Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

docx 25 trang sklop9 16/10/2024 330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9
 UBND HUYỆN BA VÌ
 TRƯỜNG THCS THÁI HÒA 
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Tác giả : Nguyễn Thị Thuý 
 Đơn vị công tác : Trường THCS Thái 
 Hoà
 Năm học: 2022-2023 Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, 
sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy 
nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ 
hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị luận. Vì những yêu cầu trên mà việc rèn 
luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài văn nghị luận xã hội là một việc 
làm rất cần thiết.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Đọc tài liệu: Tham Khảo tài liệu chuyên môn có liên quan
+ Sách giáo khoa 9, sách giáo viên, sách bài tập, vở bài tập.
+ Một số vấn đề phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
+ Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Ngữ văn 9.
• Chọn lọc kiến thức phù hợp với đơn vị. Học hỏi các giải pháp hay đã áp dụng 
 để tích lũy kinh nghiệm.
 2. Điều tra:
a. Dự giờ:
- Dự giờ học hỏi kinh nghiệm các giáo viên trong tổ.
- Rút kinh nghiệm tiết dạy trên lớp, tiết dự giờ. Qua đó, tôi luôn chú ý đến phương 
pháp giảng dạy cũng như cách tổ chức tiết dạy của mỗi giáo viên, từ đó giúp tôi tích 
lũy một số kinh nghiệm và hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học.
 b. Đàm thoại:
 - Trong quá trình giảng dạy giáo viên trao đổi với học sinh để tìm ra các nguyên 
nhân học sinh chưa có phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. Xem học sinh khó 
khăn ở khâu nào, phần nào học sinh chưa biết cách trình bày để có biện pháp xử lí 
kịp thời.
 - Trao đổi với giáo viên ở tổ chuyên môn trong nhà trường cùng bàn biện pháp 
nâng cao chất lượng, tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu các lớp khác.
 c. Thăm dò:
 - Nắm lại tình hình chất lượng bộ môn Ngữ văn lớp 9c trong năm học 2020-2021
 Tổng số: 32 học sinh .
 Trong đó:
 GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU chiều. Đôi khi viết theo tính chất cảm hứng, không nắm vững qui trình làm bài. Gặp 
phải đề lắt léo hay vấn đề nghị luận ẩn sau câu chữ, hình ảnh là không làm được.
 Về phía nhà trường: Nhà trường đã có kế hoạch phụ đạo phù hợp nhưng chưa 
thể giảm hết khó khăn cho cả thầy và trò.
2. Tồn tại, hạn chế:
 Thực tế qua giảng dạy ở trường THCS tôi nhận thấy bên cạnh một số học sinh học 
rất tốt môn Ngữ văn, các em vững kiến thức, thành thạo các bước làm bài thì vẫn 
còn một số em còn chậm, tiếp thu kiến thức còn hạn chế, khi thực hành còn nhầm lẫn 
giữa các bước, diễn đạt còn lủng củng.
 Cụ thể kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến của lớp 9c như sau:
 Sĩ số học sinh Số HS chưa biết cách làm Số HS biết cách làm
 40 SL (%) SL (%)
 25 62,5% 15 37,5%
3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế:
 Qua tìm hiểu nguyên nhân tôi nhận thấy rằng do học sinh có một đặc tính tâm 
lý là nhanh nhớ nhưng chóng quên. Có khi ngay tại lớp các em nhớ cách làm bài 
nhưng sau vài ngày kiểm tra lại các em đã quên gần hết (nếu các em không được ôn 
luyện thường xuyên).
Qua một số bài kiểm tra định kì, mỗi bài một câu nghị luận xã hội chiếm khoảng 
30% bài viết chỉ đủ để các em tiếp cận và làm quen với cách làm bài chứ chưa thể 
đạt đến độ thuần thục, nhuần nhuyễn được.
 Do học sinh chưa nắm vững các phương pháp, chưa vận dụng kỹ năng viết bài 
một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo vào từng bài tập cụ thể.
4. Tính cấp thiết của sáng kiến:
 Đứng trước thực trạng trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn, tôi 
nhận thấy bên cạnh việc trang bị vốn kiến thức cần thiết cho công tác giảng dạy của 
mình thì cũng cần phải thường xuyên nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy học thích 
hợp để chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao nhằm giảm bớt số lượng học 
sinh yếu kém, nâng cao số lượng học sinh khá giỏi. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống xã hội là nêu ý kiến của mình, bàn 
luận, đánh giá của mình về sự việc, hiện tượng ấy.
 * Yêu cầu:
- Nội dung: Phải trình bày rõ nội dung, bản chất của sự việc,hiện tượng, phải trình 
bày rõ thái độ, ý kiến của người viết về mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó.
