Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh thông qua bài Dạy - Học Đọc - Hiểu văn bản thơ trữ tình

pdf 17 trang sklop9 13/06/2024 1091
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh thông qua bài Dạy - Học Đọc - Hiểu văn bản thơ trữ tình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh thông qua bài Dạy - Học Đọc - Hiểu văn bản thơ trữ tình

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh thông qua bài Dạy - Học Đọc - Hiểu văn bản thơ trữ tình
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ THƠ VĂN CHO HỌC SINH THÔNG 
QUA BÀI DẠY - HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH thụ của mỗi người không giống nhau, cũng không phải tự nhiên vốn sẵn có mà phải 
qua quá trình hình thành bồi dưỡng. Nhất là đối với các em học sinh. Với những học 
sinh lớp 9 - những học sinh sắp tốt nghiệp THCS - trước ngã rẽ đầu tiên của cuộc đời 
(các em có thể tiếp tục học lên hoặc bước sang một hướng khác của cuộc sống), để 
các em có thêm những nhận thức và tình cảm tốt đẹp với cuộc sống trong và sau tác 
phẩm văn chương, giúp các em tiếp tục nâng cao năng lực cảm thụ khi học văn học ở 
cấp THPT, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: “Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh 
thông qua bài dạy - học đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình”. Với phạm vi rất hạn hẹp 
là các tiết dạy thơ hiện đại cho đối tượng là học sinh hai lớp 9B, 9C của trường 
THCS Tuân Đạo; quá trình tích luỹ kinh nghiệm còn rất ngắn. Song tôi hi vọng sẽ 
nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để mình có thể góp một kinh nghiệm nhỏ vào 
quá trình dạy học ngữ văn của bản thân với những lớp học sinh tiếp theo. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 
 Nói đến bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ văn là nói đến một vấn đề mang tính 
chiến lược trong quá trình dạy- học văn chương. Bản thân mỗi tác phẩm văn chương 
đã có khả năng tạo cho người đọc sức hấp dẫn để rồi bằng nhiều con đường, người ta 
được tìm hiểu về nó. Với mỗi học sinh lơp 9 THCS, đặt ra vấn đề bồi dưỡng năng 
lực cảm thụ thơ văn không phải là sớm nhưng cũng không thể nói là muộn. Kể từ khi 
các em chưa đến trường các em đã được tiếp xúc và cảm thụ các tác phẩm văn 
chương. Nghe một truyện cổ tích, đọc theo người lớn một bài thơ, nghe một người 
“ngâm” thơ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khi đến trường cùng với việc 
đọc, học bài học ở trường các em còn tiếp tục được cảm nhận, thưởng thức văn 
chương qua những sinh hoạt tập thể của Đội - Đoàn, đoc báo, diễn thơ trong hoạt 
động văn nghệ, nghe nói chuyện về thơ. Nhưng ở đây, điều tôi muốn nói đến thiên 
về những việc làm của Thầy và Trò trong quá trình chuẩn bị và thực hiên đọc- hiểu 
văn bản thơ trữ tình. Làm thế nào để qua một bài dạy - học thơ có thể góp thêm một 
kinh nghiệm để rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho các em. Hay nói cách khác những quân Thanh”- trích “Hoàng Lê nhất thống chí ” (đây là một tác phẩm truyện), tôi 
không khỏi giật mình. Khi được hỏi học sinh học lớp 9B, 9C các em đã cho biết: 
 Số lần đọc bài: nhiều nhất là một lần . 
 Số lượng học sinh đọc đầy đủ từ đầu đến cuối đoạn trích: 9B: 16/22 
 9C: 14/21 
 Số còn lại đọc loáng thoáng một số câu, một vài đoạn. Đặc biệt có em không cần 
đọc một câu nào. Lý do không đọc hết hoặc đọc một lần: văn bản dài, là văn xuôi 
khó đọc. 
