Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong quá trình dạy học môn Hóa

pdf 43 trang sklop9 20/11/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong quá trình dạy học môn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong quá trình dạy học môn Hóa

Sáng kiến kinh nghiệm Quy trình vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong quá trình dạy học môn Hóa
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA 
 TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH 
 -------***------- 
 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
Đề tài: 
 QUY TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP 
 “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN 
 HÓA 
 Lĩnh vực : GIÁO DỤC 
 Tên tác giả : PHẠM BÁ DŨNG 
 Giáo viên môn : HÓA HỌC 
 N¨m häc: 2013 - 2014 
 Quy trình vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong quá trình dạy học môn Hóa 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần vào việc đổi mới phương 
pháp dạy học, qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa học ở nhà 
trường THCS. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 
 - Điều tra thực trạng vận dụng phương pháp dạy học môn Hóa học của giáo 
viên trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội. 
 - Đề xuất và thực nghiệm quy trình vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn 
bột" trong quá trình dạy học bộ môn Hóa học lớp 9. 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 - Đối tượng nghiên cứu đề tài này của tôi là: Quy trình vận dụng phương 
pháp "Bàn tay nặn bột" trong quá trình dạy học môn Hóa. 
 - Phạm vi nghiên cứu đề tài: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại trường 
THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội. 
 - Thời gian nghiên cứu đề tài: Năm học 2013 - 2014. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
 - Các phương pháp nghiên cứu lý luận: 
 + Gồm các phương pháp phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa, tổng kết 
các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài. 
 - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
 + Phương pháp Ankét: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin 
về thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học, chất lượng dạy học bộ môn 
Hóa học, mức độ yêu thích môn học, mức độ hiểu biết của giáo viên về phương 
pháp "Bàn tay nặn bột". 
 + Phương pháp quan sát: Dự giờ bộ môn Hóa học của một số giáo viên 
trong trường để quan sát hoạt động dạy học của giáo viên, học sinh nhằm thu 
thập thông tin cần thiết. 
 + Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm tác động trên 4 lớp 9 với 169 
học sinh của trường THCS Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội. 
 + Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập 
những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu. 
6. Giả thuyết khoa học 
 Nếu trong dạy học môn Hóa học, giáo viên biết vận dụng phương pháp 
"Bàn tay nặn bột" theo một quy trình hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của 
trường THCS thì sẽ phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập của 
học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học này. 
Giáo viên: Phạm Bá Dũng 3 Quy trình vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong quá trình dạy học môn Hóa 
 S.I.Petrốp-xki, E.I' Goloc phân loại phương pháp dạy học theo nguồn tri 
thức và đặc điểm tri giác thông tin. Skalin, I.I. Lecne phân loại theo hoạt động 
nhận thức của học sinh. 
 Iu.K.Babanxki đề xuất một hệ thống phương pháp dạy học gồm: Các 
phương pháp tổ chức và hoạt động nhận thức, các phương pháp kích thích và 
xây dựng động cơ học tập, các phương pháp kiểm tra, các phương pháp này bao 
gồm các phương pháp dạy học cụ thể. 
 N.V Savin đã đưa ra các phương pháp dạy học, hệ thống đó gồm các 
phương pháp: 
 Phương pháp dùng lời: giải thích, đàm thoại, làm việc với sách. 
 Phương pháp trực quan: quan sát, trình bày tài liệu trực quan. 
 Phương pháp thực hành luyện tập: miệng, viết, làm thí nghiệm. 
 Các tác giả ở Việt Nam: Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Phó Đức Hoà đã đưa 
ra hệ thống các phương pháp dạy học ở THCS bao gồm: 
 Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời: Thuyết trình, đàm thoại, làm 
 việc với sách giáo khoa. 
 Nhóm các phương pháp dạy học thực hành: Luyện tập, ôn tập, làm thí 
 nghiệm. 
