Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài phần Đọc - Hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh Lớp 9

docx 22 trang sklop9 19/06/2024 1311
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài phần Đọc - Hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài phần Đọc - Hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài phần Đọc - Hiểu ngữ liệu ngoài văn bản cho học sinh Lớp 9
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VẠN PHÚC
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI PHẦN 
ĐỌC - HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI VĂN BẢN 
 CHO HỌC SINH LỚP 9
 Lĩnh vực/ Môn: Ngữ văn
 Cấp học: THCS
 Tên tác giả : Lã Thúy Hạnh
 Đơn vị công tác: Trường THCS Vạn Phúc
 Chức vụ: Giáo viên
 Năm học: 2020- 2021 3
III. Mục đích nghiên cứu:
 Với vai trò nghề giáo tôi luôn tâm niệm làm sao cho các em học sinh 
hiểu bài và làm bài nhanh nhất, tốt nhất. Học sinh có kĩ năng học và ôn thi 
được vào phổ thông trung học là điều tôi mong muốn, hi vọng.
IV. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở khi đọc hiểu văn bản ngoài 
chương trình.
 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận: 
 Đọc - hiểu là một năng lực tiếp nhận văn bản, thông qua hoạt động của con 
người đọc chữ, xem các kí hiệu bảng biểu, hình ảnh trong nhiều loại văn bản 
khác nhau, nhằm xử lí thông tin trong văn bản để phục vụ những mục đích cụ 
thể trong học tập hoặc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc sống. 
 Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái 
niệm đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú có 
nhiều cấp độ gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học 
nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp thi pháp học, tường giải học văn bản học 
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và 
chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và 
sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng 
nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung 
và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? 
Như thế nào? Làm thế nào?
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái 
quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và 
biểu đạt. Mục đích trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được: 
Nội dung của văn bản; mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và 
xây dựng; ý đồ, mục đích.
Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm; giá trị đặc sắc của 
các yếu tố nghệ thuật; ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản; 
thể loại của văn bản, hình tượng nghệ thuật
Như vậy, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản 
thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, 
hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông 
hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của 
hình tượng nghệ thuật.
Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của 
văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề đọc hiểu văn bản ngày càng 
được quan tâm.
II. Cơ sở thực tiễn 5
không phải được đo bằng các giải thưởng, bằng khen hay huân chương cao 
quý mà “vĩ đại”, đơn giản là đã giúp học sinh chạm được đến cái hay, cái đẹp 
của tác phẩm. Đấy là sự vĩ đại khi người thầy có chỗ đứng vững chắc trong 
tâm hồn, trái tim học trò. 
III. Nội dung và giải pháp cụ thể
 Từ các nguyên nhân, thực trạng trên, tôi đã cố gắng tìm hiểu cấu trúc, phạm 
vi, yêu cầu của dạng bài này để giúp các em nắm được. Sau đó, củng cố lại 
những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc hiểu văn bản. Hướng dẫn các 
em các bước khi làm dạng bài này. Tìm tòi các bài tập, sắp xếp bài tập theo 
các mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao), quy về 
các dạng bài cụ thể, mỗi mức độ, mỗi dạng bài cụ thể hướng dẫn học sinh 
cách làm có ví dụ minh họa. Sau mỗi dạng, tôi đưa ra bài tập củng cố để học 
sinh tự rèn luyện.
1. Giải pháp 1: Khảo sát, phân loại đối tượng
1.1. Nội dung: Để làm được một bài tập đọc- hiểu học sinh phải nắm chắc 
một số kiến thức nền cơ bản như nghĩa của từ, biện pháp tu từ, phương tiện 
liên kết, các kiểu đoạn văn... ngoài ra còn phải là độ nhanh nhạy của việc tiếp 
xúc với câu hỏi. Muốn vậy giáo viên cần khảo sát để phân loại đối tượng, để 
tùy từng đối tượng xem xét có phương pháp dạy học cụ thể
1.2. Cách tiến hành
- Khảo sát đầu năm học lớp 9 hoặc có thể cuối năm lớp 8 bằng một đề văn cụ 
thể
1.3. Minh họa
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
 Con ong làm mật, yêu hoa
 Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
 Con người muốn sống, con ơi!
 Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
 Một ngôi sao chẳng sáng đêm
 Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
 Một người- đâu phải nhân gian
 Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
 (Trích Tiếng ru- Tố Hữu.
 In trong tập Gió lộng; NXB Văn học- 1961)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? 7
2. Giải pháp 2: Rèn kỹ năng phân tích cấu trúc, phạm vi, yêu cầu của đề
2.2.1. Nội dung: 
* Cấu trúc của phần đọc hiểu 
 Cấu trúc của dạng bài đọc hiểu gồm hai phần: 
 - Phần 1: Ngữ liệu mở trong hoặc ngoài chương trình và sách giáo khoa 
(đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ ngắn, mẩu truyện). Nhưng xu hướng sẽ là một 
văn bản mới hoàn toàn, không có trong chương trình và sách giáo khoa. 
 - Phần 2: Thực hiện trả lời yêu cầu 4 câu hỏi dựa trên chuẩn kiến thức 
và kĩ năng hiện hành, mức độ từ dễ đến khó. 
* Phạm vi của phần đọc hiểu
 - Văn bản văn học: (Văn bản nghệ thuật)
 + Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các đoạn ngữ liệu 
tiếng Việt và phần Tập làm văn)
 + Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản 
được học trong chương trình). 
 - Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối 
với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại 
như: Vấn đề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, 
quyền trẻ em, ma tuý, Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại 
cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị 
luận và văn bản báo chí).