 Đến thơ, tình trạng có khá hơn. Số em đọc bài thơ “ Bếp lửa” từ 2 lần trở lên đã 
có 9B : 19 em 
 9C : 16 em 
 Đọc một lần : 9B : 21 em 
 9C : 19 em 
 Đấy là việc đọc trước. Còn việc chuẩn bị trả lời câu hỏi đọc - hiểu văn bản thì sao ? 
Cũng đã nói ở trên, vì tâm lý “sợ’’ cô giáo và tập thể phê bình nên các em có trả lời 
các câu hỏi chuẩn bị bài vào vở bài tập ngữ văn. Song việc trả lời chỉ là sao chép lại 
những gợi ý trong sách “Để học tốt Văn và Tiếng Việt 9” sao chép không cần suy 
nghĩ, miễn sao có đủ bài. 
 Như thế, ở khâu đầu tiên tiếp xúc với văn bản, các kĩ năng đọc, tìm hiểu nếu 
không được rèn luyện sẽ dần dần chuyển sang kĩ năng sao chép tài liệu hướng dẫn 
thành thạo hay không thành thạo mà thôi. 
 Còn trong quá trình đọc - hiểu, rất nhiều giờ dạy - học, nhất là giờ dạy - học 
những bài thơ trữ tình hay. Trước đây, với phương pháp dạy học cũ, thầy giảng trò 
nghe, dạy những bài thơ như: “Đoàn thuyền đánh cá”, không ít giáo viên đã để 
“cháy” giáo án vì thầy giáo quá say sưa với những ngôn từ, vẻ đẹp trong cách thể 
hiện của tác giả. Hiện nay, với phương pháp dạy học mới, người thầy lại không bị 
“cháy” vì mình quá say sưa mà “cháy” vì học sinh không biết tìm ra những tín hiệu 
 B. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
 1.Đảm bảo nguyên tắc dạy học Ngữ Văn theo đặc trưng thể loại - bồi dưỡng 
hứng thú tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình. 
 Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của sự thăng hoa về tâm hồn, và trí tuệ của 
người nghệ sĩ. Vì thế, nó có những giá trị vượt ra ngoài ý đồ sáng tạo của tác giả. 
Hình tượng càng lớn, càng có tính nghệ thuật cao thì càng có nhiều khía cạnh, nội 
dung phong phú, hấp dẫn. Sáng tạo một tác phẩm, nhà văn muốn nói với người đọc, 
muốn truyền cho người đọc qua các thế hệ một cách nhìn, cách hiểu, cách đánh giá 
với chính mình và đối với cuộc sống con người, đối với thế giới. Những người đọc, 
do sự chi phối của thời đại, do trình độ, thị hiếu thẩm mỹ và tâm lý lứa tuổi, đến với 
tác phẩm lại muốn tìm được những điều nào đó phù hợp với mình và cần thiết cho 
mình. Chính vì vậy, bản thân hình tượng đã phong phú đa dạng, đối diện với người 
đọc càng làm cho nó trở nên phong phú đa dạng hơn. 
 Như trên đã nói, tác phẩm thơ - đặc biệt là thơ trữ tình - hình tượng trong đó là 
hình tượng tâm tư. Ngoài cái thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc còn có cả 
những điều mà tác giả muốn bộc lộ ra với người đọc. Để học sinh say mê đọc tác 
phẩm, tái hiện hình tượng trong tác phẩm, tiếp nhận được những giá trị của tác phẩm 
cũng như có sự tìm tòi phát hiện riêng về tác phẩm. Giáo viên phải tác động bằng 
nhiều hình thức để các em chủ động đến với tác phẩm một cách hứng thú bằng 
những nhu cầu tình cảm, những nhu cầu từ bên trong. Làm sao để các em sống với 
tác phẩm bằng cả tâm hồn mình, tiếp nhận kiến thức về tác phẩm bằng những rung 
động sâu xa, mãnh liệt của tâm hồn. 