 Nhóm các phương pháp kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: 
 Đối với bộ môn Hóa học, các phương pháp như: Thí nghiệm, quan sát, thảo 
luận là những phương pháp chiếm ưu thế, được sử dụng nhiều nhất. Tuy đây là 
những phương pháp dạy học tích cực, nhưng trong quá trình sử dụng chỉ dừng 
lại ở mức độ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức của từng bài. Nhìn chung vẫn chưa 
phát huy hết tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh. Việc hình thành 
cho học sinh phương pháp học, lối tư duy, lập luận khoa học chưa được quan 
tâm. Điều này cho chúng ta thấy giữa lý luận và thực tiễn áp dụng phương pháp 
dạy học mới còn là một khoảng cách khá xa. Làm thế nào để đưa phương pháp 
dạy học mới vào trường THCS một cách sâu rộng và để có kết quả cao trong 
giảng dạy là cả một vấn đề, mà giải quyết vấn đề này liên quan đến nhiều yếu tố, 
trong đó có việc nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học mới vào các 
môn học. Vì vậy, tôi thấy việc nghiên cứu vấn đề: Vận dụng phương pháp "Bàn 
tay nặn bột" trong dạy học bộ môn Hóa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng 
dạy học bộ môn này và góp phần tích cực vào quá trình đổi mới phương pháp dạy 
học trong nhà trường THCS. 
1.2. Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" 
1.2.1. Khái niệm 
 “Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là cách thức giáo viên tổ chức cho học 
sinh tự nghiên cứu để tìm ra cách lý giải thuyết phục cho những kiến thức trong 
chương trình học thông qua việc đề xuất, thảo luận và thực hiện các phương án 
thí nghiệm” 
 Ta cũng có thể hình dung phương pháp "Bàn tay nặn bột" cũng giống như 
cách người ta làm bánh, phải tự tay nặn bột làm ra cái bánh. Nhưng khác ở chỗ, 
người làm bánh chỉ làm ra những cái bánh theo một khuôn mẫu. Còn ở phương 
Giáo viên: Phạm Bá Dũng 5 Quy trình vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong quá trình dạy học môn Hóa 
khoa học trí tưởng tượng góp phần to lớn trong việc khám phá, sáng chế phương 
tiện, dụng cụ,  phục vụ cho cuộc sống của con người. 
 Tưởng tượng bắt nguồn từ hiện thực khách quan. Trong dạy học giáo viên 
cần chú ý đến việc phát triển trí tưởng tượng cho học sinh. Dạy học theo phương 
pháp "Bàn tay nặn bột" đáp ứng được yêu cầu trên qua việc tập cho học sinh 
tưởng tượng dựa trên sự mô tả của ngôn ngữ, xây dựng nên biểu tượng mà 
không cần phải có sự vật thật đặt trước mắt, nâng tưởng tượng của học sinh từ 
chỗ dựa vào trực quan cụ thể lên tưởng tượng dựa vào ngôn ngữ, thông qua 
ngôn ngữ. 
 Trong quá trình học sinh thao tác với dụng cụ thí nghiệm, hình ảnh sự vật 
hiện tượng được thể hiện có tính chất đầy đủ hơn và trọn vẹn hơn. Sự sắp xếp 
các hiện tượng khá chặt chẽ, đồng thời các em có khả năng gọt dũa những biểu 
tượng cũ và sử dụng chúng để tạo biểu tượng mới. Trí tưởng tượng dựa trên 
ngôn ngữ của học sinh đã được phát triển. 
c) Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành, thói quen tự tìm tòi và phát triển ngôn 
ngữ khoa học cho học sinh 
 Ở bậc học THCS, việc rèn luyện tốt kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng khéo léo 
những dụng cụ thí nghiệm đơn giản là một nhiệm vụ quan trọng. Điều này cũng 
có nghĩa, đi đôi với việc cung cấp kiến thức, cần phải hình thành cho học sinh 
phương pháp học. Chẳng hạn, việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm khéo léo 
chính xác, hiệu quả là điều không thể thiểu được trong việc học tập các môn 
khoa học thực nghiệm như: Vật lý, Hóa học Trong dạy học, để rèn luyện cho 
học sinh những kỹ năng này, tránh tình trạng đưa các em vào thế bị động, máy 
móc cần phải để các em chủ động nhận thức thế giới xung quanh. Sự tích cực sẽ 
làm cho tư duy của các em phát triển nhanh hơn. Khi học tập theo phương pháp 
này, những thao tác vụng về, bỡ ngỡ, thiếu linh hoạt, chưa có thói quen ghi các 
hiện tượng, các quá trình làm thí nghiệm vào vở của mình sẽ được học sinh 
nhanh chóng khắc phục bằng sự nhiệt tình tham gia công việc, thích thú sáng tạo 
và phát hiện ra các bài thí nghiệm mới. 
 Học tập theo phương pháp "Bàn tay nặn bột", học sinh là người chủ động 
đề xuất các phương án, tìm cách giải quyết các phương án và giải thích kết quả 
đã thu được. Điều này có nghĩa là, học sinh phải tự tìm cách trình bày ý tưởng, 
phương án tiến hành thật rõ ràng, cụ thể để thuyết phục người nghe. Trước 
nhiệm vụ đó học sinh phải vận dụng ngôn ngữ và khả năng sử dụng sắp xếp từ 
ngữ để diễn đạt. 
