Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

docx 16 trang sklop9 15/04/2024 510
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn
 1/15
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
 Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt thì giáo dục phổ 
thông gồm có giáo dục Tiểu học, giáo dục Trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục 
cơ bản) và giáo dục Trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định hướng nghề 
nghiệp). Giáo dục Tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 
5. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục Tiểu học sẽ học tiếp lên 
Trung học cơ sở. Giáo dục Trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ 
lớp 6 đến hết lớp 9. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục Trung 
học cơ sở có thể học tiếp lên Trung học phổ thông hoặc theo học các chương 
trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
 Trước thời điểm năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn duy trì kỳ thi tốt 
nghiệp trung học cơ sở. Cũng giống như tất cả học sinh trong cả nước, học sinh 
ở Hà Nội phải tham dự 2 kỳ thi: Thi tốt nghiệp trung học cơ sở và sau đó là thi 
tuyển vào lớp 10. Ngày 01/01/2006, Luật Giáo dục 2005 chính thức có hiệu lực. 
Theo đó, từ năm 2006, kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở chính thức được bỏ. 
Học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp và chỉ phải tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 
10. Tại quyết định 12/ 2006/QĐ-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các 
trường thực hiện tuyển sinh vào lớp 10 theo 3 phương thức: xét tuyển, thi tuyển 
hoặc kết hợp xét tuyển và thi tuyển. Năm 2006, Hà Nội đã lựa chọn cách thức 
tuyển sinh lớp 10 là kết hợp xét tuyển và thi tuyển. Trong suốt hơn 10 năm, tính 
đến năm 2018, Hà Nội vẫn duy trì cách thức tuyển sinh vào lớp 10 này. Từ năm 
2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đổi mới phương án tuyển sinh vào lớp 10, 
tăng từ 2 môn thi lên 4 môn thi. Ngoài hai môn truyền thống là Toán, Ngữ Văn, 
học sinh thi thêm môn Tiếng Anh và môn thứ tư sẽ được chọn vào tháng 3 hàng 
năm.
1.2. Cơ sở thực tiễn
 Một trong ba môn thi bắt buộc đối với học sinh lớp 9 khi thi tuyển vào lớp 10 
là môn Ngữ văn. Từ năm 2006 cho đến 2020, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn cơ 
bản không thay đổi, đều gồm có hai phần. Cụ thể : ở phần I thường là những câu 
hỏi đọc hiểu lấy ngữ liệu trong phần văn bản của chương trình Ngữ văn 9 để 
kiểm tra kiến thức về tác giả , tác phẩm, từ ngữ, ngữ pháp, cảm thụ về chi tiết, 
hình ảnh; sau đó là câu hỏi tạo lập văn bản ngắn (đoạn văn nghị luận văn học 
12 – 15 câu); ở phần 2 thường là những câu hỏi đọc hiểu lấy ngữ liệu trong phần 
văn bản hoặc phần Tiếng Việt, Làm văn của chương trình Ngữ văn 9; sau đó 
tích hợp tạo lập văn bản nghị luận xã hội ngắn (khoảng 2/3 trang giấy thi). Thực 
tế khi được tham gia chấm bài thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tôi thấy một số học 3/15
 B. PHẦN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Khảo sát thực tế
1.1. Thuận lợi 
 Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 vô cùng quan trọng đối với mỗi học sinh lớp 9. 
Nên các bậc phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con em học 
tập. Bản thân mỗi học sinh cũng xác định động cơ học tập đúng đắn nên cố gắng 
chăm chỉ học hơn những lớp dưới.
 Từ lớp 7, học sinh đã được rèn kĩ năng viết văn nghị luận chứng minh, giải 
thích các câu tục ngữ, ca dao.....Đến lớp 9, trong các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì 
chung của toàn huyện thường xuyên có các câu hỏi đọc hiểu, viết đoạn văn nghị 
luận xã hội nên học sinh đã làm quen với dạng bài này nhiều lần.
1.2. Khó khăn 
 Trình độ học sinh không đồng đều. Bố mẹ một số em đi làm ăn xa nên 
không thể sát sao thường xuyên việc học tập của con cái. Nhiều học sinh chưa 
có phương pháp học tập đúng đắn, chưa biết tự học, tự tìm tòi kiến thức.
 Học sinh không biết tìm ý và lập dàn ý, tìm dẫn chứng cho dạng bài nghị 
luận xã hội . Bởi dạng bài này phải tự suy nghĩ, không sao chép được từ các tài 
liệu có sẵn cách ra đề nghị luận xã hội phong phú, đa dạng
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
* Kết quả điều tra: Số học sinh được điều tra: 73.