- Hình thức: Sự bàn luận, đánh giá phải có luận điểm rõ ràng, được trình bày bằng 
các luận cứ xác thực, bằng các phép lập luận phù hợp.
- Lời văn có sức thuyết phục.
* Bố cục: Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cũng phải đảm bảo 
các phần chặt chẽ, mạch lạc theo những yêu cầu chung của một bài văn nghị luận.
 - Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề sẽ bàn luận.
 - Thân bài: Phân tích các mặt của sự việc, hiện tượng, trình bày ý kiến, sự đánh giá 
của mình.
 - Kết bài: Khẳng định, phủ định, khái quát ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
b) Nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo lí:
* Khái niệm:
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư 
tưởng, đạo đức, lối sống... có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người.
* Yêu cầu:
- Về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chứng 
minh, so sánh, đối chiếu, phân tích...để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư 
tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Về hình thức: Bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập luận 
chặt chẽ, mạch lạc.
- Lời văn: Rõ ràng, sinh động.
* Bố cục: Có bố cục chặt chẽ, hợp lí theo yêu cầu chung của một bài văn nghị luận.
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Thân bài: Lần lượt giải thích, chứng minh, phân tích các nội dung của vấn đề tư 
tưởng, đạo lí đó; đồng thời nêu ý kiến bàn luận, đánh giá của mình.
- Kết bài: Tổng kết, nêu ý nghĩa, bài học của vấn đề nghị luận. - Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo bố cục ba phần, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác 
thực, lời văn có sức thuyết phục.
- Yêu cầu về nôi dung:
 + Nêu thực trạng của vấn đề.
 + Biểu hiện – phân tích tác hại.
 + Nguyên nhân.
 + Biện pháp khắc phục (hướng giải quyết)
 + Ý thức bản thân đối với vấn đề nghị luận.
Ví dụ: Với nhan đề: “Môi trường sống của chúng ta”. Dựa vào những hiểu biết của 
em về môi trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan niệm của em và cách làm 
cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
 Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau:
a. Mở bài: (Nêu vấn đề nghị luận)
 Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý thức 
bảo vệ.
b. Thân bài:
- Biểu hiện. + Xã hội.
 + Nhà trường.
- Phân tích tác hại:
 + Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống.
 + Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
- Đánh giá:
 + Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá hủy môi
trường sống tốt đẹp.
 + Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc.
- Hướng giải quyết.
- Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường.
- Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
c. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của môi trường. Những lưu ý về cách làm bài: Cách làm bài dạng đề này về cơ bản giống với cách 
nói trên.
 Ví dụ khi gặp đề bài “Bàn luận về lòng yêu nước”, để đáp ứng được yêu cầu của 
đề, học sinh trước hết phải giải thích khái niệm “Lòng yêu nước”, nêu và phân tích 
những biểu hiện của “Lòng yêu nước”; ý nghĩa, vai trò của “Lòng yêu nước”đối với 
đời sống của mỗi con người, mỗi dân tộc, đồng thời phê phán những biểu hiện đi 
ngược lại với “Lòng yêu nước”, rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản 
thân.
 * Ví dụ minh hoạ:
 Đề bài: Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy 
nghĩ về đức hy sinh.
 Đề bài yêu cầu học sinh viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) 
trình bày suy nghĩ của bản thân về đức hy sinh. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (Về 
một vấn đề tư tưởng, đạo lý) đã khá quen thuộc với học sinh. Dù vậy, giáo viên cần 
hướng dẫn các em đáp ứng được các yêu cầu sau:
 * Trình bày bài viết đúng với yêu cầu đề; không quá một trang giấy thi.
 * Có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo bố cục sau:
1. Mở bài: Giới thiệu được đức hy sinh và nêu khái quát đặc điểm vai trò của đức hy 
sinh.
2. Thân bài:
- Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh:Là những suy nghĩ, hành động vì 
người khác, vì cộng đồng. Người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà 
còn là người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên quyền lợi của bản 
thân mình...
- Khẳng định: Đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất đáng quý của con 
người. Người có đức hy sinh luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.
- Mở rộng - liên hệ thực tế để thấy: Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình 
vì người khác, sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. (Lấy dẫn chứng tiêu biểu về 
những người có đức hy sinh - Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con 
người hy sinh quên mình vì nhân dân, vì dân tộc).
 - Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến 
quyền lợi của cá nhân mình...
3. Kết bài: Một điều nữa cần lưu ý là không được sa vào phân tích câu danh ngôn, ngạn ngữ, 
câu chuyện, văn bản...như một bài nghị luận văn học.