 Nhận thức tác phẩm tức là học sinh phải trực tiếp đối diện với tác phẩm và từ 
đó có nhu cầu và niềm say mê thưởng thức, khám phá tác phẩm. Là chủ thể chủ 
động, học sinh không chỉ có đọc, sáng tạo lại hình tượng tác phẩm thành hình tượng 
của mình, mà qua đó các em nghe được tiếng nói, lắng nghe được giọng điệu, cảm dậy tình cảm tiềm ẩn trong mỗi học trò sẽ từng bước bồi dưỡng được hứng thú tiếp 
nhận tác phẩm cho các em trong quá trình dạy học. 
 Cùng với việc bồi dưỡng hứng thú, trong điều kiện hiện nay rèn luyện kỹ năng 
cảm thụ cho các em, người thầy còn phải chú ý đến việc đổi mới phương pháp bồi 
dưỡng theo hướng tích hợp, tích cực. 
 2.Đảm bảo nguyên tắc dạy học văn theo hướng tích hơp, tích cực, giúp các em 
nắm vững kiến thức Tiếng Việt để vận dụng phân tích văn bản thơ trữ tình: 
 Phát hiện và phân tích bình giá các dấu hiệu nghệ thuật, sử dụng hệ thống câu 
hỏi hướng dẫn phân tích bình giá- sử dụng phương pháp gợi tìm, phương pháp 
nghiên cứu để giúp học sinh làm tốt các bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ trong 
chương trình lớp 9. 
 Về chủ quan, các văn bản thơ trữ tình được đưa vào chương trình trong thời 
điểm cụ thể từng bài, tuần đã đảm bảo tính tích hợp bởi đó là nguyên tắc xây dựng 
chương trình. Tích hợp giữa Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn (tích hợp ngang) và 
tích hợp dọc các nội dung, các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9. Thực thế dạy - 
học Tiếng Việt từ lớp 6 - lớp 9 đã cung cấp cho các em các tri thức về các dấu hiệu 
nghệ thuật trong văn bản, nhất là văn bản thơ. Các kiểu từ loại, các kiểu câu, các 
cách cấu tạo câu, các phép liên kết , tất cả đều có giá trị sử dụng của chúng. Ứng 
dụng các kiến thức Tiếng Việt các em sẽ phát hiện và phân tích bình giá các tín hiệu 
nghệ thuật ấy để hiểu và cảm thụ bài thơ sâu sắc. Song có điều, những kiến thức về 
Tiếng Việt có thể các em đã học từ lớp 6, lớp 7 nên các em dễ quên. Với mỗi bài, các 
em phải được hướng dẫn ôn tập thường xuyên để củng cố kiến thức và tăng cường 
kỹ năng phát hiện, vận dụng phân tích. Sau mỗi một bài dạy - học thơ trữ tình cần có 
bài tập viết đoạn trình bày cảm thụ để học sinh luyện về kiểu bài nghị luận về đoạn 
thơ, bài thơ. Thông thường, phần luyện tập của mỗi bài đều có, song không nhất thiết 
phải luyện tập ngay trên lớp. Phần vì đảm bảo thời gian, phần vì để cho học sinh có Với những bài thơ khác như bài “Đồng chí ”, “Bài thơ về tiểu đội xe không 
kính”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác” là những bài thơ được phổ nhạc 
hoặc có liên quan đến bài ca nào đó thì bên cạnh việc hướng dẫn đọc, tôi còn hướng 
dẫn cho các em sưu tầm, nghe băng đĩa nhạc, xem băng đĩa hình để giúp các em tái 
hiện hình tượng một cách dễ dàng hơn. 
 b. Cùng với rèn kĩ năng đọc, tái hiện là rèn luyện kĩ năng phát hiện và bình 
giá các dấu hiệu nghệ thuật. 
 Nói đến thơ là nói đến chất thơ, lời thơ. Điều đáng chú ý đầu tiên của hình 
thức nghệ thuật trong thơ là nhịp điệu. Thơ là văn bản được tổ chức bằng nhịp điệu 
của ngôn từ. Nhịp điệu thơ được tổ chức đặc biệt để thể hiện nhịp điệu tâm hồn, nhịp 
điệu cảm nhận thế giới một cách thầm kín. Nhịp điệu được tạo ra bởi sự trùng điệp: 
Trùng điệp của âm vận, trùng điệp ở nhịp, ở ý thơ, câu thơ hoặc bộ phận của câu thơ. 