* Các xác định yêu cầu của đề
- Đề có thể hỏi về phương thức biểu đạt, về phương tiện liên kết
- Về các biện pháp nghệ thuật, nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó
- Về việc giải thích từ ngữ, hiểu từ ngữ
- Những câu hỏi thiên về hiểu nội dung tư tưởng, những câu hỏi tại sao
- Câu hỏi viết đoạn rút ra từ ý nghĩa, nội dung tư tưởng của ngữ liệu.
2.2.2. Cách tiến hành
- GV cho học sinh làm quen với các dạng đề này từ chương trình lớp 8
- Hướng dẫn học sinh nhận dạng cấu trúc và phạm vi của đề, yêu cầu của đề 
cụ thể thông qua các tiết ôn tập, các tiết tiếng Việt, luyện tập tiếng Việt
2.2.3. Kết quả
- Sau vài tiết hướng dẫn học sinh làm quen với các đề ngoài văn bản, học sinh 
đã có khả năng phân tích đề, biết xác định những vấn đề chính trong câu hỏi, 
từ phạm vi yêu cầu của đề. Gặp một đề ngữ liệu ngoài chương trình các em 
không còn lo lắng và sợ như ý nghĩ ban đầu. Đây tạo tiền đề cho học sinh 
không có áp lực thi cử. 9
 định chính xác tên sai xác
 - Hoặc có xác định - Hoặc còn nhầm lẫn 
 cũng không biết biện pháp này với 
 phương thức nào là biện pháp kia
 chính phương thức 
 nào là phụ
 - Cần nắm được - Cần đếm số tiếng - Nắm vững khái 
 khái niệm, đặc gọi tên theo từ niệm, đặc điểm cơ 
 điểm và một số dấu Hán Việt bản của mỗi biện 
 Hướng hiệu đặc biệt của pháp
 dẫn - Nếu đoạn thơ 
 mỗi phương thức xen lẫn số tiếng- 
 biểu đạt thể thơ tự do
Cụ thể dạy về PTBĐ: 
Yêu cầu HS xác định chính xác phương thức biểu đạt, muốn vậy các em phải 
nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm và một số dấu hiệu để 
nhận biết các phương thức biểu đạt. 
+ Tự sự: Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có 
diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng 
trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ 
(khi muốn kể sự việc)
+ Miêu tả: Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả: Có các câu văn, câu thơ 
tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắccủa người và sự vật (tả người, tả 
cảnh, tả tình,)
+ Biểu cảm: Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm: có các câu văn, câu 
thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. 
+ Thuyết minh: Dấu hiệu nhận biết phương thức thuyết minh: có những câu 
văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng, người ta cung cấp kiến thức 
về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc hiểu rõ về đối tượng nào đó. 
+ Nghị luận: Dấu hiệu nhận biết phương thức nghị luận: Có vấn đề bàn luận, 
có quan điểm của người viết. Nghị luận thường đi liền với thao tác phân tích, 
giải thích, chứng minh, bình luận.
Ví dụ minh họa: Rèn các bước làm bài đọc hiểu ở câu hỏi thông hiểu
 Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4 Dạng 
 5 11
trên cơ sở của hai mối quan hệ liên tưởng: liên tưởng tương đồng và liên 
tưởng logic khách quan. Ví dụ như so sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật 
khác dựa trên nét tương đồng. ẩn dụ là gọi tên sự vật này với sự vật khác dựa 
trên nét tương đồng, hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này với sự vật hiện 
tượng khác dựa trên nét gần gũi( logic khách quan). Từ B hiểu sang A
 Ví dụ cụ thể khi khai thác so sánh
 Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Giáo viên cho học sinh xác định cấu trúc.
 Trẻ em như búp trên cành
 VA TSS VB.
 (?) Tại sao tác giả lại so sánh “Trẻ em” với “Búp trên cành”?
 -> Trẻ em và búp trên cành cũng là các sự vật đang ở giai đoạn đầu tiên 
của quá trình phát triển, trẻ em thì đó là giai đoạn đầu tiên của con người, búp 
non là giai đoạn đầu tiên ở cây cối 
 -> Từ những đặc điểm về màu sắc, về trạng thái non tơ của “Búp trên 
cành” đã giúp người đọc liên tưởng tới đặc điểm tươi trẻ, tràn trề sức sống của 
trẻ em.
 -> thái độ trân trọng nâng niu trẻ em, yêu mến coi trọng thế hệ măng 
non, đồng thời thể hiện cách giáo dục trẻ em
Cụ thể khi dạy về dấu câu và ý nghĩa đặc biệt của dấu câu
+ Dấu câu là một phương tiện ngữ pháp dung trong chữ viết. Tác dụng của nó 
là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa 
các câu, giữa các thành phần của câu, giữa các vế của câu ghép. Nói chung nó 
thể hiện ngữ điệu trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó không 
phải chỉ là phương tiện ngữ pháp mà còn là phương tiện biểu thị sắc thái tế 
nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết. Dấu 
câu dung thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. 
Không dùng dấu câu có thể gây hiểu lầm, mà dùng sai có thể gây hiểu sai cả ý 
nghĩa của câu
+ Khi dạy về dấu câu giáo viên cần cho học sinh nắm chắc các loại dấu, công 
dụng và chức năng của nó, thì khi vào đề thi học sinh có khả năng phân tích 
tác dụng của dấu câu trong đoạn văn tốt hơn
Ví dụ cụ thể: Trong bài Mây và sóng (Targo), trước lời mời của những người 
trên mây và những người trong sóng, em bé đều trả lời:
- “Mẹ mình đang đợi ở nhà”-“Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
- “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi 
được?”

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_bai_phan_doc_hieu_ngu.docx