Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài văn nghị Luận văn học cho học sinh ở trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài văn nghị Luận văn học cho học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài văn nghị Luận văn học cho học sinh ở trường THCS
UBND QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG THCS KHƯƠNG ĐÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS Môn: Ngữ văn Cấp học: THCS Tên Tác giả: Đặng Thị Thanh Bình Đơn vị công tác: Trường THCS Khương Đình Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Năm học: 2019- 2020 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết, mỗi môn học trong nhà trường có một vị trí, một tầm quan trọng và đặc trưng riêng. Môn Ngữ văn cũng vậy, có đặc trưng và tầm quan trọng riêng bởi dạy văn là để dạy người, dạy cho học sinh cách sống, cách cảm, cách nghĩ và khả năng giao tiếp. Văn học là một công trình nghệ thuật của ngôn từ. Làm thế nào để giúp học sinh khám phá công trình nghệ thuật ấy là một điều vô cùng khó khăn. Việc tiếp cận một tác phẩm văn học đã khó, việc tạo lập một văn bản lại càng khó hơn. Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, học sinh cần phải tạo lập văn bản cho khá nhiều kiểu bài như: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Trong đó, nghị luận văn học có thể xem là kiểu bài trọng tâm và khó bởi vì khi tạo lập kiểu văn bản này, đòi hỏi học sinh phải am hiểu sâu sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học, có sự cảm thụ về giá trị của tác phẩm và có kĩ năng làm bài đảm bảo tư duy lô gic với những dẫn chứng tiêu biểu, lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ thì mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Từ thực tế giảng dạy của bản thân trong những năm qua tại trường THCS, tôi thấy học sinh chưa thực sự hứng thú khi học kiểu bài này. Các em chưa thực sự hiểu thế nào là một bài nghị luận văn học, những thao tác, kĩ năng cần phải có để tạo lập một bài văn nghị luận văn học. Thậm chí một số em còn mơ hồ, chưa phân biệt rõ được các thao tác, kĩ năng giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,... Vì vậy mà việc tạo lập bài văn nghị luận văn học của các em đạt kết quả chưa được cao. Hơn nữa, về phía giáo viên, nhiều thầy cô còn rất lúng túng, chưa tìm ra phương pháp tối ưu nhất để hướng dẫn học sinh cách học văn nói chung và cách làm bài nghị luận văn học nói riêng. Trước những lý do trên, tôi thiết nghĩ nhiệm vụ của người thầy phải suy nghĩ trăn trở làm sao để các em biết trình bày thật thuyết phục một vấn đề văn học bằng các lí lẽ, dẫn chứng, những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của mình. Người thầy làm thế nào để trao cho các em “chìa khoá”, để các em tự khám phá tri thức và thể hiện sự sáng tạo của mình trong những bài viết tạo lập văn bản nói chung và tạo lập một bài văn nghị luận văn học nói riêng, Bằng những kinh nghiệm thực tế hơn hai mươi năm giảng dạy, tôi xin đưa ra một số biện pháp “Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học cho học sinh ở trường THCS”. II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trong những năm qua, để nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới về phương pháp dạy học. Trong đó, việc hướng dẫn học sinh cách làm một bài văn nghị luận nói chung và làm bài nghị luận văn học nói riêng đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Song, những tài liệu nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở mức độ rèn kĩ năng nhận biết cơ bản mà chưa khắc 1/17 văn học cho học sinh nhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, đa dạng trong cách cảm, cách hiểu của các em trước những tác phẩm văn học. - Phương pháp khảo sát - điều tra: Khảo sát, điều tra thực tế chất lượng dạy – học môn Ngữ văn ở trường THCS Khương Đình. VI/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Trong phạm vi của đề tài, tôi tập trung đề cập đến: - Nội dung chương trình Nghị luận văn học ở cấp THCS. - Thực trạng việc dạy và học kiểu bài nghị luận văn học của giáo viên và học sinh trường THCS. - Những giải pháp chủ yếu rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận tác phẩm văn học cho học sinh lớp THCS. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN: Văn nghị luận là loại văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để bàn luận một vấn đề nhằm thể hiện một nhận thức, một quan điểm, một lập trường trên cơ sở chân lí có sức thuyết phục. Trong đó, Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác giả, tác phẩm văn học, thời đại văn học. Đó là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương – nghệ thuật như phân tích, cảm thụ một tác phẩm thơ văn, bình luận một vấn đề lí luận văn học, một nhận định văn học sử, giới thiệu một tác giả hoặc một tác phẩm văn chương Đây là một kiểu bài có vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn THCS, nhất là chương trình Ngữ văn lớp 8,9. Thông qua việc đọc và học tác phẩm văn học, học sinh không những có một vốn kiến thức khá phong phú về văn học (tác phẩm, thể loại..) mà cũng được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm, đó là một thuận lợi. Nhưng mặt khác, cũng cần nắm vững yêu cầu và mức độ cần đạt của kiểu bài nghị luận về tác phẩm văn học trong chương trình. Bởi kiểu bài nghị luận văn học có tính khoa học và đòi hỏi tư duy cao nhất, nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học của học sinh mà vẫn đánh giá được ở học sinh khả năng diễn đạt và cảm thụ. II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thực trạng chương trình kiểu bài Nghị luận ở trường THCS: Theo cấu trúc và phân phối chương trình môn Ngữ văn THCS của Bộ GD&ĐT thì học sinh được học về kiểu bài nghị luận ở khối lớp 7, 8, 9. Trong đó Nghị luận văn học chủ yếu tập trung học ở khối lớp 8 và 9. Chương trình Ngữ văn lớp 9 học kì II có tổng số 85 tiết thì chỉ có 6 tiết lý thuyết về kiểu bài nghị luận văn học. Hơn nữa điểm bất cập của chương trình THCS là nội dung các tiết học lý thuyết tập làm văn ít chú ý đến kĩ năng kiểu bài, thường tập trung vào lí thuyết các dạng bài. 3/17 c. Bước 3: Viết bài. Giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng viết bài: + Viết phần mở bài: có thể mở bài theo cách trực tiếp giới thiệu vấn đề hoặc mở bài theo cách gián tiếp (dẫn dắt từ chung đến riêng, từ một ý kiến nhận định...). + Viết phần thân bài: yêu cầu học sinh triển khai một ý thành một đoạn văn rồi giáo viên chữa (lựa chọn cách trình bày nội dung theo phép lập luận diễn dịch, quy nạp, tổng hơp – phân tích – tổng hợp). + Viết phần kết bài: cần hô ứng với phần mở bài Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh trên cơ sở dàn ý đã được giáo viên chữa. d. Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lỗi Khâu đọc lại bài và sửa lỗi thường không được học sinh chú ý nhưng đây lại là một bước rất quan trọng. Bởi sau khi hoàn thành bài viết, các em cần phải đọc kiểm tra lại bài xem có thiếu xót ý hay còn tồn tại lỗi về kiến thức, chính tả, diễn đạt không để bổ sung, sửa chữa. Ví dụ minh họa: Với đề bài: “Văn học và tình thương”, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách làm theo bốn bước như sau: * Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý : - Tìm hiểu đề: Trong khâu tìm hiểu đề, giáo viên hướng dẫn các em xác định: + Kiểu bài (thuộc kiểu bài nghị luận văn chương) + Vấn đề nghị luận (giá trị nhân đạo của văn học) + Thao tác nghị luận : Giải thích, chứng minh (Trong đó chứng minh là thao tác chính. Như vậy trong bài làm học sinh phải tập trung vào phân tích dẫn chứng để làm nổi bật vấn đề). + Phạm vi dẫn chứng: Các tác phẩm văn học về tình yêu thương con người. Tìm ý: Sau khi học sinh đã tìm hiểu đề thì giáo viên đã hướng dẫn học sinh tìm ý thông qua một số câu hỏi: + Giải thích: văn hoc?Tình thương?Tại sao văn học luôn gắn bó với tình thương? + Văn học gắn bó với tình thương như thế nào? + Các tác phẩm văn học nào thể hiện tình thương? * Bước 2 : Lập dàn ý Trong bước này giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo bố cục ba phần, sắp xếp hệ thống luận điểm theo trình tự hợp lí: - Mở bài: + Dẫn dắt: Nhà văn M. Gorki có nói: “Văn học là nhân học”. + Nêu vấn đề: “văn học và tình thương” - Thân bài: + Giải thích: Thế nào là “Văn học và tình thương”? Mối quan hệ giữa văn học và tình thương: 5/17 của Phạm Duy Tốn, bản chất hung hăng hống hách của Cai lệ (Tắt đèn). Viết về những con người xấu xa ấy phải chăng văn học đang lên án cái xấu, cái ác không để cho cái ác, cái xấu tồn tại trong xã hội. Điều đó có nghĩa là văn học giúp người đọc hướng thiện và đi tới tự hoàn thiện mình.” * Bước 4. Đọc lại và sửa chữa: Giáo viên hướng dẫn học sinh việc đọc lại bài sau khi viết xong