 - Số học sinh thành thạo kĩ năng làm bài nghị luận xã hội : 7
 - Số học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội: 36
 - Số học sinh chưa có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội: 30
* Kết quả bài khảo sát đầu năm: 
 Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu
 Sl % Sl % Sl % Sl %
 9A 36 12 34% 21 58 % 3 8%
 9C 37 2 5,4% 10 27% 17 46% 8 21,6%
3. Nội dung cụ thể của đề tài
3.1. Những vấn đề chung về bài nghị luận xã hội 
3.1.1.Thế nào là văn nghị luận xã hội 
 Văn bản nghị luận xã hội được tạo lập nhằm giải quyết một vấn đề nào đó 
đặt ra trong cuộc sống. Người viết sẽ trình bày các tư tưởng quan điểm của mình 
về vấn đề đặt ra nhằm thuyết phục người đọc tán thành và làm theo. Vấn đề càng 
có ý nghĩa sâu rộng, văn bản nghị luận xã hội càng có giá trị. Nghệ thuật nghị 
luận càng sắc bén, chặt chẽ, văn bản càng thuyết phục mạnh mẽ.
3.1.2. Các kiểu bài nghị luận xã hội đã học 5/15
 Đề xuất giải pháp Cần làm gì để nhân rộng, lan tỏa hay khắc phục.
 Rút ra bài học nhận Nhận thức tác dụng/tác hại của sự việc hiện tượng; 
 thức hành động . Định hướng hành động cụ thể
 Bước 3: Hoàn chỉnh bài viết bằng những câu văn có cảm xúc và lập luận 
chặt chẽ. 
 Lưu ý: Cần linh hoạt trong cách viết, đề yêu cầu nghị luận khía cạnh nào 
của vấn đề thì đi sâu vào khía cạnh của vấn đề ấy. 
 Kĩ năng viết + vốn sống phong phú + cảm xúc chân thành, đúng đắn mới 
tạo nên sức thuyết phục cho bài viết.
 Bước 4: Đọc lại và sửa chữa. 
3.1.4. Dẫn chứng cho bài văn NLXH
3.1.4. 1. Cách tìm và sử dụng dẫn chứng
 Để có dẫn chứng một cách tốt nhất phục vụ cho bài văn nghị luận xã hội, 
cần ghi lại những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, những con số chính xác về 
một sự việc nào đó trong quá trình đọc sách báo, nghe, xem các phương tiện 
thông tin đại chúng,
 Sau một thời gian tích lũy cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa 
nhất cho một số dẫn chứng tiêu biểu. Một dẫn chứng có thể sử dụng cho nhiều 
đề văn khác nhau. Quan trọng là phải có lời phân tích khéo léo phù hợp (tuyệt 
đối không kể lể dài dòng). Không lấy những dẫn chứng chung chung mà phải có 
tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật). 
3.1.4. 2. Một số dẫn chứng có thể sử dụng trong bài nghị luận xã hội
 Các phong trào, chương trình: Phong trào của thanh niên : Phong trào 
thanh niên tình nguyện: Phong trào tuổi trẻ sáng tạo: Phong trào Tuổi trẻ xung 
kích bảo vệ Tổ quốc: chương trình “Tiếp sức mùa thi”, chiến dịch tình nguyện 
“Mùa hè xanh”; Giúp đỡ người nghèo, gặp khó khăn: chương trình Vượt lên 
chính mình chương trình Ngôi nhà mơ ước Chương trình 'Nối vòng tay nhân ái' 
Chương trình “Tết vì bạn nghèo”, “Xuân nhân ái – Tết sẻ chia” “Triệu quyển 
vở”, ” Tấm áo tặng bạn”.... ; Phong trào hiến máu nhân đạo: Lễ hội Xuân 
hồng", "Hành trình Đỏ", "Trái tim tình nguyện", "Giọt hồng tri ân", "Tất niên 
hồng", " ... ; Bảo vệ môi trường: Ngày chủ nhật xanh, thứ bảy xanh
 Các sự việc tiêu biểu: Vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải ảnh hưởng 
đến cuộc sống của hàng nghìn hộ dân ; nhân bản kết quả xét nghiệm trả cho 
bệnh nhân ở bệnh viện Hoài Đức dẫn đến chẩn đoán bệnh sai; những cây ATM 
gạo, những siêu thị không đồng đầu năm 2020 khi dịch Covit bùng phát; anh 
Nguyễn Ngọc Mạnh ở Hà Nội đỡ em bé rơi từ tầng 12 của chung cư.....
 Các nhân vật tiêu biểu: 7/15
3.2. Rèn kĩ năng làm dạng bài nghị luận xã hội qua các đề bài cụ thể
3.2.1. Một số lưu ý khi rèn kĩ năng làm dạng bài nghị luận xã hội trong đề 
thi vào lớp 10
 Dạng bài nghị luận xã hội chiếm 2 / 10 điểm. Có dung lượng khoảng 2/3 
trang giấy thi.
 Phải có kế hoạch rèn học sinh viết dạng bài nghị luận xã hội ngay từ đầu 
năm, chứ không phải đến lúc ôn thi vào lớp 10. Bắt đầu từ những dạng câu hỏi 
nêu suy nghĩ về một phẩm chất lối sống quen thuộc , ví dụ : Viết đoạn văn 
khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm; sau đó mới đến dạng câu 
hỏi trình bày suy nghĩ về ý kiến , ví dụ : Suy nghĩ của em trong khoảng 2/3 trang 
giấy thi về ý kiến: thời gian là vàng, là gỉ sắt tùy thuộc vào mỗi người. 