 * Ví dụ:
 Ví dụ 1: Nghị luận một vấn đề trực tiếp.
 “Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
 (Nguyễn Duy).
 Từ ý thơ trên, hãy viết một bài nghị luận xã hội (khoảng một trang giấy thi) trình 
bày suy nghĩ của em về tấm lòng người mẹ.
* Về hình thức: Đảm bảo bài văn bố cục 3 phần, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
* Về nội dung:
 - Nêu ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Duy “Lời mẹ ru” biểu tượng cho tình yêu thương 
vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết”. Khẳng 
định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử, là bao la vô tận không sao có 
thể đền đáp được...Từ đó khẳng định: Tấm lòng của mẹ thật bao la, lớn lao.
 - Biểu hiện, bàn về tấm lòng của mẹ:
+ Ban cho con hình hài, muốn con khôn lớn, khoẻ mạnh về vóc dáng, bằng sự chăm 
sóc ân cần, chu đáo.
+ Là người dạy con từ những kĩ năng sống đến đạo lí làm người.
+ Là vị quan toà đầy lương tâm, trách nhiệm, chỉ bảo phân tích xác đáng những sai 
trái, lỗi lầm.
+ Là bến đỗ bình yên đón đợi con sau những dông bão cuộc đời.
+ Là bệ phóng xây dựng niềm tin, khát vọng...để con bay cao, bay xa (lấy
dẫn chứng).
 - Ý nghĩa: Tình yêu và đức hy sinh của mẹ là sức mạnh để giúp con vượt lên khó 
khăn trong cuộc sống, giúp con sống tốt hơn.
 - Tuy nhiên trong thực tế, có những người mẹ thể hiện tình thương con không đúng 
cách (nuông chiều, giấu cái xấu, lỗi lầm...), hay có những người mẹ vô trách nhiệm 
(bỏ rơi, đánh đập con...), những người mẹ ấy đáng bị phê phán.
 - Bài học về nhận thức và hành động: Liên hệ bản thân, cảm nhận sâu sắc tấm lòng 
người mẹ với con cái, tình cảm của con với cha mẹ. cách tìm dẫn chứng một cách tốt nhất, xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc sưu 
tầm tư liệu phục vụ cho đề văn nghị luận xã hội.
 Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin đại 
chúng, cần ghi lại những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, con số chính xác về một 
sự việc nào đó.
 Sau một thời gian tích lũy cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa nhất 
cho một số dẫn chứng tiêu biểu.
 Cần nhớ, một dẫn chứng có thể sử dụng cho nhiều đề văn khác nhau. Quan trọng 
là phải có lời phân tích khéo léo. (Ví dụ lấy dẫn chứng về Bác Hồ hay BillGates vừa 
có thể dùng cho đề bài về tinh thần tự học, về tài năng của con người, hoặc vừa là 
đề bài về khả năng ý chí vươn lên trong cuộc sống hay về niềm đam mê, bài học về 
sự thành công, tấm gương về một lòng nhân ái...).
 Sau đây là một số dẫn chứng tiêu biểu có thể dùng làm dẫn chứng cho một bài văn 
nghị luận xã hội.
 * Dùng nhân vật trong thực tế đời sống để làm dẫn chứng.
 1. Bác Hồ: Một lãnh tụ vĩ đại, một nhà cách mạng lỗi lạc đồng thời là một nhà văn, 
nhà thơ. Để có được điều đó Người phải tự học, ý chí vươn lên trong cuộc sống, 
quan trọng hơn Bác còn là con người biết hy sinh mình cho Tổ quốc, cho nhân dân. 
-> Khó khăn không làm cho ý chí lung lay mà ngược lại còn giúp cho con người có 
nghị lực hơn.
 2. Niu-tơn: Là nhà toán học, vật lí, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh.Sinh ra 
thiếu tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, Niu-tơn thường phải tránh những trò chơi hiếu 
động của bạn bè. Do đó ông phải tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành 
người rất tài năng. -> Những thiếu thốn của bản thân không thắng nổi sức mạnh của 
nghị lực.
 3. Bill Gates: Từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu vào trường Đại học Harvrard 
nhưng niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng một người bạn mở công ty 
Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn, ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và 
hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình làm từ thiện. Cuộc đời của ông là bài 
học cho sự thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê đối với công việc...
 4. Chu Văn An: (1292 – 1370) là nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực 
cuối đời Trần. Nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan từ thời vua 
Trần Dụ Tông (Đầu thế kỷ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng 
sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sở) nhưng không được chấp thuận. Ông treo án 
từ quan về quê dạy học, viết sách. Ông không vì trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_bai_nghi_luan_xa_hoi_c.docx