Ví dụ như dạy - học bài “Mùa xuân nho nhỏ”, phải hướng học sinh chú ý đến nhịp 
điệu dồn dập, hối hả trong bài thơ để thấy được khí thế vào xuân tưng bừng nhộn 
nhịp của mùa xuân đất nước. 
 Đặc biệt trong đoạn: 
 Mùa xuân người cầm súng 
 Lộc giắt đầy trên lưng 
 Mùa xuân người ra đồng 
 Lộc trải dài nương mạ 
 Tất cả như hối hả 
 Tất cả như xôn xao 
 Cùng với nhịp điệu là hình ảnh. Hình ảnh trong thơ trực tiếp truyền đạt sự 
cảm nhận thế giới một cách chủ quan. Hình ảnh thơ thường gợi sự ngâm ngợi và liên 
tưởng. Hình ảnh trong thơ là yếu tố được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau (có 
khi là những nhân tố trực tiếp của nội dung, là bức tranh nhỏ của cuộc sống, có khi 
có được qua sự so sánh). Khi dạy các bài thơ trữ tình, cần cho học sinh phát hiện và Với cả hai bài tập, hai đối tượng sau khi đã đọc, hiểu bài thơ đều đã viết được 
những đoạn văn thể hiện cảm nhận của mình về lời hát ru (lời hát ru gắn với tuổi thơ 
bên vành nôi và lời hát ru thể hiện tình cảm của người mẹ, lời hát ru theo con, tiếp 
sức cho con; mẹ là nguồn tình cảm vô tận đối với con , tình thương của mẹ giành 
cho con không gì sánh được). 
 Nói tóm lại: Việc rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh thông qua những 
bài thơ trữ tình, đặc biệt là những bài thơ hiện đại ở lớp 9 là rất có ưu thế. Nhưng 
việc tổ chức biện pháp rèn luyện và nội dung rèn luyện là cả một quá trình đầy 
những khó khăn, nhất là với những bài chỉ dạy trong một tiết. Để việc rèn kĩ năng có 
hiệu quả, khâu chuẩn bị bài học phải thật chu đáo. Khâu tiếp xúc với tác phẩm phải 
bằng nhiều con đường và tác động nhiều phía. Về nội dung công việc trong tiết dạy - 
học rèn luyện kĩ năng phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc, phương pháp bộ môn. 
Người giáo viên cần khéo léo khơi gợi hứng thú, có hệ thống câu hỏi xoáy vào 
những yếu tố trọng tâm và đặt ra những yêu cầu vừa sức để học sinh từng bước cảm 
thụ tác phẩm. Điều quan trọng là mỗi cá nhân học sinh phải thật sự có ý thức, có tình 
yêu đối với tác phẩm và chủ động tìm hiểu thì việc rèn kĩ năng sẽ đạt được kết quả 
trọn vẹn hơn. 
 d. Sau đây là một vài việc làm trong một tiết bài cụ thể 
 Bài “Nói với con” của Y Phương ( tiết 122 ). 
 “Nói với con” của Y Phương là một bài thơ nằm trong cảm hứng phổ biến là 
lòng thương yêu con cái, mong muốn thế hệ sau nối tiếp xứng đáng, phát huy truyền 
thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ bao 
đời nay. Ở bài thơ, Y Phương đã có một cách nói xúc động của riêng mình. Hình 
thức người cha tâm tình, dặn dò đối với con đã đem lại cho bài thơ giọng điệu thiết 
tha trìu mến, ấm áp và tin cậy. Với bài thơ này khi dạy – học, để rèn luyện kỹ năng 
cảm thụ cho học sinh, tôi đã tiến hành một số việc làm ở một số “công đoạn” như 
sau: 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_cam_thu_tho_van_cho_hoc_si.pdf