để bổ sung, sửa lỗi. 2. Rèn kĩ năng dựng đoạn, liên kết đoạn: * Dựng đoạn: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận. Mỗi đoạn văn nghị luận thông thường có chứa một số câu: Câu chủ đề (nêu luận điểm cần ngắn gọn, rõ rang); Câu phát triển đoạn (câu giải thích, câu nêu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận); Câu kết đoạn (nêu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai). * Liên kết câu, liên kết đoạn văn: Giữa các câu văn, đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức - Liên kết nội dung: + Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn, các đoạn trong bài phải hướng về luận điểm chung để làm rõ luận điểm (thể hiện qua các từ ngữ cùng trường từ vựng) + Liên kết logic: sự sắp xếp các câu các ý, các đoạn theo một trình tự hợp lí. 3. Rèn kĩ năng thực hành theo từng dạng đề bài: Mỗi một dạng đề lại đòi hỏi phương pháp làm bài riêng. Vì vậy xác định đúng kiểu bài để có được phương pháp làm bài phù hợp đó cũng là một kĩ năng rất quan trọng. 3.1. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: 3.1.1. Yêu cầu: - Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ để nắm được: hoàn cảnh, nội dung, vị trí, - Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt. - Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào? 3.1.2. Các bước tiến hành: * Tìm hiểu đề: - Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ - Xác định thao tác lập luận (chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận) - Phạm vi dẫn chứng: Xác định được giới hạn dẫn chứng (trong một đoạn thơ hay một bài thơ hay nhiều tác phẩm.) * Tìm ý: có nhiều cách tìm ý: - Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào? -Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm 7/17 - Thân bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác; phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất của nhân vật (chú ý các sự việc chính, các biến cố, tâm trạng nhân vật); Đánh giá về vai trò của nhân vật trong tác phẩm và tư tưởng chủ đề tác phẩm được phản ánh qua nhân vật). - Kết bài: Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của nền văn học dân tộc; Cảm nhận của bản thân về nhân vật 3.4. Nghị luận về giá trị của tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích): 3.4.1 Nghị luận về giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học: * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; Giới thiệu về giá trị nhân đạo; Nêu nhiệm vụ nghị luận * Thân bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác; Giải thích khái niệm nhân đạo (giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ). - Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: Tố cáo chế độ thống trị đối với con người; Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người; Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người; Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người; Đánh giá về giá trị nhân đạo mà tác phẩm thể hiện. * Kêt bài: Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm; Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó 3.4.2 Nghị luận về giá trị hiện thực của tác phẩm văn học: * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; Giới thiệu về giá trị hiện thực; Nêu nhiệm vụ nghị luận * Thân bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác; Giải thích khái niệm hiện thực( Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực, xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử); Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực (Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực; Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người; Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ; Đánh giá về giá trị hiện thực). * Kết bài: Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm; Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó 3.5. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: 3.5.1. Yêu cầu: Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến; Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học; Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học; Thành thạo các thao tác nghị luận. 3.5.2. Các bước tiến hành: * Tìm hiểu đề: Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định; Xác định thao tác; Phạm vi tư liệu. 9/17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_bai_van_nghi_luan_van.doc