 Việc học tập theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" còn hình thành cho trẻ 
tính độc lập, biết phê phán trước những quan điểm phi khoa học. Trẻ học cách 
bảo vệ quan điểm của mình, biết lắng nghe người khác, biết thừa nhận trên cơ sở 
của lý lẽ, biết làm việc cho mục đích chung trong một khuôn khổ nhất định. 
d) Việc giảng dạy khoa học bằng phương pháp "Bàn tay nặn bột" sẽ hình thành 
cho học sinh phương pháp học tập tích cực 
 Như chúng ta đã biết, tình trạng việc giảng dạy hiện nay ở trường THCS, 
các thầy cô thường chú ý đến việc truyền đạt, củng cố những kiến thức cho học 
sinh nhưng chưa chú trọng đến phương pháp học tập của học sinh dẫn tới kiến 
Giáo viên: Phạm Bá Dũng 7 Quy trình vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong quá trình dạy học môn Hóa 
cứu thông tin. Nghiên cứu những phương tiện có sẵn để trả lời, chính nó đã đề 
cập đến việc tập làm khoa học. 
 Trước một vấn đề khoa học được nêu ra, dưới sự gợi ý tuỳ theo mức độ của 
giáo viên, học sinh sẽ chia nhóm, đề xuất quan điểm riêng trong nhóm, thảo 
luận, đưa ra quan điểm, phương án thí nghiệm nhằm lý giải tiên đoán của mình. 
Mỗi học sinh, mỗi nhóm có một quyển vở để tự phác hoạ, thiết kế thí nghiệm 
của mình và tự rút ra kết luận, có thể diễn đạt bằng những sơ đồ, hình vẽ hay lời 
văn diễn giải. Quyển vở này sẽ được học sinh lưu lại và học sinh sẽ tự điều 
chỉnh quan điểm, phương án thực hiện khi tìm được câu trả lời có lý hơn. Thiết 
bị để làm thí nghiệm cũng có thể do học sinh tự lựa chọn theo ý đồ của riêng 
mình, của nhóm. Có thể chọn một vài thứ trong số đồ dùng thí nghiệm có sẵn 
trong phòng thí nghiệm, hoặc học sinh cũng có thể tự sưu tầm, tự tạo thiết bị thí 
nghiệm từ các nguyên vật liệu có sẵn trong đời sống. Với cách này, không nhất 
thiết học sinh chỉ có một phương án thống nhất mà có thể bằng phương án để 
tìm ra kết luận. 
 Như vậy, việc học tập theo phương pháp này đã phát huy tối đa sự hoạt 
động độc lập nhận thức của học sinh THCS. 
1.2.5. Mối quan hệ giữa phương pháp "Bàn tay nặn bột" với các phương pháp 
dạy học khác 
 Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS, chúng ta 
thấy xuất hiện khá nhiều phương pháp và hình thức dạy học mới như: Dạy học 
giải quyết vấn đề; Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; Dạy học theo lí thuyết kiến 
tạo; Dạy học dự án; Dạy học theo góc... với nhiều kĩ thuật tố chức hoạt động học 
tích cực cho học sinh. Tuy có những điểm khác biệt nhau nhưng nhìn chung thì 
các chiến lược dạy học, phương pháp dạy học đó đều được xây dựng trên tinh 
thần dạy học giải quyết vấn đề thông qua việc tổ chức cho học sinh hoạt động tự 
chủ chiếm lĩnh kiến thức mà cơ sở của nó là hai lý thuyết phát triển nhận thức 
của Jean Piaget (1896-1980) và Lev Vygotsky (1896-1934). Việc học tập của 
học sinh có bản chất hoạt động, thông qua hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh 
kiến thức, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cũng như quan điểm đạo đức, 
thái độ. Như vậy, dạy học là dạy hoạt động. Trong quá trình dạy học, học sinh là 
chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động 
học tập của học sinh theo một chiến lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm 
lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học 
cụ thể được hiểu là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự 
tương tác thống nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học bao gồm: 
Giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học. 
 Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự 
trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hành động học của 
học sinh với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh với tình 
huống học tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản 
thân mình. Sự trao đổi, tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với 
giáo viên nhằm tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể học sinh 
trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Thông qua các hoạt động của học sinh với tư 
Giáo viên: Phạm Bá Dũng 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_quy_trinh_van_dung_phuong_phap_ban_tay.pdf