất lượng đội ngũ: * Cán bộ giáo viên: Có trình độ đại học: 40/42, trình độ cao đẳng: 02. Đạt trình độ chuẩn: 100%, trình độ trên chuẩn: 94.6% * Nhân viên: Có trình độ đại học: 02; cao đẳng: 2, trung cấp: 2 và 3 bảo vệ có trình độ 12/12. Chi bộ nhà trường có 26 đảng viên, đạt tỷ lệ đảng viên/CBGVNV là 55.1%. Chi bộ đã lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Liên tục trong nhiều năm chi bộ trường THCS Lương Thế Vinh đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Nhiều năm được Huyện ủy Đan Phượng khen có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng. 7 + Đội ngũ học sinh nhà trường phần lớn đều có ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng đắn, ngoan ngoãn lễ phép, chấp hành tốt các nội quy, quy định, nền nếp, kỷ luật của nhà trường, xây dựng môi trường thi đua học tập tốt, không có tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, chấp hành tốt ATGT, có ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. + Hội cha mẹ học sinh đều có nhận thức đúng, rất ủng hộ nhà trường. Đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và các lớp hoạt động rất tích cực và hiệu quả. + Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy -HĐND- UBND Thị trấn Phùng, các ban ngành của Thị trấn và lãnh đạo của khu phố Phùng Hưng. + Phong trào thi đua “ Hai tốt” luôn được nhà trường quan tâm và đẩy mạnh, có nhiều đồng chí liên tục là Chiến sĩ thi đua, Lao động tiên tiến và giáo viên dạy giỏi cấp huyện, thành phố. + Nhà trường cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Hội đồng Anh trong dự án Đối thoại Châu Á, xây dựng công dân toàn cầu, kết nối lớp học. *Khó khăn: + Còn một số học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình, chưa ngoan và hổng kiến thức. + Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện, thành phố các môn Sử, Địa, Sinh, GDCD các em và gia đình các em không tích cực tham gia làm một thách thức lớn đối với nhà trường. b. Thực trạng về công tác quản lý nhân sự của nhà trường *Mặt mạnh: Trường đều thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành và đúng luật giáo dục, triển khai hoạt động dạy và học theo đúng quy chế chuyên môn. Trong quá trình chỉ đạo và quản lý công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, hiệu trưởng luôn bám sát mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước, đã cụ thể hoá các văn bản hướng dẫn để thực hiện trong quá trình quản lý và chỉ đạo tại đơn vị mình. Công tác bồi dưỡng giáo viên ở các nhà trường luôn bám sát nội dung, chương trình của tất cả các môn học trong nhà trường, thể hiện đúng chủ trương của Đảng đó là giáo dục học sinh toàn diện. Nhà trường đã có định hướng về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, coi đó là một định hướng lớn nhất trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2020. 9 Công tác thi đua dạy tốt còn mang tính chủ điểm, chủ yếu tập trung theo các đợt thi đua trong năm như: Chủ điểm chào mừng quốc tế phụ nữ 8-3, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý còn hạn chế, cụ thể chưa sử dụng được phần mềm quản lý nhà trường vào việc quản lý cán bộ. Công tác kế hoạch hoá của nhà trường còn hạn chế, mặc dù hiệu trưởng đã có chủ trương và định hướng công tác bồi dưỡng giáo viên, nhưng công tác kế hoạch hoá chưa biểu hiện được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý. Kế hoạch thường mang tính hình thức, chưa tính đến điều kiện và đặc điểm của nhà trường và nhu cầu, nguyện vọng của mỗi cá nhân giáo viên. Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chưa thể hiện tính chủ động. Vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, năng lực chuyên môn hạn chế. *Nguyên nhân: Chuyên môn ít kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn Đội ngũ giáo viên: Trình độ giáo viên chưa đồng đều, giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm, giáo viên cao tuổi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học còn chậm. Điều kiện phục vụ dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo viên. Hàng năm những giáo viên sắc về chuyên môn đã được chuyển lên trung tâm chất lượng cao nên công tác bồi giỏi có phần yếu kém, thực tế trong những năm trước nhà trường đã cung cấp cho trung tâm chất lượng cao các giáo viên như giáo viên môn vật lý, một giáo viên môn hóa học, hai giáo viên văn, một giáo viên toán, đó chính là nguyên nhân mà chất lượng học sinh giỏi chưa cao. Do ngân sách việc xây dựng hệ thống phòng học, tường rào.... chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới phương pháp của các trường. Thiết bị dạy học đã được cấp phát cơ bản đủ nhưng chất lượng kém là một trở ngại trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. c. Thực trạng đội ngũ giáo viên Mặt mạnh: Phần đông đội ngũ giáo viên trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy. Đội ngũ giáo viên của trường cơ bản đủ về số lượng. Về chất lượng thì đa số giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết, thân ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, có tinh thần cầu tiến. Đội ngũ giáo viên nhà trường luôn nêu cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng ngoài những thời điểm bồi dưỡng tập trung Hằng năm, chất lượng chuyên môn được từng bước nâng cao 11 Hạn chế: Các tổ trưởng chuyên môn hạn chế về năng lực xử lý về công nghệ thông tin nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình còn lúng túng, điều hành tổ nặng về hình thức quản lý hành chính, chưa phát huy được nội lực của các thành viên trong tổ, còn thụ động theo kế hoạch định sẵn của nhà trường. Vai trò của đồng chí tổ trưởng chưa năng động, thiếu tính sáng tạo trong hình thức sinh hoạt tổ, chưa tìm ra được đặc thù của từng môn. Nhìn chung, các tổ chuyên môn mới dừng lại ở tính hình thức, nặng về đối phó số tồn tại cần khắc phục nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường để thực hiện được mục tiêu cũng như chiến lược giáo dục và đào tạo mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và sự phân tích cụ thể thực trạng của việc quản lý đội ngũ giáo viên trường THCS Lương Thế Vinh tôi nhận thấy có một số vấn đề đặt ra mang tính cấp bách là: Một là vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trên các phương diện: bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm. Hai là vấn đề lập kế hoạch nhân sự đội ngũ. Ba là vấn đề phân công, bố trí giáo viên. Bốn là, thực hiện biện pháp động viên, khuyến khích vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên. III. GIẢI PHÁP 1. Mục tiêu của nhà trường về đề tài nghiên cứu Mục tiêu trong năm 2019-2020 - Trường tiếp tục đăng ký danh hiệu: “Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố” . - Tiếp tục giữ vững danh hiệu “ Trường học thân thiện học sinh tích cực” . - Tiếp tục giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia và cơ sở giáo dục đạt chuẩn chất lượng cao của Thành phố. - 20 đồng chí giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến cấp cơ sở. - Phấn đấu đạt nhiều giải cao trong kỳ thi giáo viên giỏi cấp huyện, thành phố. - Liên đội TNTP HCM tiếp tục giữ vững liên đội mạnh xuất sắc và tổng phụ trách giỏi cấp thành phố. - Công đoàn tiếp tục giữ vững danh hiệu “Công đoàn vững mạnh”. - Chi bộ tiếp tục giữ vững danh hiệu: “Chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh, xuất sắc” của Đảng bộ Thị trấn Phùng. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_nguon_nhan_luc_trong_nha_truon.doc