 Dạng bài nghị luận xã hội thường đi kèm với các câu hỏi đọc hiểu nên lựa 
chọn các ngữ liệu có các đơn vị kiến thức Tiếng Việt học sinh đã học để dễ ra 
câu hỏi đọc hiểu như hỏi về phương thức biểu đạt, phép liên kết câu, các thành 
phần biệt lập, biện pháp tu từ...
 Chọn ngữ liệu để khai thác đọc hiểu và viết bài nghị luận xã hội phải ngắn 
gọn, không dài dòng. Khi ra đề luyện tập, nên dự định vấn đề xã hội có trong bài 
viết trước sau đó mới tìm ngữ liệu sử dụng trong đề bài cho phù hợp. Ví dụ: 
muốn cho học sinh viết bài nghị luận về vai trò của sách thì chọn ngữ liệu là 
đoạn văn nói đến vai trò, ý nghĩa của sách trong Bàn về đọc sách của Chu 
Quang Tiềm hoặc đoạn văn nói về vai trò của sách trong sách giáo khoa Ngữ 
văn 8 tập 2 trang 85.
 Học sinh phải nắm vững được các kiểu bài cụ thể để đặt câu hỏi tìm ý cho 
phù hợp. Ví dụ: Tư tưởng đạo lý đó là gì? Biểu hiện như thế nào? Vì sao lại cần 
có tư tưởng đạo lý đó? Trái với tư tưởng đạo lý đó là gì? Hoặc : Thực trạng sự 
việc hiện tượng diễn ra như thế nào ? Nguyên nhân dẫn đến sự việc hiện tượng 
ấy? Sự việc hiện tượng ấy tác động như thế nào đến cá nhân, tập thể? Là một 
học sinh em phải làm gì?.......
 Thường xuyên cho học sinh bài tập viết đoạn văn nghị luận xã hội trên 
phiếu câu hỏi đã in sẵn tại lớp, hoặc đưa câu hỏi lên za lo nhóm lớp để học sinh 
làm ở nhà. Có đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm để bài sau tốt hơn. 
 Đối với học sinh thuộc đối tượng nhận thức trung bình có thể đưa ra bài 
mẫu để học sinh dễ nhận biết hơn. Từ bài mẫu của giáo viên học sinh sẽ biết 
cách lập luận, đưa dẫn chứng. Khi chữa bài, giáo viên cũng phải chú trọng đến 
đối tượng này nhiều hơn.
3.2.2.Một số đề bài nghị luận xã hội sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa 
phần Tiếng Việt, Tập làm văn cấp THCS . 9/15
muốn, thực hiện được mục tiêu đề raKhiêm tốn giúp con người đi đến thành 
công.
 Mỗi cá nhân dù giỏi đến đâu cũng chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa biển cả bao 
la; không ai là hoàn hảo tất cả, dù tài năng đến đâu cũng luôn phải học thêm , 
học mãi; biết nhìn nhận sửa đổi khuyết điểm, học tập những cái hay, cái tốt sẽ 
hoàn thiện bản thân dể đi đến thành công; sẽ gây được thiện cảm cho mọi 
người xung quanh và được yêu quý . 
 Trái với khiêm tốn là kiêu ngạo. Khiêm tốn cũng không có nghĩa là mặc 
cảm tự ti. 
 Học sinh không ngủ quên trên những thành tích đã đạt được , không ngừng 
học hỏi vươn lên thì sẽ thành công trong học tập, cuộc sống.
Đề 3: 
 Đọc đoạn trích sau 
 “Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống 
đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát 
vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh 
thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc 
hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc 
sống.
 Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi 
con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất 
và về sự thèm khát cuộc sống ấy. 
 (Theo Ngữ văn 8 , tập 2)
 Từ đoạn trích trên và hiểu biết xã hội,hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 
trang giấy thi trình bày suy nghĩ về ý kiến : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của 
trí tuệ con người.
Gợi ý về nội dung
 Khẳng định ý kiến đúng đắn.
 Sách là kho tàng cất giữ di sản tinh thần nhân loại; ngọn đèn sáng là ngọn 
đèn rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm; “ngọn đèn sáng bất 
diệt" là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt. Ý kiến trên đã khẳng định sách kết tinh 
trí tuệ của con người, đề cao vai trò quan trọng của sách trong đời sống con 
người.
 Sách cung cấp tri thức mở mang trí tuệ, nâng cao sự hiểu biết. Những gì 
tinh tuý nhất trong sự hiểu biết của con người chính ở trong sách. Ngoài ra 
sách còn giáo dục nhân cách con người; phát triển năng lực ngôn ngữ, giải trí. 
 Cách đọc sách có hiệu quả. Bài học nhận thức hành động.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_bai_nghi_luan_xa_hoi_t.docx