Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nghe cho học sinh Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nghe cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nghe cho học sinh Lớp 9
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9 ********************************************************************* SÁNG KIẾN “ RÈN KĨ NĂNG NGHE CHO HỌC SNH LỚP 9 ” =============== I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN: 1.Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9 . 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh trong các trường THCS 3. Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Mây- Nữ Ngày sinh 15 tháng 11 năm 1981 Trình độ chuyên môn : Cử nhân Tiếng Anh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Vũ Vinh – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình Điện thoại : 0912.579.366 . Email: buimay81@gmail.com 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị : Trường THCS học Vũ Vinh Địa chỉ : Thôn Đồng Nhân – xã Vũ Vinh – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình. 5. Đồng tác giả: Không 6. Chủ đầu tư: Không 7. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị : Trường THCS học Vũ Vinh Địa chỉ : Địa chỉ : Thôn Đồng Nhân – xã Vũ Vinh – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình. 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2014 II/ BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1 Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò Vinh Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9 ********************************************************************* Kết quả khảo sát đầu năm của học sinh lớp 9A, 9B: LỚP SĨ SỐ Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 9A 27 2 7,4 7 25,9 18 66,7 2 7,4 9B 21 0 0 6 28,5 11 52,4 4 19,0 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến a- Mục đích của giải pháp: Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách. Quan điểm cơ bản nhất về đổi mới phương pháp là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, tạo điều kiện tối ưu cho người học và rèn luyện, phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần túy. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Người giáo viên cần nắm bắt các nguyên tắc chính của phương pháp và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả. b-Nội dung giải pháp: b1. Chuẩn bị Để các tiết luyện nghe đạt kết quả cao, học sinh hứng thú học tập giáo viên phải chuẩn bị những việc sau đây: - Chuẩn bị nội dung của các tiết học sao cho thật phù hợp, cân đối và hợp lý về cả thời gian và phương pháp. - Chọn lựa phương pháp và thủ thuật phù hợp với từng bài dạy. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học (băng đĩa,đài , máy chiếu, bảng phụ....) - Sử dụng trình chiếu Powerpoint phải chuẩn bị thật kĩ các hiệu ứng, phù hợp 3 Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò Vinh Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9 ********************************************************************* Có những loại nghe chính trong việc học ngoại ngữ như sau: - Nghe ý chính. - Nghe để tìm những thông tin cần thiết. - Nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó. - Nghe để thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra. - Nghe chi tiết (Cả nội dung lẫn cấu trúc ngôn ngữ). * Lưu ý:Học sinh có thể xác lập lại lượng thông tin dựa trên các cơ sở sau: - Kiến thức về ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong...) - Sự quen thuộc với chủ đề đang được đề cập tới. - Sự quan sát, diễn giải, ngữ cảnh giao tiếp, kể cả những gì xảy ra trước đó. - Kiến thức, tri thức mà các em cùng nắm được với người nói. - Sự hiểu biết, thừa nhận về thái độ, sở thích cá nhân người nói. - Sự hiểu biết về ngữ cảnh, văn hóa trong giao tiếp. - Sự hiểu biết về những tín hiệu ngoài ngôn ngữ như: tốc độ nói, ngừng đoạn, cử chỉ, điệu bộ, vẻ mặt 3. Tiến hành các kỹ thuật dạy nghe: 3.1. Xây dựng lòng tin (Confidence building) 3.2. Nhận diện trọng âm câu (Sentence stress reception) 3.3. Giải quyết chủ đề (Topic interpretation) 3.4. Nghe hiểu ý chính (Listening for gist) 3.5. Nhận diện chi tiết (Recognising details) 3.6. Nghe nắm bắt thông tin cần thiết (Listening for wanted information) 3.7. Chép chính tả (Dictations) 3.8. Sơ đồ chuỗi sự kiện (Sequencing chart) 3.9. Ngữ pháp chính tả (Dictogloss) 3.10. Nghe- ghi (Listening and note- taking) 4. Tổ chức các hoạt động nghe khác nhau: 4.1. Giúp học sinh nghe có hiệu quả Trong thực tế, nghe vẫn là một kỹ năng khó đối với học sinh phổ thông hiện nay. Để khắc phục những khó khăn trong khi nghe, giáo viên có thể sử dụng những biện pháp sau: - Giới thiệu chủ đề, các nội dung có liên quan đến bài nghe; giải thích các khái niệm nếu cần thiết. - Ra các câu hỏi giúp học sinh đoán trước nội dung sẽ nghe. - Giới thiệu từ mới nếu có hoặc ôn, củng cố lại từ vựng cần thiết cho bài nghe. 5 Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò Vinh Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9 ********************************************************************* Đây là thủ thật tương tự áp dụng cho kỹ năng đọc hiểu: Trước khi nghe/ đọc, giáo viên khai thác gợi ý những gì học sinh đã biết về nội dung vấn đề sẽ nghe/ đọc, những gì chưa rõ, những gì không biết. Sau đó nghe và liên hệ những kiến thức đã biết với những nội dung cần nghe. Ví dụ: Khi tiến hành một bài nghe về THE MEDIA - phương tiện truyền thông (English 9 - Unit 5: The media – page 43), giáo viên sẽ hỏi, gợi ý những điều học sinh đã biết về các phương tiện truyền thông như: tên gọi của chúng, sự ra đời, nguồn gốc, xuất xứ...... Sau đó ra yêu cầu hoặc các câu hỏi để học sinh nghe, tìm câu trả lời. 4.4. Nghe lấy thông tin cần thiết: Như đã đề cập, khi tiến hành hoạt động nghe, giáo viên nhất thiết phải soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ nghe, tập trung vào những nội dung chủ yếu, quan trọng để cho việc nghe có mục đích cụ thể. Các hình thức nhiệm vụ, yêu cầu rất đa dạng, có thể là dạng trả lời câu hỏi hay dạng điền vào bảng biểu. Ví dụ: Listen to the report on how our oceans are polluted. Then complete the notes HOW THE OCEAN IS POLLUTED Firstly raw sewage is pumped directly into the sea Secondly ---------------------------dropped into the sea Thirdly oil spills----------------------------------------- Next --------------------------------------------------- Finally --------------------------------------------------- (English 9 – Unit 6: The environment – page 51) 4.5. Nghe để nắm bắt ý chính: (Listen for gist / for main ideas) Trong nhiều trường hợp học sinh cần được luyện nghe để hiểu những ý chính, khái quát của bài mà không cần quan tâm đến chi tiết. Ví dụ: Listen to the conversation and find information about Tim Jones and Carlo: - The food they ate? - The bus they went? - The sign they saw? (English 9 – Unit 1: A visit from a pen pal – page 9) 4.6. Nghe để thực hiện các hoạt động giao tiếp tiếp theo: Có những hoạt động nghe, thường ở dạng điền vào bảng biểu, nhằm phục vụ cho một hoạt động giao tiếp tiếp theo đó. Ví dụ: An expert is giving a talk on how to live with earthquakes. Listen to the talk, then complete the table 7 Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò Vinh Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9 ********************************************************************* - Những câu hỏi gợi ý, đoán về nội dung sắp nghe - Những câu hỏi tạo trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe. - Những câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu đối với những nội dung cần thiết phải nghe hiểu v.v... 6.2. Ra các yêu cầu, nhiệm vụ cho bài nghe (Listening tasks) Các hoạt động nghe nhất thiết phải có định hướng qua các yêu cầu, nhiệm vụ do giáo viên soạn ra cho học sinh thực hiện. Các yêu cầu, nhiệm vụ này có thể là một hay nhiều trong số những dạng bài tập nghe như đã liệt kê ở mục 4. 6.3. Tiến hành nghe theo ba giai đoạn: trước khi nghe, trong khi nghe và sau khi nghe a/ Trước khi nghe (Pre – listening) - Gây hứng thú (Arouse interest) - Thiết lập ngữ cảnh (Set up the context) - Tạo nhu cầu, lý do nghe (Create reasons for listening) - Dạy những cấu trúc, từ mới cần thiết cho nghe hiểu (Pre-teach structures, newwords) - Giới thiệu tóm tắt nội dung bài nghe (Introduce briefly the topic, content) - Gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài nghe (Eliciting, guiding questions) - Cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (Predict the text) - Nêu những điều muốn biết về bài đọc (Giving expectation) Giáo viên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt gợi hỏi nói về chủ đề của bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán xem các em chuẩn bị nghe về chủ đề gì? Ai sắp nói? Nói với ai? Hội thoại diễn ra ở đâu? Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội dung điều nội dung sắp nghe thông qua các tranh hay tình huống của bài nghe. Có thể có những điều học sinh nói không chính xác với những gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đặt ra là các em có hứng thú trước khi nghe, hiểu tình huống và chủ đề sắp nghe. Giáo viên củng có thể giúp học sinh lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát âm, từ hay cấu trúc mới, các kiến thức nền hay kiến thức về văn hóa, đất nước học. Cuối cùng giáo viên cần nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần (từ 2 đến 3 lần) và hướng dẫn yêu cầu, nhiệm vụ khi nghe (trả lời câu hỏi, chọn tranh hay ghép tranh) thời gian nghe và làm bài tập (3 hay 5 phút). b/ Trong khi nghe (While – listening ) Các hoạt động luyện tập trong khi nghe là những bài tập được thực hiện ngay trong khi học sinh đang nghe bài, có thể nghe đi nghe lại để thực hiện bài tập. 9 Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò Vinh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_nghe_cho_hoc_sinh_lop_9.doc